“Cò” nông sản “đại náo” vùng quê: Doanh nghiệp cũng... thua

NHẬT HỒ |

Từ người dân cho đến doanh nghiệp, ai cũng sợ “cò”. Sự hoành hành - từ hình thức hoạt động, đối tượng, hành vi… của “cò” - ai cũng biết, nhưng làm gì để “cò gãy cánh" vẫn chưa có câu trả lời.

Doanh nghiệp cũng khổ vì… “cò”

Ông Trịnh Văn Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Vĩnh Cường (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) than: “Giờ đây, cò lúa gần như quản lý mọi cánh đồng. Mình mà vào đó làm ăn không chịu “chiết khấu” phần trăm cho họ (thông thường là 20 - 50 đồng/kg lúa - PV) là họ tìm cách để bà con nông dân bẻ kèo không bán lúa cho mình dù đã ký thỏa thuận từ trước”.

Mỗi khi lúa vàng đồng là nông dân liên hệ với cò để bán (ảnh Nhật Hồ)
Mỗi khi lúa vàng đồng là nông dân liên hệ với cò để bán. (ảnh Nhật Hồ)

Bà Âu Ngọc Vững, Chủ tịch HĐQT Cty Chế biến thủy sản Âu Vững bức xúc: “Công ty đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với dân, đã cung cấp con giống, kỹ thuật sản xuất theo chuẩn Châu Âu, nhưng khi vào thu mua thì gặp phải biệt đội thu mua của các đại lý tôm. Họ cho giá cao hơn chúng tôi 25.000 – 30.000 đồng/kg nên người dân rất dễ bẻ kèo. Một số người dân cương quyết bán cho chúng tôi, thì lực lượng này đe dọa đủ điều”.

Lúa có thể thu hoạch rồi trữ lại, nhưng đối với con tôm, người nuôi không thể có kho lạnh để trữ nên phải bán ngay khi thu hoạch. Một số người dân phản ánh, nếu không bán cho “cò” thì sẽ phải trả giá bằng việc ao tôm bị đầu độc bởi nhiều loạt thuốc bảo vệ thực vật. Để yên ổn làm ăn, nông dân đành bấm bụng bán cho “cò” dù rằng họ không muốn mang tiếng bẻ kèo với doanh nghiệp.

Chính quyền cũng gặp khó

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu, thừa nhận: “Hiện nay hình thức mua, bán nông sản chưa đảm bảo được cho người dân. Trong khi đó, hiện chưa có chế tài nào xử lý cò lúa, cò tôm như người dân và doanh nghiệp phản ánh”.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cũng bức xúc vì chuyện cò nông sản (ảnh Nhật Hồ)
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cũng bức xúc vì chuyện cò nông sản. (ảnh Nhật Hồ)

Tại buổi đối thoại với nông dân mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cũng chia sẻ những khó khăn của nông dân và doanh nghiệp xung quanh hiện tượng này. Chủ tịch Bạc Liêu đề nghị các ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý địa bàn, ngăn chặn kịp thời “cò” thao túng nông sản.

Về lâu dài, ông Trung đề nghị người dân cần mua bán thông qua sàn giao dịch (hiện đã hoạt động tại Bạc Liêu) để tránh rủi ro cho các bên. Sở Công thương cần nghiên cứu, áp dụng hình thức mua bán phù hợp để đôi bên cùng có lợi. “Cò nông sản ngang nhiên hoạt động, ăn trên lưng người nông dân như vậy là không thể chấp nhận được” - ông Trung nhấn mạnh.

Bao giờ chưa thay đổi hình thức thu mua tại nông thôn thì cò vẫn còn đất sống (ảnh Nhật Hồ)
Bao giờ chưa thay đổi hình thức thu mua tại nông thôn thì “cò” vẫn còn đất sống. (ảnh Nhật Hồ)

Đã đến lúc cần thay đổi hình thức thu mua nông sản cho nông dân. Có như thế, may ra “cò” mới hết đất sống. Chừng nào mối quan hệ mua bán tại nông thôn chưa chặt chẽ thì vẫn còn mảnh đất màu mở để “cò” mặc sức tung cánh.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

“Cò” nông sản “đại náo” vùng quê: “Cò” cũng bị giả danh

NHẬT HỒ |

Dù nghề “cò” thường không gợi lên thiện cảm, nhưng chuyện giả danh “cò” nông sản để lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến hàng tỉ đồng tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang đã xảy ra trong thực tế.

“Cò” nông sản “đại náo” vùng quê

NHẬT HỒ |

“Cò” lúa, “cò” tôm, “cò” rau màu, “cò” đất…đang “đại náo” vùng quê ĐBSCL. “Cò” quyết định giá bán, quyết định giá mua, quyết định cả nơi tiêu thụ. Hoạt động của “cò” ai cũng biết, nhưng không ai dám lên tiếng.

“Cò” nông sản thao túng miền quê, nông dân bức xúc kêu lên Chủ tịch tỉnh

NHẬT HỒ |

Tại buổi đối thoại của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vào ngày 24.9, nhiều nông dân phản ánh phải chịu nhiều loại “cò” hoành hành khiến họ đứng ngồi không yên.

Lần đầu tiên Chủ tịch tỉnh đối thoại với nông dân

N.HỒ |

Ngày 24.9, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung đối thoại trực tiếp với nông dân.

Nông dân nơi thượng nguồn sông Cửu Long: Mừng và lo với lũ muộn

LÊ PHƯƠNG THẢO |

Bão số 4 kết hợp với áp thấp nhiệt đới gây mưa tại chỗ đã mang đến đầu nguồn sông Mekong phía thượng Lào một lượng nước mưa khổng lồ, sau đó đổ về thượng nguồn sông Cửu Long bổ sung nước cho mùa lũ muộn. Như dự báo của các chuyên gia, mưa tiếp tục kéo dài đến trung tuần tháng 9 và mực nước nơi đây sẽ dâng cao xấp xỉ báo động 2. Do đó đã bù đắp một lượng nước đáng kể cho mùa lũ muộn. Từ những ngày đầu nước thượng nguồn kéo về, nông dân ở đây đã phấn khởi lao ra đồng...

Với nông dân chúng ta đã có chính sách chia sẻ rủi ro với nông nghiệp chưa?

VƯƠNG TRẦN |

Chiều 16.9, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

“Cò” nông sản “đại náo” vùng quê: “Cò” cũng bị giả danh

NHẬT HỒ |

Dù nghề “cò” thường không gợi lên thiện cảm, nhưng chuyện giả danh “cò” nông sản để lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến hàng tỉ đồng tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang đã xảy ra trong thực tế.

“Cò” nông sản “đại náo” vùng quê

NHẬT HỒ |

“Cò” lúa, “cò” tôm, “cò” rau màu, “cò” đất…đang “đại náo” vùng quê ĐBSCL. “Cò” quyết định giá bán, quyết định giá mua, quyết định cả nơi tiêu thụ. Hoạt động của “cò” ai cũng biết, nhưng không ai dám lên tiếng.

“Cò” nông sản thao túng miền quê, nông dân bức xúc kêu lên Chủ tịch tỉnh

NHẬT HỒ |

Tại buổi đối thoại của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vào ngày 24.9, nhiều nông dân phản ánh phải chịu nhiều loại “cò” hoành hành khiến họ đứng ngồi không yên.

Lần đầu tiên Chủ tịch tỉnh đối thoại với nông dân

N.HỒ |

Ngày 24.9, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung đối thoại trực tiếp với nông dân.

Nông dân nơi thượng nguồn sông Cửu Long: Mừng và lo với lũ muộn

LÊ PHƯƠNG THẢO |

Bão số 4 kết hợp với áp thấp nhiệt đới gây mưa tại chỗ đã mang đến đầu nguồn sông Mekong phía thượng Lào một lượng nước mưa khổng lồ, sau đó đổ về thượng nguồn sông Cửu Long bổ sung nước cho mùa lũ muộn. Như dự báo của các chuyên gia, mưa tiếp tục kéo dài đến trung tuần tháng 9 và mực nước nơi đây sẽ dâng cao xấp xỉ báo động 2. Do đó đã bù đắp một lượng nước đáng kể cho mùa lũ muộn. Từ những ngày đầu nước thượng nguồn kéo về, nông dân ở đây đã phấn khởi lao ra đồng...

Với nông dân chúng ta đã có chính sách chia sẻ rủi ro với nông nghiệp chưa?

VƯƠNG TRẦN |

Chiều 16.9, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).