Công viên nước 12 triệu đô ở TPHCM bỏ hoang, cây cỏ mọc như rừng

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh - Saigon Water Park - Công viên nước đầu tiên từng vang bóng một thời, giờ đây chỉ còn một mặt bằng bỏ hoang, cỏ cây um tùm...

Clip hiện trang khu đất.

Biểu tượng một thời

Nhiều năm trước, ông Vũ Văn Hùng (70 tuổi) chuyển về sinh sống bên cạnh Saigon Water Park (phường Linh Đông, TP Thủ Đức). Trong ấn tượng của ông, công viên nước này là khu giải trí cao cấp nhất thời điểm đó, thậm chí còn vượt xa so với những công viên nước thời nay ở TP Hồ Chí Minh.

 
Ông Vũ Văn Hùng. Ảnh: Anh Tú

Ông Hùng cho biết, sức hút của Saigon Water Park thời điểm mới hoạt động lớn đến nỗi công viên thường xuyên bị quá tải. Dù đã có vé vào cổng, nhưng để tham gia được những trò chơi tại công viên này khách phải chờ ít nhất từ 10-20 phút mới đến lượt. Nhiều người đã không thể chơi được hết các trò vì không đủ kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt mình.

 
Nhiều đoàn học sinh đến tham quan Saigon Water Park thời điểm cuối năm 1997. Ảnh tư liệu: Marcel Lennartz cung cấp

Năm 1997, giá vé người lớn là 60.000 đồng/người. So với thu nhập trung bình dưới quê, tỉnh lẻ thì bằng 1 tuần lương hoặc 2 bộ sách giáo khoa.

"Saigon Water Park khi mở cửa lúc nào cũng đông nghịt người mà không hiểu sao lại lỗ, một nơi công viên nước đầu tiên mà người thành phố rất yêu thích, giờ chỉ mong nó phục hồi trở lại, đi ngang thấy để không phí quá" - ông Hùng nói.

 
Saigon Water Park là công viên nước đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh tư liệu: Marcel Lennartz cung cấp

Công viên nước Sài Gòn cũng là nơi gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ của anh Phạm Quốc Bảo (Quận 3, TP Hồ Chí Minh).

Anh Bảo cho hay, lúc còn học lớp 4-5, nhà trường tổ chức đi Saigon Water Park, anh phải xin mẹ cả tuần để được đi. Giờ đã 32 tuổi, nghĩ lại công viên không còn nữa thấy tiếc và hụt hẫng.

"Mỗi lần về ngang khu vực này lại thấy nhớ, nơi náo nhiệt ngày nào giờ trở thành bãi đất hoang đầy cỏ dại" - anh Bảo nói.

 
Công viên có nhiều trò chơi dưới nước. Ảnh tư liệu: Marcel Lennartz

Từng chia sẻ về vấn đề này vào năm 2020, anh Marcel Lennartz (người Hà Lan, kỹ sư giám sát điện cho công trình xây dựng Công viên nước Sài Gòn) cho hay, công viên nước này được xây dựng với tiêu chuẩn chất lượng rất cao, vượt xa các công viên khác hiện đang có. "Thật không may, giờ nó không còn tồn tại" - anh nói.

 
Người dân đến vui chơi, giải trí ở công viên nước. Ảnh tư liệu: Marcel Lennartz

Dừng hoạt động vì thua lỗ

Tọa lạc trên đường Phạm Văn Đồng, Công viên nước Sài Gòn là một công trình giải trí có tiếng tại TP Hồ Chí Minh.

Đây cũng là công viên nước đầu tiên tại Việt Nam, đi vào hoạt động từ 12.1997 với tổng kinh phí đầu tư gần 12 triệu USD.

 
Công viên từng được xây dựng trên địa phận phường Linh Đông, TP Thủ Đức. Ảnh: Anh Tú

Công viên này chỉ cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 10km với 20 phút chạy xe, nằm ngay mặt tiền đường Phạm Văn Đồng bây giờ và có hai mặt tiền hướng ra sông.

Đây là một công viên giải trí có có diện tích 5ha với nhiều trò chơi dưới nước như dòng sông lười, trượt ống xoắn, hố đen (có chiều dài đến 70m, chiều cao lên đến 15m) và các trò chơi có cảm giác mạnh khác...

Chính vì sự mới lạ, khu vui chơi này lúc nào cũng đông khách dù giá vé vào cổng không phải rẻ, 60.000 đồng (người lớn) và 35.000 đồng (trẻ em, cao dưới 1,1 mét). 

 
Công viên nước nức tiếng một thời giờ chỉ còn là bãi đất trống. Ảnh: Anh Tú

Thành công của Saigon Water Park đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trong ngành kinh doanh khu giải trí trong và ngoài nước. Điều này dẫn đến sự ra đời của hàng loạt công viên nước giải trí khác ở TP Hồ Chí Minh sau này. 

Chỉ sau đó một vài năm, gần như ở các cửa ngõ vào thành phố đều có công viên nước hiện đại với nhiều trò chơi mới lạ như Công viên nước Đầm Sen, Công viên nước Đại Thế Giới,...

Cỏ cây mọc um tùm trong khu đất. Ảnh: Anh Tú
Cỏ cây mọc um tùm trong khu đất. Ảnh: Anh Tú
Cỏ cây mọc um tùm trong khu đất. Ảnh: Anh Tú

Trong khi đó Saigon Water Park lại chậm cải tiến và bổ sung thêm các trò chơi mới. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của công viên này, bởi các trò chơi dưới nước giờ đây trở thành một phần trong tổng thể trò chơi của các khu vui chơi giải trí lớn ở thành phố.

Dù trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp đã nhiều lần tìm cách khắc phục tình trạng lỗ nhưng vẫn không có kết quả.

Bên ngoài được quây bằng hàng rào tôn, bên ngoài trở thành nơi tập kết rác thải của người dân. Ảnh: Anh Tú
Bên ngoài được quây bằng hàng rào tôn, trở thành nơi tập kết rác thải của người dân. Ảnh: Anh Tú

Đến năm 2006, sau 9 năm hoạt động, Saigon Water Park chính thức đóng cửa trước sự tiếc nuối của nhiều người.

Giờ đây, khi đi ngang cầu Gò Dưa, người đi đường không còn thấy hình bóng của khu vui chơi, giải trí đồ sộ với những hồ bơi, máng trượt và lũ lượt người vui chơi, bơi lội.

Thay vào đó là một mặt bằng bỏ hoang, cỏ cây mọc quá đầu người và một không gian thẳng tắp từ phía trước ra tận mặt sông Sài Gòn...

Trao đổi với Lao Động, bà Nguyễn Thị Thanh Loan, Chủ tịch UBND phường Linh Đông (TP Thủ Đức) cho biết, 17 năm kể từ thời điểm công viên dừng hoạt động, hiện khu vực này đang là khu đất trống, chưa có đơn vị nào khai thác, sử dụng.

"Mới đây, có thông tin một doanh nghiệp sẽ đầu tư dự án ở đó. Chúng tôi cũng đã có báo cáo với TP Thủ Đức về hiện trạng khu đất, còn về chủ trương phụ thuộc ở cấp trên. Với cấp phường, chúng tôi chỉ có trách nhiệm quản lí khu vực này" - bà Loan nói.

HỮU CHÁNH - ANH TÚ
TIN LIÊN QUAN

Lý do công viên nổi tiếng một thời ở TPHCM đóng cửa, xuống cấp hoang tàn

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh - Do đơn vị khai thác và quản lý Công viên nước Đại Thế Giới không có nhu cầu tiếp tục thuê, nên địa điểm vui chơi này đã ngừng hoạt động, xuống cấp hoang tàn.

Xót xa khi công viên nổi tiếng một thời ở TPHCM bị bỏ hoang, xuống cấp

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh - Trong khi người dân thiếu nơi vui chơi giải trí thì Công viên nước Đại Thế Giới - nằm ở vị trí đắc địa lại bị bỏ hoang, xuống cấp khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối, xót xa.

Công viên nước nổi tiếng một thời ở TPHCM hoang tàn sau 3 năm đóng cửa

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

Nhiều hạng mục của Công viên Đại Thế Giới rơi vào tình trạng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng sau gần 3 năm đóng cửa vì dịch COVID-19.

Dự kiến sáp nhập 6 quận ở TPHCM: Người dân lo phiền hà khi phải ngược xuôi đổi giấy tờ

HỮU CHÁNH - CHÂN PHÚC |

Nhiều ý kiến lo ngại nếu TPHCM sáp nhập 6 quận nội thành và 142 phường, xã sẽ gây nhiều xáo trộn, nhất là việc người dân phải tốn thời gian, công sức để thay đổi thông tin hồ sơ, giấy tờ.

Công nhân thất nghiệp chạy đôn chạy đáo đi tìm việc làm

ĐÌNH TRỌNG |

Công nhân thất nghiệp ở Bình Dương cầm hồ sơ chạy đôn chạy đáo khắp nơi gõ cửa doanh nghiệp tìm việc làm. Tuy nhiên, thời điểm này gần như các doanh nghiệp không tuyển lao động phổ thông, nhiều người mang nỗi thất vọng nặng trĩu ra về.

Vì sao chỉ làm rõ được thiệt hại 2/6 gói thầu tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh?

Việt Dũng |

6 gói thầu các Công ty của Hoàng Thị Thuý Nga trúng tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Ninh có trị giá hơn 660 tỉ đồng, song cơ quan chức năng chỉ làm rõ được thiệt hại của 2 gói.

Bản tin công đoàn: Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024; Hơn 54.300 đơn vị, doanh nghiệp tại Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Chủ trọ ở Bình Dương thất thu khi công nhân thất nghiệp về quê; Nhờ tổ chức công đoàn hỗ trợ, nhiều lao động đã có được căn nhà mơ ước...

Tuyển nữ Việt Nam cần "thay máu" lực lượng cho mục tiêu World Cup tiếp theo

MINH PHONG |

Huấn luyện viên Mai Đức Chung đứng trước áp lực phải "thay máu" lực lượng cho tuyển nữ Việt Nam hậu World Cup nữ 2023.

Lý do công viên nổi tiếng một thời ở TPHCM đóng cửa, xuống cấp hoang tàn

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh - Do đơn vị khai thác và quản lý Công viên nước Đại Thế Giới không có nhu cầu tiếp tục thuê, nên địa điểm vui chơi này đã ngừng hoạt động, xuống cấp hoang tàn.

Xót xa khi công viên nổi tiếng một thời ở TPHCM bị bỏ hoang, xuống cấp

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh - Trong khi người dân thiếu nơi vui chơi giải trí thì Công viên nước Đại Thế Giới - nằm ở vị trí đắc địa lại bị bỏ hoang, xuống cấp khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối, xót xa.

Công viên nước nổi tiếng một thời ở TPHCM hoang tàn sau 3 năm đóng cửa

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

Nhiều hạng mục của Công viên Đại Thế Giới rơi vào tình trạng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng sau gần 3 năm đóng cửa vì dịch COVID-19.