Cuộc sống ở Ngầm Ruốc còn nhiều bộn bề

Minh Nguyễn |

Trở lại Ngầm Ruốc, xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) sau gần 4 năm xảy ra vụ sạt lở khiến 5 người mất tích, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn vất vả.

Nhưng ký ức khó quên về trận lũ kinh hoàng

Cuối tháng 5.2021, trong một chuyến đi công tác tại vùng cao của tỉnh Hòa Bình, chúng tôi đã có dịp đi qua Ngầm Ruốc nằm trên tỉnh lộ 433 thuộc địa phận xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc.

Nơi đây không còn bất kỳ hộ dân nào sinh sống và đã được đầu tư xây dựng một ngầm tràn mới quy mô, hiện đại, khung cảnh này không khỏi khiến người ta cảm thấy đau xót khi đây chính là vị trí nơi xảy ra trận lũ quét kinh hoàng đêm ngày 10.10.2017.

Trận lũ không chỉ cướp đi sinh mạng của 5 con người, phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình mà còn làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của người dân nơi đây. Mặc dù đã gần 4 năm trôi qua, nỗi đau trong lòng người dân về cái ngày tang thương cũng đã dần nguôi ngoai, nhưng mỗi khi nhắc lại ai nấy đều không khỏi bàng hoàng, xót xa.

Anh Bùi Văn Dũng (39 tuổi, Trưởng xóm Cơi, xã Suối Nánh nay là xã Nánh Nghê) chia sẻ: “Đợt đấy mưa rất nhiều khoảng chục hôm, mất điện hết cả làng, đến khoảng 20h ngày đêm hôm đó có một chiếc xe ôtô chở ngô đi qua Ngầm Ruốc nhưng do nước to tràn lên đường nên đã dừng lại trú mưa.

Nhưng nào ngờ đến khoảng 12h đêm bất ngờ nước, lên lũ tràn về cuốn trôi nhà cửa, ngầm tràn, ôtô, cùng một số người đang trú trong ngôi nhà đó.

“Khi ra đến hiện trường thì toàn bộ nơi đây đã bị san phẳng, đường thì bị chia cắt, nhà cửa vật dụng không còn một thứ gì, cảnh đó nhìn rất tang thương đến giờ tôi cũng không thể quên.

Ngay sau đó, các cơ quan chức năng đã huy động lực lượng cùng người dân đã sơ tán khẩn cấp những người may mắn thoát nạn đến nơi an toàn. Đồng thời tổ chức tìm kiếm, đưa cả máy móc nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy những thi thể mất tích.

Thời điểm đó cả xóm trôi mất 10 ngôi nhà, làm rạn nứt hàng trăm ngôi nhà khác và gây thiệt hại rất nhiều tài sản, hoa màu, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn vất vả và phải rất lâu sau mới có thể khôi phục” - anh Dũng kể.

Ông Đặng Minh Tấn - Chủ tịch UBND xã Nánh Nghê - kể lại: “Khu vực Ngầm Ruốc thời điểm đó có 3, 4 hộ dân ở, có gần 20 người ngủ ở một ngôi nhà, khi lũ ập đến có một số người chạy thoát khỏi lũ được. Còn 5 người do đang trong cơn say ngủ mơ màng chạy nhưng vẫn bị lũ cuốn trôi mất tích đến giờ vẫn chưa tìm được xác. Sau đó, những hộ gia đình bị thiệt hại và có nguy cơ cao bị sạt lở trên địa bàn xã đã được chuyển ra khu tái định cư Bưa Cốc”.

Cuộc sống người dân vẫn còn khó khăn

Tìm đến ngôi làng tái định cư Bưa Cốc xã Nánh Nghê, nằm cạnh đường tỉnh 433, trên một quả đồi cao, với con đường bêtông dẫn vào xóm. Bên trong là những ngôi nhà kiên cố đã được người dân dựng lên san sát khang trang, sạch đẹp.

Chúng tôi đến nhà chị Bùi Thị Kim Uyên (Trưởng xóm), tiếp chúng tôi là một người phụ nữ đã gần 40 tuổi. Chị Uyên kể: “Sau trận lũ, hơn 10 hộ dân ở xóm cũ bị trôi nhà, nhiều hộ bị hư hỏng và nằm trong diện nguy hiểm nên đầu năm 2018 chúng tôi được nhà nước cho tái định cư chuyển về đây cách xóm cũ khoảng 8km, hiện khu vực xóm có khoảng 70 hộ dân sinh sống.

Chị Uyên chia sẻ: “Tuy cuộc sống ở đây đã cơ bản ổn định nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn thiếu thốn, các con, cháu muốn đi học phải đi gần 10km mới tới được trường TH&THCS Suối Nánh, do ở đây mới có điểm trường mầm non được xây dựng.

Tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra thường xuyên, nhất là vào mùa khô, mặc dù đã được đầu tư một bể lớn khoảng vài chục khối nước nhưng do nước được dẫn ở xa về nên không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Một số hộ chủ động đào giếng nhưng nguồn nước chưa thật sự đảm bảo, bên cạnh đó, đến nơi ở mới, do nguồn nước không có, không thể đắp bờ làm ruộng, người dân Bưa Cốc phải quay trở về làng cũ cách đó 8km để trồng cây, canh tác”.

Theo Chủ tịch UBND xã Nánh Nghê, do điều kiện đặc thù là xã cách xa trung tâm và khó khăn nhất của huyện Đà Bắc, nên việc đảm bảo đời sống còn nhiều khó khăn.

Hiện nay khu tái định cư ở Bưa Cốc một số vị trí có dấu hiệu sạt ta luy âm, xã đang kiến nghị khắc phục. Khu vực này vẫn thiếu nhà văn hóa, thiếu nước sinh hoạt do kinh phí đang còn hạn hẹp nên chưa đưa nước đến từng hộ dân.

Ông Lê Ngọc Quản - Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hòa Bình - cho biết, từ năm 2018 đến nay, địa phương đã đầu tư sửa chữa, gia cố lại nhiều vị trí bị hư hỏng trên tỉnh lộ 433 với kinh phí khoảng 50 tỉ đồng. Trong đó, Ngầm Rốc tại Km79 đã được đầu tư nâng cấp với các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo hơn, sau hơn 1 năm thi công đến tháng 1.2021 ngầm đã được đưa vào sử dụng với số vốn đầu tư khoảng 14 tỉ đồng.

Minh Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Những khúc cua, đèo dốc "tử thần" trên Quốc lộ 6 qua Hòa Bình

Vân Tiến |

Quốc lộ 6 qua địa phận tỉnh Hòa Bình có chiều dài hơn 100km với hàng trăm đèo dốc "tử thần" luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao.

Cận cảnh các chốt kiểm dịch COVID-19 cửa ngõ vào Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Tỉnh Hòa Bình đã thành lập 5 chốt kiểm soát liên ngành để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 được đặt tại các tuyến giao thông đường bộ, cửa ngõ vào tỉnh Hòa Bình.

Hòa Bình: Lập 5 chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19

Minh Nguyễn |

Sáng 17.5, UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, vừa thành lập 5 chốt kiểm soát liên ngành để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Những khúc cua, đèo dốc "tử thần" trên Quốc lộ 6 qua Hòa Bình

Vân Tiến |

Quốc lộ 6 qua địa phận tỉnh Hòa Bình có chiều dài hơn 100km với hàng trăm đèo dốc "tử thần" luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao.

Cận cảnh các chốt kiểm dịch COVID-19 cửa ngõ vào Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Tỉnh Hòa Bình đã thành lập 5 chốt kiểm soát liên ngành để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 được đặt tại các tuyến giao thông đường bộ, cửa ngõ vào tỉnh Hòa Bình.

Hòa Bình: Lập 5 chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19

Minh Nguyễn |

Sáng 17.5, UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, vừa thành lập 5 chốt kiểm soát liên ngành để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.