Cơ quan thú y lên tiếng về ổ dịch cúm gia cầm tại Long An

Kh.V |

Long An vừa phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại địa bàn huyện Cần Đước (Long An).

Bà Đinh Thị Phương Khanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Long An - cho biết, Long An vừa phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại địa bàn huyện Cần Đước. Theo đó, UBND huyện Cần Đước đã có quyết định công bố dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại xã Long Sơn.

Sau khi thông tin được đưa ra, Chi cục Thú y vùng VI đã có công văn số 13/TY6-DT gửi Cục Thú y (Bộ NNPTNT) báo cáo kết quả ca bệnh cúm gia cầm H5N1 tại huyền Cần Đước, tỉnh Long An.

Theo nội dung báo cáo, sau khi nhận được mẫu bệnh phẩm từ Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản Long An đề nghị xét nghiệm virus cúm gia cầm (CGC) được lấy tại 1 hộ chăn nuôi, Chi cục Thú y vùng VI đã đã phối hợp với địa phương và các cơ quan chức năng về địa phương xác minh để có thông tin chính xác.

Kết quả xét  nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy dương tính với virus CGC thể độc lực cao A/H5N1. Bệnh đã xảy ra trên địa bàn trong khoảng thời gian dài tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không sử dụng vắcxin hoặc sử dụng nhưng không theo hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan thú y. Khi có gia cầm chết, các hộ tự xử lý (bán chạy, tự tiêu hủy hoặc vứt xác ra nơi công cộng…), không thông báo với chính quyền địa phương, làm mầm bệnh lây lan trên địa bàn xã Long Sơn và các xã xung quanh.

Chi Cục Thú y vùng VI cũng thừa nhận công tác thống kê tổng đàn gia cầm tại các xã chưa thực hiện được do lực lượng thú y địa phương rất mỏng. Việc tiêm phòng vắcxin phòng bệnh cho gia cầm của các hộ chăn nuôi trên địa bàn còn thấp do người dân chưa quan tâm. Mặt khác, địa phương chỉ hỗ trợ tiêm phòng trên vịt đối với đàn dưới 2.000 con. Điều này cho thấy, nguy cơ lây lan rộng CGC A/H5N1 là rất cao.

Đến thời điểm này, Sở NNPTNT tỉnh Long An đã phân vùng dịch có dịch tại xã Long Sơn; vùng bị dịch uy hiếp tại các xã Long Cang, Long Hòa, Tân Trạch và Phước Vân; các xã còn lại trong huyện thuộc vùng đệm dịch. Đồng thời, địa phương cũng đã ban hành kế hoạch chống dịch nhằm triển khai nhanh, đồng bộ các giải pháp chống dịch, không để dịch cúm gia cầm lây lan trên diện rộng.

Theo kế hoạch này, các ngành chức năng, địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình chăn nuôi trên địa bàn. Trong đó tập trung cao độ tại vùng có dịch, vùng bị uy hiếm nhằm phát hiện dịch bệnh để kịp thời xử lý, vận động các hộ chăn nuôi tiêu hủy ngay toàn bộ số gia cầm mắc bệnh trên địa bàn Long Sơn.

Các địa phương khác nếu phát hiện cần tiêu hủy những con gia cầm đã chết và nuôi cách ly số còn lại để chờ kết quả xét nghiệm, nếu kết quả dương tính thì tiêu hủy hoàn toàn. Tỉnh Long An hỗ trợ miễn phí vắcxin tiêm phòng tại vùng dịch và vùng bị uy hiếp đối với các hộ chăn nuôi có quy mô tổng đàn từ 2.000 con trở xuống.

UBND huyện Cần Đước yêu cầu các ngành chức năng tổ chức tiêm phòng đạt tỉ lệ trên 90% đối với vùng dịch; vùng bị uy hiếp đạt trên 80% số gia cầm thuộc diện tiêm. Ngoài ra, các ngành chức năng phải phối hợp với địa phương tổ chức tiêu độc chuồng trại tại vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp…

Kh.V
TIN LIÊN QUAN

Cục Thú y thừa nhận dịch lở mồm long móng gia súc và dịch cúm gia cầm

Kh.V |

Thông tin cập nhật của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện nay, cả nước có 7 ổ dịch lở mồm long móng trên gia súc và 1 ổ dịch cúm gia cầm mang chủng A/H5N6.

Xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm tại Quảng Ninh

T.N.D |

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh ngày 19.12 cho biết, một ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện trở lại tại nhà ông Hà Văn Sơn (thôn Làng Nhội, xã Đông Hải (Tiên Yên, Quảng Ninh).

Sốc: 64 người tử vong vì bị nhiễm virus cúm gia cầm

Ngọc Linh |

Tại Hội nghị Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018 và thống nhất Kế hoạch giai đoạn 2019–2025, số liệu cho thấy: Trong số 127 người mắc bệnh, đã có 64 (50,4%) không qua khỏi và tử vong vì mắc nhiễm virus cúm gia cầm A/H5N1.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cục Thú y thừa nhận dịch lở mồm long móng gia súc và dịch cúm gia cầm

Kh.V |

Thông tin cập nhật của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện nay, cả nước có 7 ổ dịch lở mồm long móng trên gia súc và 1 ổ dịch cúm gia cầm mang chủng A/H5N6.

Xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm tại Quảng Ninh

T.N.D |

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh ngày 19.12 cho biết, một ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện trở lại tại nhà ông Hà Văn Sơn (thôn Làng Nhội, xã Đông Hải (Tiên Yên, Quảng Ninh).

Sốc: 64 người tử vong vì bị nhiễm virus cúm gia cầm

Ngọc Linh |

Tại Hội nghị Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018 và thống nhất Kế hoạch giai đoạn 2019–2025, số liệu cho thấy: Trong số 127 người mắc bệnh, đã có 64 (50,4%) không qua khỏi và tử vong vì mắc nhiễm virus cúm gia cầm A/H5N1.