Con hiệu trưởng "tạm nghỉ", nhưng vẫn nhận lương

H.L |

Con trai ông hiệu trưởng có đơn “tạm nghỉ” việc nhiều tháng nay nhưng trong thời gian nghỉ việc vẫn được nhận lương.

Liên quan đến việc ông Huỳnh Bê – Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Mây (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, người bị tố nhận 300 triệu đồng tiền “chạy việc”), mới đây, qua quá trình tìm hiểu, phóng viên phát hiện, ông H.T.Q (con trai ông Bê, giáo viên hợp đồng dạy môn tin học tại Trường THCS Ngô Mây) đã có đơn “tạm nghỉ” việc nhiều tháng nay nhưng thời gian nghỉ việc vẫn được nhận lương.

Ông Dương Đăng Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Mây - xác nhận: “Thầy Q xin nghỉ “tạm thời” từ tháng 11 đến nay. Trước khi nghỉ, thầy Q có làm đơn gửi cho ban giám hiệu nhà trường”.

Trả lời thông tin con trai hiệu trưởng trong thời gian nghỉ “tạm thời” vẫn được lãnh lương, ông Sơn nói: “Cái này phải hỏi hiệu trưởng và kế toán, tôi làm theo chỉ đạo của hiệu trưởng và kế toán. Vì chế độ, lương chi cho các giáo viên thì hiệu trưởng và kế toán làm, tôi không nắm được. Việc xin nghỉ, hiệu trưởng cho nghỉ như thế nào thì hiệu trưởng quyết”.

Cũng theo ông Sơn, ông Huỳnh Bê xin nghỉ phép đến ngày 8.3. Sau khi hết phép, ngày thứ 2 (ngày 12.3 – PV), ông Bê lên trường và đến nay không lên làm việc.

Liên hệ với Kho bạc nhà nước huyện Krông Pắk, phóng viên được cung cấp danh sách bảng lương của Trường THCS Ngô Mây từ tháng 10.2017- 2.2018.

Trên cơ sở tài liệu mà Kho bạc Nhà nước huyện Krông Pắk cung cấp, ông Q là giáo viên hợp đồng có quyết định tuyển dụng của UBND huyện Krông Pắk.

Mặc dù ông Sơn khẳng định ông Q xin “tạm nghỉ” từ tháng 11.2017 đến nay nhưng trong 4 tháng nghỉ việc, ông này vẫn có tên trong danh sách được nhận lương của Trường THCS Ngô Mây từ 11.2017-2.2018.

Cụ thể, tháng 11,12.2017, ông Q được nhận 3.647.545 đồng/tháng. Riêng tháng 1 và tháng 2.2018, ông Q được nhận 2.443.350 đồng.

Tại danh sách biên chế, quỹ tiền lương năm 2018 của Trường THCS Ngô Mây do Phòng Nội vụ Krông Pắk ký duyệt, tổng số tiền lương của ông Q là 32.670.000 đồng.

Tất cả danh sách bảng lương nói trên đều được ông Nguyễn Viết Bình – kế toán Trường THCS Ngô Mây và ông Huỳnh Bê ký duyệt.

Ông Nguyễn Viết Bình giải thích với phóng viên việc tại sao lại ký danh sách bảng lương có tên con trai hiệu trưởng: Giai đoạn đó, ông bị bệnh, phải nhập viện mổ. Khi tôi về, ông hiệu trưởng bảo lập bảng lương nên ông lập chứ không biết.

“Bây giờ thì tùy thôi chứ công an vô cuộc rồi”. Từ những tài liệu thu thập được, câu hỏi đặt ra, có hay không con trai của hiệu trưởng được “ưu ái” hưởng lương trong nhiều tháng “tạm nghỉ”?

Được biết, Thanh tra Kho bạc Nhà nước tỉnh Đắk Lắk đã xuống làm việc với đơn vị để thu thập số liệu về vụ việc hiệu trưởng Trường THCS Ngô Mây (xã Vụ Bổn, Krông Pắk) lập 2 bảng lương, “chia sẻ” lương giáo viên.

H.L
TIN LIÊN QUAN

Vụ 500 giáo viên Đắk Lắk mất việc: Nếu không mất hợp đồng, lộ phí “đi đêm” có bị phanh phui?

Khả Hân |

Việc phải bỏ một số tiền lớn để “chạy việc” được nhiều chuyên gia nhận định đã trở thành “luật bất thành văn” trong xin việc tại khá nhiều địa phương, đơn vị.

Xót xa “chạy” để được làm thầy, làm cô

LÊ PHI LONG |

“Chạy” làm thầy, làm cô – nghe xót xa quá. Nghề giáo, nghề danh giá và được kính trọng bậc nhất trong xã hội đang bị đánh mất bởi sự việc xảy ra tại Đắk Lắk.

Vụ hàng trăm giáo viên dư dôi tại Đắk Lắk: Chung chi mới vào biên chế?

HỮU LONG |

Hơn 500 giáo viên tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) có nguy cơ nghỉ việc vì không nằm trong chỉ tiêu biên chế. Vụ việc khiến dư luận đặc biệt quan tâm hơn nữa khi xuất hiện thông tin để có một suất vào làm việc, giáo viên phải chi từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng cho những người có liên quan chạy việc.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Vụ 500 giáo viên Đắk Lắk mất việc: Nếu không mất hợp đồng, lộ phí “đi đêm” có bị phanh phui?

Khả Hân |

Việc phải bỏ một số tiền lớn để “chạy việc” được nhiều chuyên gia nhận định đã trở thành “luật bất thành văn” trong xin việc tại khá nhiều địa phương, đơn vị.

Xót xa “chạy” để được làm thầy, làm cô

LÊ PHI LONG |

“Chạy” làm thầy, làm cô – nghe xót xa quá. Nghề giáo, nghề danh giá và được kính trọng bậc nhất trong xã hội đang bị đánh mất bởi sự việc xảy ra tại Đắk Lắk.

Vụ hàng trăm giáo viên dư dôi tại Đắk Lắk: Chung chi mới vào biên chế?

HỮU LONG |

Hơn 500 giáo viên tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) có nguy cơ nghỉ việc vì không nằm trong chỉ tiêu biên chế. Vụ việc khiến dư luận đặc biệt quan tâm hơn nữa khi xuất hiện thông tin để có một suất vào làm việc, giáo viên phải chi từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng cho những người có liên quan chạy việc.