Cúng ông Công ông Táo nên dùng cá chép thật hay giấy để đúng phong tục

Bích Hà |

Không ít gia đình băn khoăn, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nên dùng cá chép thật hay cá chép giấy để tiễn các Táo về chầu trời? Nếu là cá chép thật thì cần chuẩn bị bao nhiêu con là đủ?

Vì sao mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?

Theo tục lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình người Việt lại tất bật sửa soạn cúng Táo Quân (còn gọi là cúng ông Công ông Táo).

Vào ngày này, mọi người sẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sao cho gọn gàng, sạch sẽ, làm một mâm cỗ mặn, ba bộ quần áo bằng vàng mã, cá chép và hương hoa tiễn ông Táo lên chầu trời.

Nhưng vì sao mâm cỗ cúng lại có cá chép? Giải thích điều này, GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia - cho biết, theo tâm thức dân gian, khi các Táo về trời cần phải có phương tiện để đi lại. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói “cá chép vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, chỉ có cá chép mới bay được lên trời.

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt vũ môn” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công.

Vì lý do này, nên trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người Việt nhất định phải có cá chép.

 
GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia

Cúng cá chép giấy có được không?

Theo GS Nguyễn Chí Bền, trước đây và cả bây giờ, ở các vùng quê, người dân vẫn dùng cá chép giấy, tức là đồ mã, cùng với mũ áo và mâm cỗ mặn để cúng ông Công ông Táo. Sau một tuần hương, người dân sẽ đem cá chép giấy và mũ áo đi hóa.

Dân gian quan niệm, sau khi hóa, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay lên trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình trong năm qua và xin cho gia chủ có một năm mới bình an, no ấm.

GS Nguyễn Chí Bền cho rằng cúng ông Công ông Táo bằng cá chép giấy hay cá thật đều được.

 

Đồng quan điểm, GS Ngô Đức Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam) cho rằng, nếu gia đình nào có điều kiện thì có thể dùng cá chép thật, sau đó thực hiện tục lệ thả phóng sinh, còn không thì có thể dùng cá chép giấy.

Ngoài ra, nếu dùng cá chép thật sẽ mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân. Vì hiện nay có những làng nghề nuôi cá chép, phục vụ cho ngày lễ ông Công ông Táo.

Cúng ông Công ông Táo cần mấy con cá chép?

Theo tích xưa kể lại, Táo quân gồm 3 vị, 2 Táo ông và 1 Táo bà. Cũng có nơi cho rằng 3 vị Táo quân ở đây là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, chuyên coi sóc chuyện trong nhà của gia đình.

Khi sắm đồ lễ, gia đình thường sắm 3 bộ mũ áo cho các Táo. Tương tự, khi sắm cá chép giấy thì cũng nên có 3 con cá chép giấy. Nếu dùng cá chép thật thì cũng chỉ nên mua 3 con.

Theo GS Nguyễn Chí Bền, hiện nay có tình trạng “phú quý sinh lễ nghĩa”. Có gia đình đốt quá nhiều vàng mã, việc làm này không chỉ tốn kém tiền của, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống. Có người lại cho rằng thả càng nhiều cá chép, hay cá chép càng to, càng quý hiếm càng tốt.

“Việc này không đúng, thực ra nhiều nhất chỉ 3 con là đủ. Lễ nào cũng vậy, quan trọng nhất là tấm lòng thành, chứ không phải mâm cao cỗ đầy, càng nhiều lễ vật thì càng thiêng” – GS Nguyễn Chí Bền khẳng định.

Ông cũng cho rằng khi thắp hương cúng, các gia đình nên chú ý chỉ thắp nhiều nhất là 3 nén. Để có một cái Tết ông Công ông Táo thật đẹp và ý nghĩa, mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường. Khi thả cá  nên tránh việc xả rác ra sông, hồ.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Năm 2019 nên cúng ông Công, ông Táo vào ngày nào là tốt nhất

An Bình |

Theo quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam, cứ nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, người dân sẽ sửa soạn mâm cỗ cúng để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

Muôn kiểu thả cá chép tiễn ông Táo ở Sài thành

Ngọc Tiến |

Ngày 8.2, từ sáng sớm, nhiều gia đình tranh thủ đi làm tiện đường tạt ngang sông, kênh rạch để thả cá tiễn ông Táo về  trời. Tuy nhiên, không ít người quăng cá từ trên bờ xuống nên khiến cá chết hay lờ đờ sau đó.

Tết ông Công, ông Táo: Hiểu đúng để có ngày tết ý nghĩa

ĐẶNG CHUNG |

Hôm nay 23 tháng Chạp, theo truyền thống, các gia đình lại sắm sửa lễ vật cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây cũng là thời điểm nhắc nhở mỗi người về một năm mới sắp đến, về những phút giây sum họp; nhưng theo thời gian, do phú quý sinh lễ nghĩa, nhiều người cố sắm sửa lễ vật cúng rất lãng phí, không cần thiết.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Năm 2019 nên cúng ông Công, ông Táo vào ngày nào là tốt nhất

An Bình |

Theo quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam, cứ nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, người dân sẽ sửa soạn mâm cỗ cúng để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

Muôn kiểu thả cá chép tiễn ông Táo ở Sài thành

Ngọc Tiến |

Ngày 8.2, từ sáng sớm, nhiều gia đình tranh thủ đi làm tiện đường tạt ngang sông, kênh rạch để thả cá tiễn ông Táo về  trời. Tuy nhiên, không ít người quăng cá từ trên bờ xuống nên khiến cá chết hay lờ đờ sau đó.

Tết ông Công, ông Táo: Hiểu đúng để có ngày tết ý nghĩa

ĐẶNG CHUNG |

Hôm nay 23 tháng Chạp, theo truyền thống, các gia đình lại sắm sửa lễ vật cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây cũng là thời điểm nhắc nhở mỗi người về một năm mới sắp đến, về những phút giây sum họp; nhưng theo thời gian, do phú quý sinh lễ nghĩa, nhiều người cố sắm sửa lễ vật cúng rất lãng phí, không cần thiết.