Cùng chung tay hỗ trợ để học sinh miền Trung sớm trở lại trường

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Sau trận lũ lịch sử, ngành Giáo dục miền Trung chồng chất khó khăn và nhiều trường học, gia đình học sinh bị thiệt hại nặng nề. Công tác khắc phục hậu quả thiên tai đang được tiến hành khẩn trương. Nhưng để học sinh sớm trở lại trường học tập bình thường, rất cần sự chung tay chia sẻ, giúp đỡ của toàn xã hội.

Ngày đầu tiên đến trường sau đợt mưa lũ

Nỗ lực lắm, sáng 2.11, Trường Mầm non Húc (xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) mới có 4/8 điểm trường đón học sinh đi học trở lại. Trường có 350 học sinh, 1 điểm trường chính và 7 điểm trường phụ, nhưng 2 tuần nay phải đóng cửa, học sinh nghỉ học vì mưa bão. Cô Nguyễn Thị Hà - Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc - cho hay, trong số 4 điểm trường mở cửa vào sáng 2.11, một số nơi vẫn còn dấu vết mưa lũ nhưng cơ bản đã khắc phục được.

Tuy nhiên, còn 4 điểm trường chưa thể mở cửa trở lại để đón học sinh. Đơn cử, như điểm trường Cu Dong. “Nước ngập khoảng 1 mét, lũ cuốn hỏng hàng rào, sân chơi ngoài trời cho trẻ và đồ dùng dạy học ở trường lớp” - cô Hà thông tin.

Sau khi nước lũ rút, lần đầu, các giáo viên đến dọn dẹp ở Cu Dong. Nhưng bão số 8 gây mưa khiến nước lũ lại về, các giáo viên phải vào khắc phục lần 2. Mới khắc phục xong thì ảnh hưởng bão số 9, giáo viên chuẩn bị vào dọn dẹp để ngày 2.11 này sẽ cho học sinh đi học trở lại thì xảy ra sạt lở khiến người dân suýt gặp nạn nên bây giờ, điểm trường này vẫn khóa cửa.

Cũng tại huyện Hướng Hóa, vào chiều 1.11 và sáng 2.11, các giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hướng Sơn (xã Hướng Sơn) lội bộ, vượt các con suối ngập hơn nửa người để vào trường, dự định sáng 2.11 sẽ là ngày đi học đầu tiên sau đợt mưa lũ dài ngày vừa rồi. Thế nhưng, giao thông ở xã Hướng Sơn vẫn còn ngổn ngang, để đến trường chỉ có cách đi bộ. Học sinh ở xa trường, có nơi cả chục cây số và vượt qua khe suối, nên ngày 2.11, tiếng trống trường vẫn chưa đánh trở lại.

“Dù chúng tôi cố gắng dọn dẹp trường lớp, khắc phục khó khăn. Giáo viên khó khăn vất vả đều khắc phục để vào đây bám trường bám lớp, nhưng học sinh thì đi lại nguy hiểm, nên hôm nay vẫn chưa đi học trở lại được” - thầy Nguyễn Đình Sâm, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hướng Sơn, cho biết.

Hàng trăm trường tiếp tục nghỉ học

Ngày 2.11, hơn 40.000 học sinh của 134 trường học mầm non và phổ thông tại Nghệ An vẫn tiếp tục nghỉ. Đợt mưa lũ vừa qua, Nghệ An là địa phương bị thiệt hại nặng nề với phạm vi ảnh hưởng rộng, nặng nhất là các địa phương TP.Vinh, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương….

Theo ông Phạm Công Lực - Bí thư Đảng ủy xã Thanh Mỹ (Thanh Chương), do mưa lớn và thủy điện trên thượng nguồn sông Giăng xả lũ, nước dâng lên quá nhanh và cao kỷ lục, vài ba chục năm mới thấy một lần. Vì vậy, người dân trở tay không kịp, kêu cứu khắp nơi. Các trường học mặc dù đã có chuẩn bị nhưng do nước lên quá nhanh và quá cao nên bị hư hỏng nhiều đồ đạc, thiết bị dạy học, tường rào bị đổ, nhà nội trú giáo viên dột nát.

Đến sáng 2.11, sau 4 ngày, trường Tiểu học Long Thành (huyện Yên Thành) vẫn ngập trong biển nước, muốn vào phải dùng thuyền, thiệt hại chưa thống kê được nhưng rất lớn. Hiệu trưởng cho hay, nhà trường vẫn chưa thể làm gì vì tất cả phải chờ vào tình hình nước rút nhanh hay chậm.

Còn tại trường Mầm non xã Thanh Hà (huyện Thanh Chương), hàng chục bộ đội, giáo viên bì bõm trong nước lũ, nhặt nhạnh những đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em trôi nổi. Kiểm tra thực tế, thầy Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nghệ An và đoàn công tác không khỏi xót xa trước những đống sách vở, tài liệu mủn nát vì ngâm lâu ngày trong nước lũ.

Thầy Nguyễn Tất Tây - Trưởng Phòng GD ĐT huyện Đô Lương - thông tin, hiện nay, làng Vân Hà (xã Quang Sơn) vẫn chìm trong nước, bà con phải đi lại bằng thuyền. Tại huyện Hưng Nguyên, nước vẫn cô lập các địa bàn như xã Hưng Trung, Châu Nhân… Hưng Nguyên là địa phương bị ngập sâu và rút chậm do nước từ thượng nguồn sông Lam đổ về.

Thống kê chưa đầy đủ, có hàng nghìn gia đình học sinh bị thiệt hại, lương thực, gia súc, gia cầm, sách vở, quần áo… bị nước cuốn trôi. Vì vậy, rất cần có sự chung tay “tiếp sức” của chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm để các em sớm trở lại trường học tập bình thường.

Tại Hà Tĩnh, hai đợt mưa lũ liên tiếp đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành Giáo dục. Thầy Cao Ngọc Châu - Chánh Văn phòng Sở GDĐT Hà Tĩnh - cho biết, chỉ riêng đợt lũ lụt lần thứ 2 (từ ngày 28-31.10), toàn tỉnh có 137 trường bị ngập, trong đó có 76 trường ngập sâu, chủ yếu ở các huyện: Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hương Sơn, Cẩm Xuyên.

“Đến thời điểm hiện tại, ở một số trường học, nước vẫn chưa rút hết, thiệt hại chưa thể thống kê. Nhưng do bàn ghế, đồ dùng dạy học bị ngâm trong nước, trước mắt các trường sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy học” - thầy Cao Ngọc Châu nói.

Bên cạnh tình trạng thiếu sách vở đã cơ bản được khắc phục từ nhiều nguồn, hiện các trường vẫn còn thiếu hàng nghìn bộ bàn ghế, thiếu trang thiết bị, đồ dùng dạy học… nên sẽ rất khó khăn cho công tác dạy học. Việc mua sắm bù đắp đòi hỏi nguồn kinh phí lớn trong khi các trường không thể xoay xở được đang là bài toán nan giải. Do đó, rất cần sự chung tay của toàn xã hội để các em được cắp sách đến trường.

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Giảm tải chương trình cho học sinh vùng lũ

Đặng Chung |

Để giáo viên, học sinh ở các tỉnh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sớm ổn định việc dạy và học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện tinh giản chương trình, giảm số lượng bài kiểm tra. Bộ GDĐT và các nhà xuất bản cũng cam kết sẽ cung ứng đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập khi học sinh vùng lũ trở lại trường.

Nghệ An: Cô giáo mầm non gãy tay vẫn lội nước dọn trường đón học sinh

Quách Du - Quang Đại |

Dù bị gãy một tay nhưng cô Trần Thị Mậu - giáo viên trường Mầm non xã Thanh Hà, Thanh Chương, Nghệ An vẫn lội nước, dọn dep trường đón học sinh.

Đến trường chưa đầy một tuần, học sinh miền Trung lại bị cấm túc vì bão

Thanh Hải |

Bão số 5 được dự báo sẽ tăng tốc, đổ bộ sớm hơn vào đất liền - khoảng trưa mai, 18.9. Chính quyền các tỉnh miền Trung lập tức lệnh cho học sinh các cấp nghỉ học.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giảm tải chương trình cho học sinh vùng lũ

Đặng Chung |

Để giáo viên, học sinh ở các tỉnh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sớm ổn định việc dạy và học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện tinh giản chương trình, giảm số lượng bài kiểm tra. Bộ GDĐT và các nhà xuất bản cũng cam kết sẽ cung ứng đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập khi học sinh vùng lũ trở lại trường.

Nghệ An: Cô giáo mầm non gãy tay vẫn lội nước dọn trường đón học sinh

Quách Du - Quang Đại |

Dù bị gãy một tay nhưng cô Trần Thị Mậu - giáo viên trường Mầm non xã Thanh Hà, Thanh Chương, Nghệ An vẫn lội nước, dọn dep trường đón học sinh.

Đến trường chưa đầy một tuần, học sinh miền Trung lại bị cấm túc vì bão

Thanh Hải |

Bão số 5 được dự báo sẽ tăng tốc, đổ bộ sớm hơn vào đất liền - khoảng trưa mai, 18.9. Chính quyền các tỉnh miền Trung lập tức lệnh cho học sinh các cấp nghỉ học.