Công nhận kết quả học qua Internet, trên truyền hình: Hướng đi phù hợp

ANH NHÀN - HUYÊN NGUYỄN |

Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 13.3 đã có công văn cho phép các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua Internet, trên truyền hình. Từ đó, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học. Quyết định này được nhiều giáo viên, phụ huynh hưởng ứng cho rằng là hướng đi phù hợp với tình hình diễn biến dịch COVID-19 hiện tại.

Tăng cường dạy học qua Internet, trên truyền hình

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có công văn gửi các sở giáo dục và đào tạo về việc tăng cường dạy học qua Internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống COVID-19.

Trong công văn bộ cũng đã yêu cầu các sở chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường rà soát, tinh giản nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình, một cách phù hợp. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham khảo, sử dụng các nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập.

Bộ lưu ý lựa chọn đội ngũ giáo viên dạy học và khung giờ phát sóng trên truyền hình bảo đảm chất lượng, phù hợp với chương trình học của các đối tượng học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Các trường cần phân công giáo viên giao nhiệm vụ học tập theo nội dung bài học và hướng dẫn học sinh thực hiện các buổi học qua internet, trên truyền hình; phối hợp với gia đình học sinh có biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh qua internet, trên truyền hình; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã giao cho học sinh.

Đáng chú ý, công văn nhấn mạnh: “Khi học sinh đi học trở lại, chỉ đạo các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua Internet, trên truyền hình. Từ đó, hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định”.

Còn  một số trở ngại

Ông Thiều Quang Thịnh - giáo viên Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TPHCM) - tỏ ra đồng thuận với văn bản với của Bộ GDĐT về dạy học trực tuyến và dự đoán số học sinh và phụ huynh sẽ đồng tình với hình thức này để hoàn thành chương trình năm học.

“Với tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp và các sở đều kéo dài thời gian nghỉ học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình học tập của học sinh. Vì vậy, Bộ GDĐT đưa ra văn bản mới này có tính thực tiễn cao, phù hợp, đúng thời điểm. Văn bản này cũng đánh dấu sự chuyển biến trong nhận thức về các loại hình dạy học và cũng tạo ra được cơ chế trong việc công nhận hình thức dạy học từ xa, dạy học trực tuyến”.

Cùng với đó, văn bản này cũng phần nào giải tỏa những vướng mắc và tạo sự chủ động cho các Sở GDĐT trong triển khai các hình thức dạy học trên. Đặc biệt, trong điều 6 của văn bản, Bộ GDĐT cho phép tiếp tục kế thừa nội dung dạy học từ xa, cũng như cho phép đánh giá kết quả các nội dung học tập đó chứng tỏ sự nghiêm túc. Điều đó thể hiện rõ việc học tập qua Internet hay truyền hình là một phần của kế hoạch dạy học” - ông Thịnh nói.

Ngoài những thuận lợi của việc dạy học trực tuyến là hệ thống kênh truyền hình rộng khắp, hệ thống Internet với các chương trình dạy học trực tuyến đa dạng, đội ngũ giáo viên giảng dạy có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, ông Thịnh phân tích, rằng việc dạy học trực tuyến còn gặp một số trở ngại.

Đầu tiên, muốn chất lượng dạy và học trực tuyến đảm bảo thì phải xác định nội dung giảng dạy trên truyền hình dành cho khối, lớp nào, môn học nào, nội dung học tập qua truyền hình sẽ được kiểm tra đánh giá ra sao.

Thứ hai, việc triển khai về dạy học trên Internet thì từng trường phải có sự thống nhất nội dung, cách thức giảng dạy, đánh giá kiểm tra. Đặc biệt là chú trọng những môn nào, không thể nào một lúc bắt các em học tất cả các môn.

Thứ ba, phải làm thế nào để tạo sự công bằng trong việc tiếp cận nội dung chương trình (vì có những em ở những nơi vùng xa không có Internet hoặc cũng có thể không có tivi để xem). Ngoài ra một số vấn đề cơ học khác như đường truyền Internet không ổn định, việc sử dụng công nghệ thông tin của các em học sinh cũng chưa hoàn thiện.

Cuối cùng nam giáo viên Trường THPT Long Thới cho rằng, những vấn đề vướng mắc không đáng lo ngại. Những điều đó sẽ được khắc phục nếu chúng ta có sự đồng thuận của xã hội, của phụ huynh, của học sinh. Vì trong thời điểm này, mọi người đều ý thức được rằng chúng ta cần phải đồng lòng, đồng tâm vượt qua khó khăn.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Viết Đăng Du - giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3, TPHCM) đánh giá việc học online là hướng đi phù hợp và là giải pháp tình thế trong tình trạng dịch bệnh. Việc dạy học online tạo tiền đề để có sự ứng phó cho việc dạy và học nếu có các tình trạng khẩn cấp tương tự.

“Các chương trình phát sóng sẽ dựa trên các tiêu chí nào? Các biện pháp ngăn ngừa sự gian lận của học sinh khi làm bài online cũng phải được quan tâm để có kết quả khách quan. Điều này cũng cần các nhà trường, sở giáo dục quan tâm” - ông Du phân tích.

ANH NHÀN - HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội 24h: Phòng COVID 19 thay đổi lịch nghỉ của học sinh mầm non đến THCS

Anh Thư (T.H) |

Chủ tịch Hà Nội: Học sinh mầm non đến THCS nghỉ hết tháng 3 phòng COVID-19; Giăng bẫy, dụ "mồi" trước cổng chùa Thầy: Quốc Oai yêu cầu Công an vào cuộc... là tin nóng 24h qua.

Trung Quốc: Nhiều tỉnh thông báo thời điểm cho học sinh đi học trở lại

Lê Thanh Hà |

Nhiều tỉnh thành và khu vực tại Trung Quốc đã thông báo thời gian cho học sinh đi học trở lại, song song với việc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch COVID-19 để đảm bảo an toàn cho học sinh và nhân viên nhà trường.

Ninh Bình: Trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ học

NGUYỄN TRƯỜNG |

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, ngày 13.3, Sở GDĐT tỉnh Ninh Bình đã có thông báo tiếp tục cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học và THCS nghỉ học từ ngày 16.3 cho đến khi có thông báo đi học trở lại. Riêng học sinh lớp 9 THCS thực hiện học từ xa.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Hà Nội 24h: Phòng COVID 19 thay đổi lịch nghỉ của học sinh mầm non đến THCS

Anh Thư (T.H) |

Chủ tịch Hà Nội: Học sinh mầm non đến THCS nghỉ hết tháng 3 phòng COVID-19; Giăng bẫy, dụ "mồi" trước cổng chùa Thầy: Quốc Oai yêu cầu Công an vào cuộc... là tin nóng 24h qua.

Trung Quốc: Nhiều tỉnh thông báo thời điểm cho học sinh đi học trở lại

Lê Thanh Hà |

Nhiều tỉnh thành và khu vực tại Trung Quốc đã thông báo thời gian cho học sinh đi học trở lại, song song với việc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch COVID-19 để đảm bảo an toàn cho học sinh và nhân viên nhà trường.

Ninh Bình: Trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ học

NGUYỄN TRƯỜNG |

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, ngày 13.3, Sở GDĐT tỉnh Ninh Bình đã có thông báo tiếp tục cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học và THCS nghỉ học từ ngày 16.3 cho đến khi có thông báo đi học trở lại. Riêng học sinh lớp 9 THCS thực hiện học từ xa.