“Cò” nông sản “đại náo” vùng quê: “Cò” cũng bị giả danh

NHẬT HỒ |

Dù nghề “cò” thường không gợi lên thiện cảm, nhưng chuyện giả danh “cò” nông sản để lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến hàng tỉ đồng tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang đã xảy ra trong thực tế.

Mạo danh “cò” chiếm đoạt hàng tỉ đồng

“Cò” Trường - người dẫn tôi (trong vai thương lái) đi mua lúa ở Phước Long, Bạc Liêu - tự hào: “Ông thấy chưa, chúng tôi được gọi là “cò” với hàm ý rất xấu. Nhưng tại đây, đã có nhiều người giả danh chúng tôi làm bậy mới bị công an bắt rồi đó”.

Những cánh đồng lúa như thế này người dân muốn bán được phải thông qua..cò (ảnh Nhật Hồ)
Những cánh đồng lúa như thế này người dân muốn bán được phải thông qua “cò”. (ảnh Nhật Hồ)

Đầu tháng 4.2019, ông Trần Văn Thái (SN 1970, ngụ ấp Đại Nghĩa Thắng, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) bị nhiều đối tượng giả danh cò lừa đảo ông đến trên 1,1 tỉ đồng.

Ông Thái là thương lái thu mua lúa. Theo trình bày của ông Thái, thủ đoạn của nhóm người này là đóng giả “cò” đến hỏi mua lúa của người dân với giá cao nên được đồng ý ngay. Sau đó chúng đến gặp các thương lái (trong đó có ông Thái) nói có lúa bán giá rẻ hơn thị trường nên các thương lái đồng ý mua.

Với thủ đoạn như vậy, ông Thái đặt cọc cho họ số tiền 1,1 tỉ đồng và thuê ghe vào cánh đồng huyện Phước Long, Bạc Liêu để chở lúa.

Đến khi trao tiền cho xong, ông Thái nhận được điện thoại của chủ ghe báo là người dân không cho chở lúa đi vì chưa nhận được tiền. Ông Thái gọi điện cho các đối tượng trên thì không liên lạc được.

Sa lưới

Quá trình điều tra, Công an tỉnh Bạc Liêu khởi tố và bắt giam các đối tượng Lê Văn Dưỡng (SN 1984, ngụ ấp Ninh Bình, xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu); Trương Hoàng Diệu (SN 1983) và Phạm Anh Thương (SN 1982 cùng ngụ ấp Tân Thạnh, xã Tân Long, TX Ngã Năm, Sóc Trăng) để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng nói trên hoạt động theo băng nhóm, có sự phân công vai trò, vị trí của từng đối tượng trong quá trình thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bọn chúng tiếp cận những thương lái có nhu cầu thu mua lúa. Sau đó, chúng dùng tên giả, phân công đối tượng giả làm “cò” mua lúa của các hộ dân rồi giả vờ ký hợp đồng với thương lái nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Làm ra hạt lúa đã khó, khi bán càng khổ hơn vì phải lụy...cò (ảnh Nhật Hồ)
Làm ra hạt lúa đã khó, khi bán càng khổ hơn vì phải lụy...cò (ảnh Nhật Hồ)

Bước đầu các đối tượng này thừa nhận đã thực hiện nhiều vụ lừa đảo với thủ đoạn như trên, thu lợi hàng chục tỉ đồng của nhiều thương lái.

Trung tá Hoàng Ngọc Đạo, Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu, cho biết, băng nhóm của Dưỡng đa phần là những đối tượng giang hồ cộm cán ở địa phương, có nhiều tiền án, tiền sự và giữa chúng có mối quan hệ thân thiết với nhau. Quá trình thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có sự phân công, bố trí vai trò cụ thể giữa các đối tượng, qua đó thể hiện tính chất chuyên nghiệp của các đối tượng.

Trung tá Hoàng Ngọc Đạo thông tin thêm: Các đối tượng thường đến địa bàn các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang vào những vụ thu hoạch lúa và tiếp cận với những thương lái có nhu cầu thu mua lúa nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

“Cò” nông sản thao túng miền quê, nông dân bức xúc kêu lên Chủ tịch tỉnh

NHẬT HỒ |

Tại buổi đối thoại của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vào ngày 24.9, nhiều nông dân phản ánh phải chịu nhiều loại “cò” hoành hành khiến họ đứng ngồi không yên.

Lần đầu tiên Chủ tịch tỉnh đối thoại với nông dân

N.HỒ |

Ngày 24.9, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung đối thoại trực tiếp với nông dân.

Nông dân nơi thượng nguồn sông Cửu Long: Mừng và lo với lũ muộn

LÊ PHƯƠNG THẢO |

Bão số 4 kết hợp với áp thấp nhiệt đới gây mưa tại chỗ đã mang đến đầu nguồn sông Mekong phía thượng Lào một lượng nước mưa khổng lồ, sau đó đổ về thượng nguồn sông Cửu Long bổ sung nước cho mùa lũ muộn. Như dự báo của các chuyên gia, mưa tiếp tục kéo dài đến trung tuần tháng 9 và mực nước nơi đây sẽ dâng cao xấp xỉ báo động 2. Do đó đã bù đắp một lượng nước đáng kể cho mùa lũ muộn. Từ những ngày đầu nước thượng nguồn kéo về, nông dân ở đây đã phấn khởi lao ra đồng...

Với nông dân chúng ta đã có chính sách chia sẻ rủi ro với nông nghiệp chưa?

VƯƠNG TRẦN |

Chiều 16.9, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

“Cò” nông sản thao túng miền quê, nông dân bức xúc kêu lên Chủ tịch tỉnh

NHẬT HỒ |

Tại buổi đối thoại của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vào ngày 24.9, nhiều nông dân phản ánh phải chịu nhiều loại “cò” hoành hành khiến họ đứng ngồi không yên.

Lần đầu tiên Chủ tịch tỉnh đối thoại với nông dân

N.HỒ |

Ngày 24.9, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung đối thoại trực tiếp với nông dân.

Nông dân nơi thượng nguồn sông Cửu Long: Mừng và lo với lũ muộn

LÊ PHƯƠNG THẢO |

Bão số 4 kết hợp với áp thấp nhiệt đới gây mưa tại chỗ đã mang đến đầu nguồn sông Mekong phía thượng Lào một lượng nước mưa khổng lồ, sau đó đổ về thượng nguồn sông Cửu Long bổ sung nước cho mùa lũ muộn. Như dự báo của các chuyên gia, mưa tiếp tục kéo dài đến trung tuần tháng 9 và mực nước nơi đây sẽ dâng cao xấp xỉ báo động 2. Do đó đã bù đắp một lượng nước đáng kể cho mùa lũ muộn. Từ những ngày đầu nước thượng nguồn kéo về, nông dân ở đây đã phấn khởi lao ra đồng...

Với nông dân chúng ta đã có chính sách chia sẻ rủi ro với nông nghiệp chưa?

VƯƠNG TRẦN |

Chiều 16.9, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).