Giá dầu thế giới về âm:

Có nên mua dự trữ dầu thô, tăng lượng nhập khẩu xăng dầu thành phẩm?

Cường Ngô - Phạm Dung |

Giá xăng dầu hiện nay tham chiếu từ thị trường Singapore - thị trường nhập khẩu chủ yếu của xăng dầu Việt Nam, cho nên không chịu tác động nhiều từ diễn biến thị trường tại Mỹ. Tuy nhiên, một số chuyên gia về xăng dầu cho rằng, cần đẩy mạnh nhập khẩu xăng dầu lúc này bởi giá đang rất có lợi, để phục vụ cho nền kinh tế hồi phục sau khi dịch COVID-19 qua đi.

“Giá dầu Việt Nam neo theo giá dầu Brent, không phải dầu WTI”

Ngày 20.4 (rạng sáng 21.4 giờ Việt Nam) đã trở thành ngày lịch sử của ngành dầu mỏ thế giới, sau khi giá dầu thô WTI (dầu ngọt nhẹ Tây Texas, Mỹ) giao tháng 5 rơi xuống mức âm 37,63 USD/thùng. Lúc đầu, mức giá rơi xuống tận âm 40,32 USD/thùng rồi quay ngược lại mức âm 37,63 USD/thùng khi chốt phiên giao dịch.

Đây là lần đầu tiên giá dầu thô thế giới rơi xuống mức âm (dưới 0 USD/thùng) và đây là mức giá thấp nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) từ năm 1983. Bên cạnh đó giá dầu Brent (Anh) cũng sụt 5% xuống còn 26,50 USD/thùng. Việc giá dầu giảm sút nghiêm trọng, nhiều người cho rằng việc này sẽ tác động lớn đến giá dầu trong nước.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Việt Sơn - Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) cho biết, giá xăng dầu Việt Nam đang nhập về bán neo theo giá dầu Brent, không phải dầu WTI. Chưa kể, hiện tượng giá dầu thô WTI xuống mức âm chỉ xuất hiện ở một số giao dịch, còn giá xăng dầu thành phẩm tại hầu hết sàn vẫn ở mức 20-25 USD một thùng.

“Việt Nam khai thác và bán dầu thô, không nhập dầu thô để phục vụ bán lẻ, chỉ có một số nhà máy trong nước nhập dầu thô về chế biến. Giá xăng dầu Việt Nam đang nhập về bán neo theo giá dầu Brent, không phải dầu WTI”, ông Sơn khẳng định.

Về lọc dầu, theo Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, giá đầu vào thấp thì giá đầu ra thấp. Việc xăng dầu xuống thấp chủ yếu do thị trường tiêu thụ giảm vì đại dịch COVID-19. Do ảnh hưởng của dịch, sản lượng tiêu thụ giảm 30%-40%. Điều này khiến các doanh nghiệp trong nước buộc phải tìm cách thích nghi như giảm công suất, tiết kiệm chi phí…

“Các bên cần hỗ trợ cho nhau lúc khó khăn. Ông sản xuất giảm công suất giảm giá thành, người kinh doanh thì hỗ trợ tiêu thụ thay vì nhập khẩu. Quan trọng là hài hoà được lợi ích các bên”, ông Sơn nói và cho hay, còn về giá dầu giảm tác động như thế nào tới kinh tế, ông Sơn cho biết đã từng báo cáo vấn đề này, theo đó sẽ ảnh hưởng thu ngân sách. Tuy nhiên, dầu thô hiện nay cũng giảm sản lượng nên đóng góp vào ngân sách không phải quá lớn.

Chia sẻ về việc giá dầu thế giới giảm kỷ lục, ông Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) cho hay, đơn vị này đã dự báo và xây dựng bộ giải pháp ứng phó với tác động kép là dịch COVID-19 và giá dầu giảm sâu cho các kịch bản, kể cả trường hợp sốc, bất lợi nhất. Kịch bản này được áp dụng cho cả chuối giá trị từ khai thác đến lọc dầu và phân phối sản phẩm.

“Chúng tôi tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh liên quan đến sản phẩm của đơn vị mình cung cấp nhằm tháo gỡ thị trường, tối ưu nguồn lực của các bên liên quan. Cũng tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn cho các nhà máy cung ứng dầu trong nước như Nghi Sơn và Bình Sơn”, lãnh đạo PVN cho hay.

Giá xăng ra sao khi dầu thô xuống mức âm?

Không chỉ giá dầu giảm, theo diễn biến thị trường, trên thế giới giá xăng RON 92 và RON 95 cũng liên tục giảm trong thời gian vừa qua, về vấn đề này, TS Nguyễn Anh Đức - Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam nhận định, việc giá xăng dầu thế giới giảm sâu sẽ tác động đến giá xăng dầu của Việt Nam trong kỳ điều chỉnh tiếp theo, dự kiến là ngày 28.4.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng dự báo giá xăng trong nước không thể giảm quá sâu đến mức 10.000 đồng/lít do giá xăng dầu trong nước dù được điều chỉnh theo cơ chế thị trường nhưng vẫn có sự tác động của Nhà nước. Giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh theo chu kỳ 15 ngày và có sự can thiệp của Quỹ Bình ổn xăng dầu.

Tại kỳ điều gần đây nhất (13.4), giá xăng E5 RON92 giảm 613 đồng/lít, xuống còn 11.343 đồng/lít; Xăng RON95-III giảm 621 đồng/lít, xuống còn 11.939 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S giảm 436 đồng/lít, xuống còn 10.823 đồng/lít.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu trong nước còn chịu nhiều loại thuế phí theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng… Ngoài ra, còn có các chi phí khác như chi phí định mức kinh doanh, lợi nhuận định mức và trích lập Quỹ bình ổn xăng dầu như đã nêu trên.

Cụ thể, cơ cấu giá xăng gồm: thuế nhập khẩu (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95 và 8% với xăng E5), thuế bảo vệ môi trường (3.800 đồng/lít với xăng E5 và 4.000 đồng/lít với xăng RON95), thuế giá trị gia tăng (10%), chi phí định mức kinh doanh (1.050 đồng/lít với xăng RON95 và 1.250 đồng/lít với xăng E5), lợi nhuận định mức (300 đồng) và trích quỹ bình ổn (400 đồng/lít với xăng E5RON92 và 1.400 đồng/lít với xăng RON95).

Giá xăng E5RON92 trên thị trường hiện là 11.343 đồng/lít. Sau khi tổng các tổng các loại thuế, phí và khoản ngoài thuế phí trên mỗi lít xăng E5 là khoảng 7.500 đồng/lít, chiếm khoảng hơn 66% giá bán lẻ xăng E5. Với xăng RON95, tổng các loại thuế, phí và khoản ngoài thuế phí thì mỗi lít xăng phải chịu là khoảng 8.600 đồng/lít, trên giá bán 11.939 là đồng/lít, chiếm khoảng 72% giá bán lẻ xăng RON95. Với mức thuế phí như hiện tại, chuyên gia này cho rằng, giá xăng dầu trong nước khó có thể giảm đến 10.000 đồng/lít.

Trong khi đó, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) giải thích thêm, hiện giá xăng dầu nhập dầu thành phẩm tham chiếu từ thị trường Singapore - thị trường nhập khẩu chủ yếu của xăng dầu Việt Nam, không chịu tác động nhiều từ diễn biến tại Mỹ. Mức giá ngày 21.4 ở thị trường này ở ngưỡng 25 USD một thùng.

Bên cạnh đó, giá bán lẻ xăng dầu được điều hành theo Nghị định 83 với cơ chế tính giá cơ sở bình quân theo 15 ngày. Mặt khác, hiện tỉ lệ thuế, phí chiếm trên 60% trong cơ cấu giá bán lẻ, đáng kể nhất là thuế bảo vệ môi trường 3.800 đồng một lít với xăng E5 RON92 và 4.000 đồng với RON95. Mặc dù vậy, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước cho hay, xu hướng giảm giá chung của thế giới cũng sẽ tạo tác động tích cực đến giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Xem xét mua dự trữ dầu thô:

“Tôi nghĩ giá dầu sẽ xuống thấp và giữ ở mức như vậy một thời gian, mang tính thời điểm, sau đó có thể sẽ hồi phục. Trong tình hình đó, không có cách gì khác là PVN phải cắt giảm chi phí và sản xuất ở một mức độ có thể vừa đáp ứng được nhu cầu vừa giảm tối thiểu được số lỗ.

Đồng thời có thể xem xét phương án mua dự trữ dầu thô, sản phẩm xăng dầu nhằm tranh thủ cơ hội giá dầu chạm đáy làm động lực tăng trưởng khi thị trường ấm trở lại cũng là một phương án rất hợp lý bởi vì chúng ta có thể tận dụng tình hình giá dầu thô đang giảm như hiện nay để mua về chế biến, khi giá dầu tăng lên chúng ta có thể bán ra thị trường, đó cũng là cách tránh được lỗ và có thể có lãi để bù lỗ cho sản xuất”.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Đề xuất tăng nhập khẩu xăng dầu

Đó là ý kiến của ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA). Ông Ngãi cho Lao Động biết sẽ đề nghị Bộ Công Thương tăng nhập khẩu xăng dầu lúc này, bởi giá đang có lợi cho nền kinh tế phục hồi sau khi dịch COVID-19 qua đi.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long thì lưu ý - các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cần phải đánh giá nếu nhập dầu về, kho đủ khả năng dự trữ đến đâu, thời gian giảm giá dầu sẽ kéo dài trong bao lâu. Nếu không đánh giá kỹ lưỡng về vấn đề này thì khi nhập dầu thô về mà giá vẫn tiếp tục giảm sâu, kéo dài thì rất nguy hiểm.

Cường Ngô - Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Giá dầu giảm dưới 0 USD: Giá xăng dầu trong nước khó giảm đến 10.000 đồng/lít

Cường Ngô - Phạm Dung |

Giá dầu thế giới vừa có thời điểm xuống mức dưới 0 USD/thùng, song nhiều chuyên gia nhận định việc này chỉ mang tính chất thời điểm, khi lượng dầu tích trữ lên cao và kho chứa thì quá tải.

Kinh tế 24h: Giá xăng dầu rơi xuống mức thấp kỷ lục

Khương Duy |

Vì sao càng đẩy mạnh bán ra thị trường, giá thịt lợn càng tăng cao; Mở tờ khai lúc 0h: Đề nghị Bộ Công an xác minh, điều tra vi phạm; Giá xăng dầu lao dốc, sắp chạm mức thấp kỷ lục... là những thông tin kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Ái Vân |

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.