Công nhân và nỗi ám ảnh bệnh nghề nghiệp

Trung Hiếu |

Đầu tháng 12 vừa qua, Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp của Sở Y tế Nghệ An đã phát hiện 57 công nhân của Công ty TNHH Châu Tiến mắc bệnh bụi phổi silic. Trước đó, tại đây đã có 5 công nhân tử vong, 4 người đang điều trị tại bệnh viện. Hiện Công an tỉnh Nghệ An đã vào cuộc thu thập hồ sơ để điều tra.

Bệnh nghề nghiệp đang tăng cao

Lao động ở xí nghiệp khai thác đá nhiễm bụi phổi; làm việc trong nhà máy in nhiễm độc chì; công tác trong phân xưởng dệt mắc bệnh điếc... đang là nỗi ám ảnh không nguôi của công nhân lao động trực tiếp tại các cơ sở sản xuất.

Cùng với sự phát triển các ngành công nghiệp, nhiều năm gần đây bệnh nghề nghiệp đang có chiều hướng gia tăng. Đó được xem là hậu quả của sự ô nhiễm môi trường lao động mà CNLĐ phải gánh chịu.

Từ chỗ chỉ có 8 bệnh nghề nghiệp được công nhận (năm 1976), đến tháng 4.1988, Nhà nước bổ sung danh mục 13 bệnh nghề nghiệp mới. Và hiện nay là 35 (Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT). Trong đó đưa đến hậu quả nặng nề nhất là bệnh nhiễm bụi phổi (bệnh Silicosis), hầu như xí nghiệp nào liên quan đến khai thác đá đều bị bệnh phổi do nhiễm bụi silic, dẫn đến chết người hoặc để lại di hại suốt đời.

Ở thành phố Đà Nẵng, có năm, cơ quan giám định y khoa cho người lao động hưởng bảo hiểm xã hội, thì phát hiện có đến hơn 50% trong số đó bị bệnh bụi phổi do nhiễm độc silic. Hầu hết số CNLĐ này đều làm việc trong các xí nghiệp khai thác đá, hoặc công nhân ở các xí nghiệp cơ khí, chuyên làm khuôn đúc.

Loại bệnh nghề nghiệp thứ hai cũng đang được ngành y tế báo động, đó là bệnh điếc.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ người khám điếc trên tổng số người khám bệnh nghề nghiệp chung là 41%. Theo nguồn tin này, hiện nay, tỉ lệ người lao động đang làm việc trong môi trường có tiếng ồn như công trường xây dựng, nhà máy, mỏ, sân bay... thậm chí một số nghề liên quan đến âm nhạc.

Trong số người khám điếc nghề nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, thì tỉ lệ người được chẩn đoán điếc là 0,38%, chiếm tỉ lệ gần 90% so với các bệnh nghề nghiệp khác.

Cấp thiết cải thiện môi trường lao động

Ngày 22.11, tại Hội nghị về an toàn vệ sinh lao động do Thành ủy Đà Nẵng tổ chức, Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, tổng số cơ sở thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp 10 năm qua (2013-2022) chỉ có 238 lượt đơn vị, trung bình mỗi năm chỉ có chưa đến 24 cơ sở tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân lao động.

Qua khảo sát của các ngành chức năng, bệnh nghề nghiệp hầu hết đều có nguyên nhân chính từ môi trường lao động và trang bị bảo hộ lao động cho CNLĐ quá kém. Nhiều đơn vị có khả năng cải thiện được ngay nhưng không thực hiện. Ví dụ như để chống tiếng ồn trong hoạt động vận hành máy phát điện, điều khiển máy dệt, điều đơn giản nhất là trang bị bao tai và bông nút tai cho NLĐ.

Công tác chăm sóc sức khỏe người lao động phần lớn chỉ là khám sức khỏe định kỳ, chưa triển khai khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Mạng lưới công tác y tế doanh nghiệp còn yếu và thiếu nên công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy yêu cầu thực tế đòi hỏi các cấp chính quyền cần có những biện pháp chế tài mạnh đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực an toàn bảo hộ lao động cho công nhân lao động, như hiện nay Nghệ An đang làm đối với Công ty TNHH Châu Tiến.

Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, số đơn vị tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp chỉ có 17/160, chiếm tỉ lệ 10,6%. Tổng số người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại được khám bệnh nghề nghiệp là 2.497 người.

Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam hỗ trợ công nhân mắc bệnh nghề nghiệp

HOÀNG YẾN |

Đoàn công tác Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An đã thăm, tặng quà, hỗ trợ, động viên thân nhân, người lao động bị tử vong và nhập viện do bệnh nghề nghiệp.

Rất ít doanh nghiệp Đà Nẵng khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động

THÙY TRANG |

Sở Y tế Đà Nẵng cho hay, mặc dù đã hướng dẫn các cơ sở lao động có yếu tố có hại, có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp khám phát hiện bệnh cho người lao động theo quy định nhưng tỉ lệ đơn vị thực hiện còn rất nhỏ.

Chưa chốt được kết quả điều tra bệnh nghề nghiệp vì giám đốc bị ốm

QUANG ĐẠI |

Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp tại Công ty TNHH Châu Tiến (Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) chưa thể làm việc để thống nhất kết luận do giám đốc doanh nghiệp này bị ốm.

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi công nhân bị bệnh nghề nghiệp

QUANG ĐẠI |

Liên quan vụ 5 công nhân tử vong, nhiều người nhập viện vì bụi phổi, Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam trực tiếp về Nghệ An nắm bắt tình hình và thăm hỏi thân nhân, người lao động.

Lao động làm nghề nặng nhọc độc hại được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

Trần Ngọc Duy |

Ngày 3.11, Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ cho gần 800 người lao động làm nghề nặng nhọc độc hại.

Lao động nữ khám bệnh nghề nghiệp được khám thêm chuyên khoa phụ sản

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email tranthaoxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, lao động nữ khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp có được khám thêm phụ sản không và có thể khám định kỳ bệnh nghề nghiệp không?

Vụ hài cốt trong bể chứa ở Hải Phòng, người mẹ kể lại thời điểm con gái mất tích 13 năm trước

Hoàng Khôi |

Ngày 12.12, nhiều thông tin lan truyền về bộ hài cốt phát hiện trong bể chứa ở xã Lại Xuân (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) là của chị T., người phụ nữ bị mất tích cách đây hơn 13 năm. Mặc dù chưa có kết luận của cơ quan chức năng, nhưng mẹ chị T. tin đã tìm được con mình sau nhiều năm trời tìm kiếm.

Phân chia tài sản chung của vợ chồng trong vụ án tham nhũng, kinh tế để thi hành án

Vương Trần |

Bộ Tư pháp đề xuất, đối với các vụ án tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tài sản chung của vợ chồng sẽ được xác định mỗi người 1/2 giá trị, nếu không đồng ý thì khởi kiện để phân chia tài sản chung.

Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam hỗ trợ công nhân mắc bệnh nghề nghiệp

HOÀNG YẾN |

Đoàn công tác Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An đã thăm, tặng quà, hỗ trợ, động viên thân nhân, người lao động bị tử vong và nhập viện do bệnh nghề nghiệp.

Rất ít doanh nghiệp Đà Nẵng khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động

THÙY TRANG |

Sở Y tế Đà Nẵng cho hay, mặc dù đã hướng dẫn các cơ sở lao động có yếu tố có hại, có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp khám phát hiện bệnh cho người lao động theo quy định nhưng tỉ lệ đơn vị thực hiện còn rất nhỏ.

Chưa chốt được kết quả điều tra bệnh nghề nghiệp vì giám đốc bị ốm

QUANG ĐẠI |

Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp tại Công ty TNHH Châu Tiến (Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) chưa thể làm việc để thống nhất kết luận do giám đốc doanh nghiệp này bị ốm.

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi công nhân bị bệnh nghề nghiệp

QUANG ĐẠI |

Liên quan vụ 5 công nhân tử vong, nhiều người nhập viện vì bụi phổi, Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam trực tiếp về Nghệ An nắm bắt tình hình và thăm hỏi thân nhân, người lao động.

Lao động làm nghề nặng nhọc độc hại được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

Trần Ngọc Duy |

Ngày 3.11, Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ cho gần 800 người lao động làm nghề nặng nhọc độc hại.

Lao động nữ khám bệnh nghề nghiệp được khám thêm chuyên khoa phụ sản

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email tranthaoxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, lao động nữ khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp có được khám thêm phụ sản không và có thể khám định kỳ bệnh nghề nghiệp không?