COVID-19 không thể ngăn sức bật kinh tế Việt Nam

Phan Linh |

“Gác sang một bên thách thức từ COVID-19, khó có thể nhìn khác hơn màu hồng đối với một đất nước chừng như đang ở giai đoạn đầu của một phép lạ kinh tế Đông Á” - The Economist nhận định về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Trong một báo cáo mới công bố, The Economist Intelligence Unit (The EIU) - một phân bản của The Economist đã nhấn mạnh những yếu tố trong môi trường kinh doanh tạo nên sự hấp dẫn của Việt Nam trong vai trò là trung tâm sản xuất của khu vực.

Không chỉ có sự ổn định chính trị, The EIU còn nhấn mạnh: “Điều đáng mừng là những cơ chế chính sách cởi mở với đầu tư nước ngoài, quyền tiếp cận các thị trường nước ngoài nhờ sự tham gia mạnh mẽ vào các hiệp định và định chế thương mại tự do, cùng với chi phí lao động cạnh tranh đóng góp bởi lực lượng lao động phổ thông dồi dào vẫn sẽ đảm bảo cho Việt Nam một vị thế hấp dẫn trong vai trò sản xuất gia công đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các đối tác đang tìm kiếm cơ hội dịch chuyển hoặc đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại Châu Á”.

Sự dồi dào nguồn lực lao động

Theo EIU, Việt Nam đang hưởng lợi từ “sự phân chia nhân khẩu học” theo đó tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động lớn tương đối so với nhóm nhân khẩu có độ tuổi dưới 15 và trên 64. The EIU dự đoán xu hướng tăng trưởng tỉ lệ lao động này sẽ còn tiếp diễn cho đến tận năm 2045. The EIU cũng cho rằng, sự thiếu hụt lao động có kỹ năng vẫn sẽ là điểm trừ lớn nhất của thị trường lao động Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. The EIU cho rằng, căn nguyên của tình trạng này xuất phát từ sự khan hiếm giáo dục cấp tiến liên quan trực tiếp đến nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Việc sửa đổi, bổ sung của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (có hiệu lực từ năm 2020), cùng với Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 (có hiệu lực từ tháng 1.2021) được The EIU nhận định sẽ giúp đẩy nhanh quy trình xin giấy phép lao động cho các lao động và chuyên gia nước ngoài. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực này cũng chỉ phần nào làm dịu đi chứ không làm thuyên giảm áp lực về lực lượng lao động có tay nghề.

Chính sách cởi mở với đầu tư nước ngoài

Kể từ dấu ấn cải cách những năm 1980, Việt Nam đã chuyển mình theo hướng phát triển chiến lược hướng về xuất khẩu, ưu tiên đầu tư nước ngoài cho các ngành công nghiệp non trẻ. Các khu công nghiệp ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong chiến lược này kể từ khi Khu công nghiệp đầu tiên được thành lập năm 1991 tại TPHCM.

Các doanh nghiệp FDI đủ tiêu chuẩn được hưởng lợi từ chính sách tỉ giá hối đoái thấp và cơ chế miễn trừ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Phí thuê đất ưu đãi được áp dụng.

The EIU đánh giá, địa lý Việt Nam là tương đối phù hợp cho hoạt động định hướng xuất khẩu. Đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam có lợi thế trong việc hình thành và xây dựng các cụm cảng nước sâu, cùng với hệ thống sông ngòi lớn có thể luân chuyển ở cả hai miền tạo nên hệ thống vận tải thủy nội địa kết hợp kết nối thuận tiện với các trung tâm đô thị hành chính trên phạm vi toàn quốc. Lợi thế này được xem như là sự bù đắp cho những thiếu hụt của mạng lưới vật lý tải trọng cao kết nối hai đầu Nam Bắc. Tuy nhiên, với điểm xếp hạng về yếu tố cơ sở hạ tầng (CSHT) tương đối thấp trong khu vực sẽ là thách thức tiềm tàng về mặt logisitics, là lực cản cho các doanh nghiệp định hướng tiêu thụ nội địa.

Mục tiêu cạnh tranh trong quan hệ thương mại

Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hiệp ước thương mại và có quan hệ tốt đẹp hơn với các đối tác thương mại của mình trong khu vực. Điều này giúp làm giảm chi phí xuất khẩu các mặt hàng may mặc, giày dép và điện tử tới các thị trường toàn cầu. Với những sút giảm không đáng kể trong các quan hệ thương mại, Việt Nam tự tin tiếp tục duy trì vị thế thuận lợi này.

Việc là thành viên của ngày càng nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTAs) được xem là điểm mạnh cốt yếu của môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Là một nhân tố trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam có điều kiện xuất khẩu tất cả các mặt hàng sang các quốc gia trong cộng đồng với mức thuế bằng không.

Trong khi đó, các hiệp định thương mại của chính ASEAN với hàng loạt các quốc gia khác trên thế giới trong vòng 15 năm qua cũng đã đem lại cơ hội cho Việt Nam tiếp cận với các khu vực khác ngoài ASEAN; tính hiệu lực của các thương vụ này càng được củng cố hơn nữa bởi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership RCEP) gần đây. Những đặc lợi lớn nhất trong vòng 5 năm qua phải kể đến đó là: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái bình dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA). Nói như vậy không có nghĩa rằng Việt Nam không có bất cứ trở ngại nào trong tổng hòa các mối quan hệ thương mại của mình. The EIU nhận định, thách thức cho thương mại của Việt Nam sẽ đến từ những căng thẳng quốc tế trong vòng 5 năm tới được kỳ vọng là tương đối khiêm tốn.

Phan Linh
TIN LIÊN QUAN

Báo chí quốc tế nêu bật triển vọng kinh tế Việt Nam

hà liên |

Bài viết trên Modern Diplomacy - trang mạng chuyên phân tích, bình luận các vấn đề quốc tế, mới đây chỉ ra: Việt Nam vừa chứng kiến ​​sự chuyển giao ban lãnh đạo mới; các nhà lãnh đạo nêu bật ủng hộ cải cách để nền kinh tế có những bước phát triển nhảy vọt, nhưng vẫn mang những dấu ấn đặc trưng của Việt Nam.

Moody’s nâng triển vọng kinh tế Việt Nam lên tích cực: Đáng mừng nhưng vẫn còn vấn đề cần giải quyết

Cao Nguyên - Hương Ánh |

Moody’s vừa giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 và nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực. Theo giới chuyên gia, việc đánh giá nâng 2 bậc triển vọng đối với Việt Nam là chưa từng có tiền lệ trong xếp hạng tín nhiệm của tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch COVID-19. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận đối với Việt Nam. Nhưng giới chuyên gia cũng như Moody’s lưu ý về yếu tố môi trường, xã hội, vấn đề ô nhiễm khí hậu, thời tiết cực đoan, cân bằng nhân khẩu học…

Dự báo triển vọng kinh tế thế giới 2021

Ngạc Ngư |

Kinh tế và thương mại thế giới trong năm 2020 tuy có ảm đạm, gây bi quan và khiến thất vọng, nhưng ở vào thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới này có thể nhận diện được một số cơ sở giúp cho có thể lạc quan hơn về triển vọng kinh tế và thương mại thế giới trong năm tới.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Báo chí quốc tế nêu bật triển vọng kinh tế Việt Nam

hà liên |

Bài viết trên Modern Diplomacy - trang mạng chuyên phân tích, bình luận các vấn đề quốc tế, mới đây chỉ ra: Việt Nam vừa chứng kiến ​​sự chuyển giao ban lãnh đạo mới; các nhà lãnh đạo nêu bật ủng hộ cải cách để nền kinh tế có những bước phát triển nhảy vọt, nhưng vẫn mang những dấu ấn đặc trưng của Việt Nam.

Moody’s nâng triển vọng kinh tế Việt Nam lên tích cực: Đáng mừng nhưng vẫn còn vấn đề cần giải quyết

Cao Nguyên - Hương Ánh |

Moody’s vừa giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 và nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực. Theo giới chuyên gia, việc đánh giá nâng 2 bậc triển vọng đối với Việt Nam là chưa từng có tiền lệ trong xếp hạng tín nhiệm của tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch COVID-19. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận đối với Việt Nam. Nhưng giới chuyên gia cũng như Moody’s lưu ý về yếu tố môi trường, xã hội, vấn đề ô nhiễm khí hậu, thời tiết cực đoan, cân bằng nhân khẩu học…

Dự báo triển vọng kinh tế thế giới 2021

Ngạc Ngư |

Kinh tế và thương mại thế giới trong năm 2020 tuy có ảm đạm, gây bi quan và khiến thất vọng, nhưng ở vào thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới này có thể nhận diện được một số cơ sở giúp cho có thể lạc quan hơn về triển vọng kinh tế và thương mại thế giới trong năm tới.