Cuộc đời hẩm hiu của cụ bà nguyện không rời trại phong để chăm lo mồ mả cho chồng

Hoài Anh- Huyền Cung |

Vào trại phong Đá Bạc từ khi còn trẻ, cụ bà Khuất Thị Oanh đã gắn bó hơn nửa thế kỉ ở nơi đây. Sau nhiều đợt chuyển rời, người thì về đoàn tụ với gia đình, người đi tìm cuộc sống mới, riêng bà Oanh vẫn trăn trở với nỗi niềm riêng...

Không gia đình, không nơi nương tựa, số phận của những bệnh nhân phong cuối cùng tại trại phong Đá Bạc, Sóc Sơn (Hà Nội) là những tháng ngày trầm lặng.

Nơi đây tách biệt hoàn toàn với các khu dân cư vì thế cuộc sống mang đúng nghĩa đen - phải hoàn toàn "tự cung tự cấp". Sức khỏe yếu, hằng ngày họ phải sống nhờ mớ rau tự trồng, củ khoai, củ sắn thay cơm và những nghĩa tình mà các đoàn thiện nguyện đem tới.

Phần đông những người mắc bệnh phong sau khi đã chữa khỏi sẽ tái trở lại cộng đồng hoặc chuyển đi nơi khác sinh sống. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn như vậy, cụ Khuất Thị Oanh là một trong số ít những người còn sót lại sau nhiều đợt chuyển rời.

Không gia đình, không một ai thân thuộc, cụ Oanh chọn ở lại nơi đây để chăm lo mồ mả và làm tròn bổn phận với người chồng đã khuất…

Cuộc sống vất vả là thế nhưng nó chẳng thấm vào đâu so với nỗi cô đơn tuổi xế chiều. Những lúc bệnh tật, đau ốm, ấy là lúc con người ta thèm khát nhận được sự quan tâm của những người thân yêu. Với những số phận ở nơi đây, cuộc đời đã không cho họ có quyền được tâm giao với thế giới bên ngoài.

Có lẽ bởi sự nghi kị, thiếu hiểu biết và những định kiến xã hội đã vô hình chặn đứng khát khao tái nhập với cộng đồng. 

Hoài Anh- Huyền Cung
TIN LIÊN QUAN

Hơn 30 năm coi trại phong là nhà, bệnh nhân như ruột thịt

HÀ ANH |

Ở Trại phong Quả Cảm (thuộc Bệnh viện Phong - da liễu Bắc Ninh, thuộc xã Hòa Long, huyện Yên Phong, Bắc Ninh), ai cũng biết và khâm phục nữ y tá Nguyễn Thị Xuân (SN 1957, quê Quế Võ, Bắc Ninh), người đã trực tiếp chăm sóc nhiều bệnh nhân phong. Mặc dù đã được nghỉ hưu, nhưng y tá Xuân vẫn tình nguyện ở lại trại phong làm nhân viên hợp đồng, tiếp tục công việc chăm lo cho những bệnh nhân tàn tật, hoàn cảnh khó khăn.

Trại Phong Đá Bạc: Nơi có những đoàn tình nguyện không tên

Phan Anh |

Trại phong bỏ hoang Đá Bạc (Xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội) vào một ngày cuối tuần. Khác với khung cảnh hoang tàn, lạnh lẽo hơn một năm về trước, nơi đây tấp nập tiếng cười nói của các cụ bên nhiều bạn trẻ có tấm lòng hảo tâm.

Chuyện tình chưa kể của cụ bà 81 tuổi ở trại phong Đá Bạc

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

“Người ta thì thầm thì thào nói với nhau về tôi, xa lánh tôi, thậm chí không ai dám đi qua ngõ nhà tôi. Ăn một miếng cơm mà chan nước mắt, bố mẹ không còn, không còn tình thương. Năm 25 tuổi, tôi kết hôn với một người đàn ông ở đó và sống với nhau đến khi cụ ông lìa đời" - cụ bà Lê Thị Liên, bệnh nhân trại phong Đá Bạc, kể về cuộc đời mình.

Phận già cô đơn trong trại phong bỏ hoang ở Hà Nội

Sơn Tùng - Phạm Dung |

19 tuổi bị mắc bệnh phong, bị cả xã hội xa lánh, cuộc đời cụ Lê Thị Liên (81 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) là một chuỗi ngày cơ cực, chỉ toàn nỗi buồn không có niềm vui.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Hơn 30 năm coi trại phong là nhà, bệnh nhân như ruột thịt

HÀ ANH |

Ở Trại phong Quả Cảm (thuộc Bệnh viện Phong - da liễu Bắc Ninh, thuộc xã Hòa Long, huyện Yên Phong, Bắc Ninh), ai cũng biết và khâm phục nữ y tá Nguyễn Thị Xuân (SN 1957, quê Quế Võ, Bắc Ninh), người đã trực tiếp chăm sóc nhiều bệnh nhân phong. Mặc dù đã được nghỉ hưu, nhưng y tá Xuân vẫn tình nguyện ở lại trại phong làm nhân viên hợp đồng, tiếp tục công việc chăm lo cho những bệnh nhân tàn tật, hoàn cảnh khó khăn.

Trại Phong Đá Bạc: Nơi có những đoàn tình nguyện không tên

Phan Anh |

Trại phong bỏ hoang Đá Bạc (Xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội) vào một ngày cuối tuần. Khác với khung cảnh hoang tàn, lạnh lẽo hơn một năm về trước, nơi đây tấp nập tiếng cười nói của các cụ bên nhiều bạn trẻ có tấm lòng hảo tâm.

Chuyện tình chưa kể của cụ bà 81 tuổi ở trại phong Đá Bạc

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

“Người ta thì thầm thì thào nói với nhau về tôi, xa lánh tôi, thậm chí không ai dám đi qua ngõ nhà tôi. Ăn một miếng cơm mà chan nước mắt, bố mẹ không còn, không còn tình thương. Năm 25 tuổi, tôi kết hôn với một người đàn ông ở đó và sống với nhau đến khi cụ ông lìa đời" - cụ bà Lê Thị Liên, bệnh nhân trại phong Đá Bạc, kể về cuộc đời mình.

Phận già cô đơn trong trại phong bỏ hoang ở Hà Nội

Sơn Tùng - Phạm Dung |

19 tuổi bị mắc bệnh phong, bị cả xã hội xa lánh, cuộc đời cụ Lê Thị Liên (81 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) là một chuỗi ngày cơ cực, chỉ toàn nỗi buồn không có niềm vui.