Còn tình người để lại...

Lâm Chí Công |

Tháng 10 đến giữa tháng 11, mưa lũ liên tiếp quật vào các tỉnh Bắc Trung Bộ. Vùng đất này bao đời sống chung với mưa lũ, nhưng lần đầu tiên người dân đối diện với những cơn mưa lớn kéo dài cả tháng. Đồng bằng ngập lụt, miền núi sạt lở, miền biển thì sóng ngoạm bờ khiến nhiều người rơi vào cảnh trắng tay.

Khó khăn, tang thương ở vùng đất này cứ triền miên cả tháng, nhưng may mắn là họ không đơn độc, vì tấm lòng của người dân không chỉ trong nước đã hướng về nơi này. Suốt đợt mưa lũ vừa rồi, chúng tôi có mặt ở các “điểm nóng” hứng chịu thiên tai khu vực Bắc Trung Bộ, nhưng tỉnh Quảng Trị là nơi dừng chân dài ngày nhất, vì nơi này lũ lụt và sạt lở gây nhiều tổn thất, đau thương...

Ám ảnh trận mưa lũ lịch sử

Tỉnh Quảng Trị là rốn lũ của các tỉnh Bắc Trung Bộ, thì vùng Càng ở huyện Hải Lăng là rốn lũ của tỉnh này. Giữa tháng 10, để về được vùng Càng chỉ có đường… thủy, bởi 4 bề nước lũ ngập lênh láng. Người dân ở nơi này vốn đã quen với tình trạng ngập lụt, nên họ có kinh nghiệm trong việc sơ tán đồ đạc cũng như sống chung với nước lũ. Tuy nhiên, năm nay lũ không theo quy luật nào, không ai kịp trở tay, nên nhiều tài sản bị cuốn trôi.

Hôm chúng tôi theo ca nô tiến vào vùng Càng, đã là ngày thứ 6 người dân phải bỏ nhà đi sơ tán. Phần lớn, họ tập trung tại tầng 2 của trụ sở ủy ban xã hoặc nhà tránh lũ. Còn gia đình bà Phan Thị Mai (thôn Trung Đơn, xã Hải Định, huyện Hải Lăng) thì cả nhà trèo lên phần mái nhà để bám trụ lại. Khi nghe dự báo lũ về, cả nhà bà Mai chất đồ đạc, lương thực lên nơi cao nhất của ngôi nhà. Mấy năm nay, nước lũ không với tới được, nhưng nay thì khác, nước ở đâu cứ cuồn cuộn đổ về, ngập hết lúa gạo dự trữ và đồ đạc. Nước lên bất ngờ, nhà bà lại không có thuyền ghe, nên cả nhà” trèo lên phía dưới mái nhà để ở. 6 ngày liên tiếp không nước sạch, bếp không đỏ lửa, dưới thì nước, trên thì mái ngói, cả gia đình bà Mai không nấu nướng được nên ai cho gì ăn nấy.

Nước lũ bao vây một ngôi nhà ở tỉnh Quảng Trị.
Nước lũ bao vây một ngôi nhà ở tỉnh Quảng Trị.

Cũng ở thôn Trung Đơn, sau 1 tuần trú ngụ trên tầng 2 của trụ sở UBND xã, chị Lê Thị Thương mới chèo xuồng về thăm nhà. Ngôi nhà của vợ chồng chị, nước vẫn còn ngập gần đến nóc. Loay hoay mãi, chị chỉ tìm thấy được 2 cái nồi, mấy cái bát và xô chậu nhựa là tài sản còn sót lại. Nhà chị Thương làm nhiều ruộng, thu hoạch xong có trữ lại để ăn đến mùa sau, nhưng toàn bộ đã nằm trong nước lũ. “Ở đây, nhà nào cũng như nhà này” - chị Thương chia sẻ.

Đến thôn Trung Đơn vào giữa tháng 10 là những hình ảnh như vậy. Nhưng đến cuối tháng, chúng tôi trở lại cũng vẫn phải đi bằng ca nô, ghé qua địa điểm cũ. Bà Mai vẫn ở trên mái nhà, chị Thương vẫn ở trên trụ sở bị nước ngập ngang tầng 1. Hôm trước nước có rút, người dân rời nơi trú ẩn trở về nhà dọn dẹp. Nhưng chưa khắc phục xong lại mưa, nước lũ lại dâng lên. Lần này, mấy cái bát, xô nhựa mà chị Thương nhặt nhạnh lại cũng không còn nữa. “4 lần bị ngập trong lũ, chưa năm nào lũ cứ gối đầu lên nhau như năm nay. Đến nỗi nằm ngủ cũng mơ chạy lũ” - chị Thương rầu rĩ.

Sau lần ghé Trung Đơn đó, vùng đất này bị nước lũ ghé thăm ít nhất là thêm 2 lần nữa… Nhưng không riêng ở Trung Đơn, mà cả xã Hải Định, mấy xã vùng Càng cũng chung một màu nước lũ ám ảnh như vậy.

Các đoàn từ thiện vận chuyển hàng vào vùng lũ.
Các đoàn từ thiện vận chuyển hàng vào vùng lũ.

Đồng bằng ngập trong nước lũ, miền núi ở tỉnh Quảng Trị bị chia cắt và sạt lở. Mưa “thối đất” khiến nhiều tuyến đường ở nơi này bị sạt lở đất đá như bị dội bom. Riêng ở huyện miền núi Hướng Hóa của tỉnh này có 3 nơi xảy ra sạt lở nghiêm trọng khiến 32 người thiệt mạng. Tương tự, ở tỉnh Thừa Thiên Huế, mưa lũ không khiến hàng nghìn gia đình rơi vào cảnh khó khăn, mà còn gây ra vụ sạt lở ở thủy điện Rào Trăng và trên đường vào thủy điện khiến 30 người thiệt mạng, mất tích. Còn ở tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh… nước lũ quét qua hàng nghìn nhà dân, khiến tài sản của họ bị cuốn trôi hoặc hư hỏng, thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng.

Những bước chân về vùng lũ

Những ngày đối diện với lũ lụt hoặc bị cô lập vì sạt lở, người dân các tỉnh Bắc Miền Trung rơi vào cảnh túng thiếu. Nhiều gia đình bị cuốn trôi hết lương thực, áo quần, họ thiếu nước sạch, thiếu cái ăn. Ngoài sự hỗ trợ của chính quyền, trong lúc khó khăn, tình làng nghĩa xóm lại thắt chặt hơn. Cứ bếp nhà này tắt lửa, nhà nổi được lửa sẽ luôn mở cửa tiếp đón. Bão vào, người dân ở những nhà không kiên cố sẽ dắt nhau sang những ngôi nhà vững chãi để trú tránh. Đặc biệt, những ngày mưa bão, người dân ở nơi này ấm lòng khi đón không biết bao nhiêu đoàn từ thiện ở khắp nơi hướng về.

Hôm đó, là gần cuối tháng 10, nước lũ vẫn còn dâng cao, đường lên các huyện miền núi ở tỉnh Quảng Trị có nhiều điểm sạt lở chưa khắc phục được, nên việc đi lại còn nguy hiểm. Thế nhưng, ông Nguyễn Văn Vinh - Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Ear Ka (tỉnh Đắc Lắc) - cùng đoàn từ thiện vẫn kiên quyết muốn đến tận vùng khó để tận tay trao quà cho người dân.

Trước đó, biết tin đồng bào ở các tỉnh miền Trung đang khốn khó vì mưa bão, Huyện đoàn Ear Ka và người dân ở Ear Ka đã đóng kinh phí để mua nhu yếu phẩm và tận tay gói những chiếc bánh tét để đoàn vận chuyển về nơi ảnh hưởng do mưa lũ. Rồi những chiếc xe ở tận tỉnh Đắk Lắk cũng đến được nơi cần đến. Đoàn đã trao 1.000 suất quà gồm gạo, mì tôm, bánh tét… ở các bản làng người đồng bào thiểu số ở 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông. Có nơi đoàn không đến được, vì đường bị hỏng, nên người dân đi bộ ra địa điểm hẹn sẵn để nhận quà. Nhận được quà rồi, có người ngồi bệt dựa gốc cây rồi cầm chiếc bánh tét to tướng ăn ngồm ngoàm khiến ai cũng ứa nước mắt.

Đến gần hết tháng 11, dù mưa bão đã qua, nhưng dọc các con đường về vùng từng trải hứng chịu bão lũ, vẫn còn nhan nhản các hàng xe nối đuôi nhau dán băng rôn có dòng chữ “hướng về vùng lũ”. Xe chở hàng cứu trợ, từ chai nước mắm đến gói mì tôm mang biển số từ các tỉnh ở miền Nam và đến tận miền Bắc cứ đổ về nơi này để tiếp sức cho người dân.

Đặc biệt, nhiều chiếc xe về vùng lũ không chỉ có hàng cứu trợ, mà chở cả sức người đến giúp dân khắc phục hậu quả. Như ở xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), sau 1 trận sạt lở núi kinh hoàng, trung tâm xã ngập ngụa trong bùn đất dày có nơi cả mét. 1 tháng sau sạt lở, đường vào xã này mới tạm lưu thông trở lại, học sinh chưa thể đến trường vì trường học chưa khắc phục được. Thế là, hơn 100 đoàn viên thanh niên tự nguyện vào Hướng Việt, phối hợp với lực lượng biên phòng và người dân cào bùn, dọn đường cho các em học sinh đến lớp. Hay như ở huyện Triệu Phong của tỉnh này, sau mưa bão ruộng đồng bị vùi lấp, các lực lượng lại tình nguyện gồm thanh niên, quân đội… đã về đây để khơi thông mương dẫn nước và giải phóng bùn vùi lấp ra khỏi ruộng để người dân cày cấy vụ mới.

Lực lượng bộ đội giúp dân khắc phục thiệt hại do mưa lũ. Ảnh: LCC
Lực lượng bộ đội giúp dân khắc phục thiệt hại do mưa lũ. Ảnh: LCC

Ông Nguyễn Đăng Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị - nói rằng, mưa lũ khiến tỉnh Quảng Trị chưa lúc nào khó khăn như lúc này, nhưng cũng chưa lúc nào nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ Chính phủ, các tổ chức và cá nhân hảo tâm như đợt mưa lũ vừa qua. Từ sự hỗ trợ đó, người dân vùng lũ được tiếp sức, nên ngay khi nước lũ rút, bà con đã bắt tay ngay vào khắc phục, tiếp tục sản xuất, xây dựng cuộc sống.

Lâm Chí Công
TIN LIÊN QUAN

Trải lòng của phóng viên tác nghiệp trong dịch bệnh, bão lũ năm 2020

quách du |

Dường như thiên tai - dịch họa không nơi nào và không năm nào không có, chỉ là ít hay nhiều giữa các năm. Tuy nhiên, năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt, một năm đầy những lo lắng, tổn thương, thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19 và mưa lũ tại khúc ruột miền Trung nước ta.

Quỹ Tấm lòng vàng hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do bão lũ

PHÚC ĐẠT |

LĐLĐ huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) trao hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do bão lũ từ nguồn Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng Lao Động.

Huy động xe cơ giới nạo vét bùn cát, khôi phục trồng trọt sau bão lũ

NGUYỄN TRI |

Do ảnh hưởng từ các đợt bão, lũ vừa qua, nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân các huyện miền núi tỉnh Bình Định đã bị bồi lấp. Những ngày qua, các cơ quan chức năng đã huy động phương tiện, máy móc để khắc phục hậu quả, giúp người dân sớm khôi phục sản xuất.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Trải lòng của phóng viên tác nghiệp trong dịch bệnh, bão lũ năm 2020

quách du |

Dường như thiên tai - dịch họa không nơi nào và không năm nào không có, chỉ là ít hay nhiều giữa các năm. Tuy nhiên, năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt, một năm đầy những lo lắng, tổn thương, thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19 và mưa lũ tại khúc ruột miền Trung nước ta.

Quỹ Tấm lòng vàng hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do bão lũ

PHÚC ĐẠT |

LĐLĐ huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) trao hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do bão lũ từ nguồn Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng Lao Động.

Huy động xe cơ giới nạo vét bùn cát, khôi phục trồng trọt sau bão lũ

NGUYỄN TRI |

Do ảnh hưởng từ các đợt bão, lũ vừa qua, nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân các huyện miền núi tỉnh Bình Định đã bị bồi lấp. Những ngày qua, các cơ quan chức năng đã huy động phương tiện, máy móc để khắc phục hậu quả, giúp người dân sớm khôi phục sản xuất.