Con gái nghiện điện thoại, bố mẹ phải đánh thuốc mê đưa đi viện tâm thần

Theo Dân trí |

Mắc chứng nghiện điện thoại, nghiện mạng xã hội, Nguyễn Ngọc Linh (18 tuổi, Hà Nội) từ một học sinh giỏi, năng động bỗng trở nên sống khép kín, học lực sa sút. Dùng đủ mọi cách khuyên nhủ con không thành, vợ chồng anh M. phải đánh thuốc mê đưa con đến Bệnh viện Tâm thần Trung ương I điều trị.

Liên quan đến sự việc trên, sáng 7.1, Tiến sĩ Tô Thanh Phương - Trưởng khoa Cấp tính nữ (Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I - Thường Tín, Hà Nội) cho biết, mới đây, bệnh viện tiếp nhận một trường hợp nữ sinh mắc chứng trầm cảm vì quá nghiện điện thoại, mạng xã hội Facebook. Khuyên con không được, bố mẹ phải đánh thuốc mê đưa con đến bệnh viện.

“Trường hợp trên là em Nguyễn Ngọc Linh (18 tuổi, ở Hà Nội). Theo gia đình, trước đây, Linh là một học sinh giỏi, liên tục đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Tuy nhiên, từ đầu năm học lớp 12 đến nay, lực học của nữ sinh này bỗng nhiên sa sút, thậm chí em còn sống thu mình, khép kín không chỉ với bạn bè, mà cả với những người thân trong gia đình” - TS. Phương thông tin

Trao đổi với phóng viên, anh M. (bố đẻ của Linh) cho biết, hai vợ chồng anh phát hiện ra con gái có những biểu hiện bất thường từ ngày 20.11.2017, khi các bạn rủ đi đến nhà cô giáo chủ nhiệm chơi, Linh nhất định không đi. Tưởng con bận học nhưng vợ chồng anh cứ thấy con liên tục ôm điện thoại. Kể từ đó, gia đình bắt đầu để ý đến những hành động của con.

Đến giữa tháng 12.2017, lúc đi làm về, anh thấy con ở nhà, gọi điện cho cô giáo thì mới biết con trốn học và lúc nào cũng cầm chiếc điện thoại nghịch ngợm. Thấy vậy, anh M. khuyên bảo nhưng con không nghe lời.

Chỉ khi anh M. và vợ cắt mạng internet trong nhà, Linh mới bắt đầu bộc lộ rõ những biểu hiện bất thường. Không có mạng internet để sử dụng, con gái anh tỏ ra cáu gắt, đập phá đồ đạc trong nhà, chửi bới, thậm chí có hành động chống trả. Quá lo lắng nên gia đình đã mời bác sĩ tâm lý đến nhưng con gái anh vẫn khăng khăng nói mình không mắc bệnh.

“Dùng mọi cách không có hiệu quả, cuối cùng tôi đành phải đánh thuốc mê rồi chuyển cháu xuống Bệnh viện Tâm thần Trung ương”, anh M. chia sẻ.

Nói về việc con gái mắc chứng nghiện điện thoại, anh M. cũng bày tỏ, để con ra nông nỗi này, lỗi cũng là do những người làm bố, làm mẹ như anh chị, vì công việc bận rộn nên không có thời gian chăm lo cho con cái.

Theo Tiến sĩ Tô Thanh Phương, hiện Linh đang điều trị theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế với bệnh nhân trầm cảm.

“Hiện nay tình trạng nghiện điện thoại, mạng xã hội dẫn đến trầm cảm phải nhập viện điều trị như bệnh nhân Linh đang ngày càng gia tăng, các gia đình có con mắc chứng bệnh kiểu này cần phải nhẹ nhàng động viện, chăm sóc con, vì khi nhập viện đa số các cháu đều không hợp tác nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn” TS. Phương cho hay.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Theo Dân trí
TIN LIÊN QUAN

Những món ăn nhìn sợ kinh nhưng lại gây "nghiện" trên thế giới

DH |

Là đặc sản của địa phương, nhưng những món ăn này lại là nỗi kinh hoàng của thực khách bởi cách chế biến và mùi vị "kinh dị" của mình. 

Thực trạng sinh viên nghiện cờ bạc, cá độ bóng đá

CAO NGUYÊN |

Mới đây, nhiều trường đại học đã ra quyết định cảnh cáo, buộc thôi học hàng nghìn sinh viên vì kết quả học tập kém. Không ít trong số này là những “con nghiện” cá độ bóng đá, game online hay lô đề... Khi đã “lao” vào vòng xoáy này, nhiều sinh viên không thể dứt ra được, hậu quả để lại hết sức nặng nề.

Sinh viên “nghiện điện thoại”, sống ảo, xao nhãng chuyện học hành

Bích Hà |

Smartphone, mạng xã hội có nhiều ích lợi trong việc khai thác thông tin, tiếp nhận tri thức, tuy nhiên nhiều bạn trẻ đang mắc hội chứng "nghiện điện thoại", dành quá nhiều thời gian cho Facebook và các mạng xã hội khác mà xao nhãng việc học hành.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Những món ăn nhìn sợ kinh nhưng lại gây "nghiện" trên thế giới

DH |

Là đặc sản của địa phương, nhưng những món ăn này lại là nỗi kinh hoàng của thực khách bởi cách chế biến và mùi vị "kinh dị" của mình. 

Thực trạng sinh viên nghiện cờ bạc, cá độ bóng đá

CAO NGUYÊN |

Mới đây, nhiều trường đại học đã ra quyết định cảnh cáo, buộc thôi học hàng nghìn sinh viên vì kết quả học tập kém. Không ít trong số này là những “con nghiện” cá độ bóng đá, game online hay lô đề... Khi đã “lao” vào vòng xoáy này, nhiều sinh viên không thể dứt ra được, hậu quả để lại hết sức nặng nề.

Sinh viên “nghiện điện thoại”, sống ảo, xao nhãng chuyện học hành

Bích Hà |

Smartphone, mạng xã hội có nhiều ích lợi trong việc khai thác thông tin, tiếp nhận tri thức, tuy nhiên nhiều bạn trẻ đang mắc hội chứng "nghiện điện thoại", dành quá nhiều thời gian cho Facebook và các mạng xã hội khác mà xao nhãng việc học hành.