“Cò” nông sản “đại náo” vùng quê

NHẬT HỒ |

“Cò” lúa, “cò” tôm, “cò” rau màu, “cò” đất…đang “đại náo” vùng quê ĐBSCL. “Cò” quyết định giá bán, quyết định giá mua, quyết định cả nơi tiêu thụ. Hoạt động của “cò” ai cũng biết, nhưng không ai dám lên tiếng.

Ăn cả hai đầu

Vào vai một thương lái Tiền Giang về huyện Phước Long (Bạc Liêu) mua lúa, tôi được một “cò” tên Trường, huyện hướng dẫn rất nhiệt tình: “Cánh đồng này có chủ hết rồi. Bây giờ anh muốn “nhảy” vô làm ăn thì phải mua lúa với giá cao hơn mới có người chịu bán. Nếu anh mua với giá cao hơn 100 - 200 đồng/kg so với giá lúa hiện nay thì tôi đảm bảo anh muốn mua mấy ghe cũng có. Còn không thì chẳng có hột lúa nào cả”.

Thương lái muốn mua được lúa phải chi cho “cò” cao hơn giá thị trường 200 đồng/kg (ảnh Nhật Hồ)
Thương lái muốn mua được lúa phải chi cho “cò” cao hơn giá thị trường 200 đồng/kg (ảnh Nhật Hồ)

Cánh đồng lúa mà “cò” Trường đề cập, phần lớn bà con đã ký kết làm ăn với một hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Hòa Bình.

Tôi hơi thắc mắc, bởi hầu hết cánh đồng lúa tại huyện Phước Long (Bạc Liêu) đều đã vào hợp tác xã (HTX), đã ký với các các doanh nghiệp bao tiêu đầu ra. Cò Trường nhìn dò xét: “Bộ mới vào nghề hả cha nội? Ông trả cao hơn 250 đồng/kg đi, tôi đảm bảo cho”.

Theo “cò” Trường, cánh đồng lúa của nông dân thật, nhưng đến mùa lúa chín, thông qua các nhóm “cò” mới bán được lúa. “Cò” kiêm luôn việc “môi giới” thu hoạch lúa.

Nông dân một nắng hai sương, đến thi thu hoạch “cò” định giá (ảnh Nhật Hồ)
Nông dân một nắng hai sương, đến thi thu hoạch “cò” định giá (ảnh Nhật Hồ)

Chủ máy gặt đập lúa chi cho “cò” 20.000 đồng một công là không cần phải lo. Mặc dù biết là bị thiệt, nhưng do không còn cách nào khác nên nông dân vẫn phải thông qua “cò” để bán lúa.

Đến mùa thu hoạch “cò” trực tiếp gặp nông dân với danh nghĩa được giao làm đầu mối cắt lúa hoặc thu mua lúa, sau đó xem ruộng và đưa ra giá. Nếu chủ ruộng đồng ý, họ đặt tiền cọc và khi lúa chín sẽ cho máy gặt vào thu hoạch.

Một nông dân tại xã Hưng Phú, huyện Phước Long bày tỏ: “Nông dân vất vả để làm ra hạt lúa, nhưng đến khi bán phải cậy nhờ cò lúa. Muốn thoát khỏi cò cũng không được, bởi gọi máy gặt lạ là họ không cho vào. Gọi thương lái mua giá cao hơn của họ, cò chặn đường vận chuyển… nên đành ngậm miệng mà bán thông qua cò”.

Muốn bán tôm cho nhà máy, đừng hòng

Không chỉ lúa, mà chuyện bán con tôm ở các địa phương ở các địa phương ven biển phía Nam cũng lắm gian nan. Hiện tại hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản không mua trực tiếp đối với người nuôi mà thông qua các đại lý. Dưới các đại lý là “biệt đội thu mua”. Họ có hẳn đội kéo tôm, có xe đông lạnh, máy tàu đến tận ao mua tôm. Dĩ nhiên, giá thu mua đều do các đại lý quyết định.

Ông Huỳnh Thanh Hoàng, xã Vĩnh Hậu, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu chua chát: “Tôm nuôi đạt chuẩn bình thường thì không nói gì. Còn tôm rớt đáy (bị bệnh) thu hoạch sớm, biệt đội thu mua này làm yêu sách đủ điều. Họ hạ giá đến mức thấp nhất”.

Biết vậy nhưng không thể không bán, bởi hiện tại mặt hàng tôm nguyên liệu vẫn chưa có cơ quan chuyên môn nào quy định giá mua, giá bán. Tất cả đều thông qua các đại lý với nhiều biệt đội thu mua khắp nơi.

Các đại lý thu mua tôm bao giờ cũng có biệt đội thu hoạch tôm (ảnh Nhật Hồ)
Các đại lý thu mua tôm bao giờ cũng có biệt đội thu hoạch tôm (ảnh Nhật Hồ)

Tâm - một đại lý thu mua tôm tại Bạc Liêu có trong tay 4 biệt đội thu mua - trả lời thẳng thừng: “Nông dân muốn bán tôm trực tiếp cho nhà máy hả? Đừng mơ. Tôi hỏi ông, có người nuôi tôm nào mà không nợ thức ăn, thuốc thú y thủy sản, con giống. Và có nhà máy nào thu mua trực tiếp tôm của dân không? Không thông qua chúng tôi thì đừng hòng mà bán được tôm”.

Lời khẳng định khiến nhiều người rùng mình.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

“Cò” nông sản thao túng miền quê, nông dân bức xúc kêu lên Chủ tịch tỉnh

NHẬT HỒ |

Tại buổi đối thoại của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vào ngày 24.9, nhiều nông dân phản ánh phải chịu nhiều loại “cò” hoành hành khiến họ đứng ngồi không yên.

Lần đầu tiên Chủ tịch tỉnh đối thoại với nông dân

N.HỒ |

Ngày 24.9, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung đối thoại trực tiếp với nông dân.

Nông dân nơi thượng nguồn sông Cửu Long: Mừng và lo với lũ muộn

LÊ PHƯƠNG THẢO |

Bão số 4 kết hợp với áp thấp nhiệt đới gây mưa tại chỗ đã mang đến đầu nguồn sông Mekong phía thượng Lào một lượng nước mưa khổng lồ, sau đó đổ về thượng nguồn sông Cửu Long bổ sung nước cho mùa lũ muộn. Như dự báo của các chuyên gia, mưa tiếp tục kéo dài đến trung tuần tháng 9 và mực nước nơi đây sẽ dâng cao xấp xỉ báo động 2. Do đó đã bù đắp một lượng nước đáng kể cho mùa lũ muộn. Từ những ngày đầu nước thượng nguồn kéo về, nông dân ở đây đã phấn khởi lao ra đồng...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

“Cò” nông sản thao túng miền quê, nông dân bức xúc kêu lên Chủ tịch tỉnh

NHẬT HỒ |

Tại buổi đối thoại của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vào ngày 24.9, nhiều nông dân phản ánh phải chịu nhiều loại “cò” hoành hành khiến họ đứng ngồi không yên.

Lần đầu tiên Chủ tịch tỉnh đối thoại với nông dân

N.HỒ |

Ngày 24.9, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung đối thoại trực tiếp với nông dân.

Nông dân nơi thượng nguồn sông Cửu Long: Mừng và lo với lũ muộn

LÊ PHƯƠNG THẢO |

Bão số 4 kết hợp với áp thấp nhiệt đới gây mưa tại chỗ đã mang đến đầu nguồn sông Mekong phía thượng Lào một lượng nước mưa khổng lồ, sau đó đổ về thượng nguồn sông Cửu Long bổ sung nước cho mùa lũ muộn. Như dự báo của các chuyên gia, mưa tiếp tục kéo dài đến trung tuần tháng 9 và mực nước nơi đây sẽ dâng cao xấp xỉ báo động 2. Do đó đã bù đắp một lượng nước đáng kể cho mùa lũ muộn. Từ những ngày đầu nước thượng nguồn kéo về, nông dân ở đây đã phấn khởi lao ra đồng...