Có một Sáng Tùng rất khác

Hoài Anh - Tô Thế - Thanh Chân |

Sau trận sạt lở năm 2018, người dân bản Sáng Tùng đã chuyển tới nơi ở mới. Tại đây, họ đã vượt qua nhiều khó khăn, vất vả để cùng nhau bắt đầu một cuộc sống mới. Chúng tôi, những phóng viên trẻ của báo Lao Động đã trở lại Sáng Tùng để cảm nhận những đổi thay nơi đây.

Sinh con đúng ngày bản Sáng Tùng bị xoá sổ

Ngồi giữa hiên nhà, bé Hạng Thị Linh đang cầm chiếc thìa nhôm xúc từng miếng cơm chan nước sôi. Bé Linh sinh ngày 27.6.2018, là con thứ 2 của vợ chồng chị Sùng Thị Du. Có lẽ đối với nhiều người, đây chỉ là một ngày sinh hết sức bình thường, nhưng đối với dân bản Sáng Tùng, thì đó là một ngày mãi mãi không thể quên.

Rạng sáng 27.6.2018, bản Sáng Tùng (xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) đã bị xóa sổ hoàn toàn sau vụ sạt lở đất nghiêm trọng. Nhiều căn nhà bị vùi lấp trong bùn đất, 162 người dân lâm vào cảnh màn trời, chiếu đất.

Cũng chính vụ sạt lở kinh hoàng ấy khiến bản Sáng Tùng bị cô lập, con đường để chị Du đến bệnh viện sinh nở dài hơn bao giờ hết. Nhớ lại ngày ấy, chị Du cho biết: “Ngày hôm đó, tôi đã phải sinh con ngay trên đường, dưới trời mưa tầm tã. Và người đỡ đẻ cho tôi không ai khác chính là chồng và mẹ chồng. Sinh con trong hoàn cảnh ấy, vừa mệt vừa tủi, mà không biết phải làm sao”.

Sau khi sinh con, hàng loạt nỗi lo lại bủa vây xung quanh vợ chồng chị Du. Không còn nhà, 2 vợ chồng chị phải dựng tạm lán để ở. Trong căn lán tạm bợ, đồ đạc dường như chẳng còn gì. “Khi đó, muốn tắm cho con cũng khó, vì không có củi để sưởi ấm, cũng chẳng có chậu, có nước để dùng. Quần áo cho con cũng không có, phải quấn tạm quần áo của con gái lớn. Còn về đồ ăn thì đương nhiên là thiếu thốn, vì lũ cuốn hết rồi còn đâu” - chị Du nghĩ lại.

Ngày bé Linh đầy tháng, cả gia đình chuyển lên ngôi nhà mới do các nhà hảo tâm quyên góp, xây dựng. Ngôi nhà này cách nhà cũ chừng 2km, phần mái và 2/3 bức tường được làm bằng tôn, 1/3 còn lại là tường gạch. Rộng chưa đầy 20m2, ngôi nhà hiện là nơi ăn chốn ở của 2 vợ chồng chị Du và 4 người con (2 bé mồ côi do chị nhận nuôi).

Trong nhà, 2 chiếc giường tre thấp tè đã chiếm trọn diện tích, một góc nhỏ sát cửa còn lại là nơi chồng chất tất cả đồ đạc, từ bát đũa, chậu, xoong nồi đến thúng, ủng… Quần áo được vắt trên chiếc dây chạy dọc mép tường quanh nhà. Khó mà có thể biết được đâu là nơi để các con chị Du học bài.

Chị Sùng Thị Du và các con. Ảnh: Hoài Anh
Chị Sùng Thị Du và các con. Ảnh: Hoài Anh

Ngôi nhà chưa kịp ở đã bị cuốn trôi…

Cách nhà chị Sùng Thị Du một con dốc là nhà trưởng bản Sáng Tùng - anh Hạng A Binh.

Anh A Binh sinh ra trong gia đình có 4 người con. Sau nhiều năm ở trong căn nhà đất chật hẹp, anh quyết định tích góp tiền dựng nhà sàn để có không gian sống rộng và thoáng hơn. Đến năm 2017, khi tài chính ổn định, anh bắt đầu bắt tay vào dựng những cột gỗ đầu tiên. Giữa năm 2018, khi chuẩn bị cất nóc, cả gia đình ở trong tư thế sẵn sàng chuyển sang nhà mới thì trận sạt lở xảy ra.

“Tôi vẫn nhớ như in trưa 26.6, khi tôi và vợ đang đi cấy thì anh em trong bản gọi về vì cả bản bị nứt hết rồi. Vội vội vàng vàng chạy về sơ tán thì cũng chẳng kịp cầm theo gì nhiều. Vợ tôi khi đó khóc cạn nước mắt, vì căn nhà mới chưa kịp ở đã bị cuốn trôi. Tôi khi đó cũng hoang mang, lo lắng lắm chứ, như bản thân đã đi vào ngõ cụt rồi vậy” - anh A Binh Nghĩ lại.

Sau đó, cũng giống như gia đình chị Du, anh Binh dựng lán để ở tạm. 8 người gồm bố mẹ, vợ, con, 3 đứa em và anh Binh ở trong lán lá xập xệ suốt gần 1 tháng trời trước khi chuyển đến nhà mới.

Khoảng thời gian đầu ở trong nhà mới, con gái lớn của anh Binh - bé Hạng Thị Thuỵ - thường xuyên đòi bố được về nhà cũ. Những câu hỏi của bé về cây lê trong sân nhà cũ, về chiếc xích đu gỗ, về 2 con lợn mán… khiến tim anh Binh đau nhói.

Nhà mới của anh Binh có “khá” hơn nhà chị Du chút đỉnh, khi có thêm một căn bếp nhỏ lợp lá bên cạnh. Tuy nhiên, bếp cũng chẳng có gì nhiều ngoài 2 chiếc nồi to nấu cám lợn và chiếc ấm bám đầy lớp muội sắp đứt quai cầm.

Bát cơm chan nước sôi là bữa trưa của cả 3 đứa trẻ ở bản Sáng Tùng. Ảnh:  Thanh Chân
Bát cơm chan nước sôi là bữa trưa của cả 3 đứa trẻ ở bản Sáng Tùng. Ảnh: Thanh Chân

Bản Sáng Tùng bao giờ mới sáng đây?

Sau 2 năm chuyển đến nơi ở mới, vẫn còn có quá nhiều khó khăn mà người dân chưa thể tìm hướng khắc phục.

Nếu như trước kia ở bản cũ, chỉ cần đi vài bước là đến chỗ lấy nước, thì nay, người dân phải lóc cóc đi xuống tận những khe suối hoặc đợi những cơn mưa hiếm hoi để có nước dùng. Trong bản, nhà nào nhà nấy đều phải trang bị hàng chục chiếc can trắng, thùng nhựa xanh đựng nước dự phòng.

Có những ngày trời nắng như đổ lửa, vừa đi làm nương về, anh Hạng A Binh vẫn phải ngồi lên chiếc xe máy cũ mèm để đi lấy nước. “Nhiều người trong bản phần vì không quen sống ở nơi mới, phần vì thấy bất tiện phải đi lấy nước nên đã chuyển về bản cũ để sống” - anh Binh nói.

Việc cấy lúa, trồng ngô cũng gặp nhiều khó khăn khi quãng đường di chuyển hiện tại xa gấp đôi quãng đường cũ. Đường đi cũng gập ghềnh, nhiều đá nhọn nên phải ai chắc tay mới có thể cầm lái được. Một số người lập lán tại khu vực ruộng nhà mình để tiết kiệm thời gian đi về.

“Xe máy của chúng tôi thường chỉ sử dụng được tối đa 3 năm là đã phải thay xe mới vì đi trong khu vực này độ hao mòn lớn. Trong bản cũng chẳng ai có thể đi xe ga được, vì xe ga sẽ không lên nổi những con dốc ở đây” - anh Binh chia sẻ.

Về mặt giao thương, người dân thường dành 1 ngày trong tuần để xuống thị trấn bán thóc, ngô, sắn lấy tiền mua thức ăn cho cả gia đình.

Phải đi lấy nước xa, đường đi khó khăn, diện tích sống chật hẹp… có lẽ tất cả vẫn không thể bằng việc thiếu điện. Người dân bản Sáng Tùng từng vui mừng đếm lùi từng ngày khi từng cây cột điện được dựng trong bản. Thế nhưng, vụ sạt lở năm ấy đã cuốn đi nhà cửa, đồ đạc, lợn gà… và cả những cây cột điện - niềm tin và hy vọng của dân bản.

Thiếu điện, trẻ con phải học trong ánh sáng lờ mờ của những chiếc đèn pin. Thiếu điện, ngày hè, cả gia đình phải ra sân nằm mặc muỗi đốt đỏ chân vì nằm trong nhà nóng không ngủ được.

Theo ông Sùng A Binh - Chủ tịch UBND xã Tả Ngảo, ngay sau khi vụ sạt lở xảy ra, bản Sáng Tùng đã được xây đường bêtông nội bản, nhà văn hoá và một trường mầm non. Về trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, do số lượng học sinh ít nên hiện tại các em đang phải di chuyển đến khu vực lân cận để học tập. Ngoài ra, xã cùng các nhà tài trợ tiến hành trồng cỏ tại vị trí bản cũ để chống sạt lở.

Do bản Sáng Tùng tái định cư vào vị trí mới nên không lấy được nước đầu nguồn. Để giúp người dân khắc phục tình trạng này, xã đang đề xuất với huyện cho đầu tư thêm hệ thống ống từ trên đỉnh núi khu vực tái định cư.

Về điện lưới, ông Sùng A Binh cho hay, các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ để người dân sớm được sử dụng điện. “Trong cuộc họp mới đây, các nhà thầu và điện lực tỉnh đã cam kết ngày 31.8.2020 sẽ lắp điện cho người dân” - ông Binh chia sẻ thêm.

Hiện tại, bản Sáng Tùng đang có 29 hộ dân, 165 khẩu. Tất cả đều đang nuôi hy vọng về một ngày không xa, bản Sáng Tùng sẽ có thể "sáng" mà không cần phụ thuộc vào ánh sáng tự nhiên.

Hoài Anh - Tô Thế - Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

2 năm kể từ vụ sạt lở xoá sổ bản Sáng Tùng, cuộc sống người dân giờ ra sao?

TÔ THẾ - HOÀI ANH - PHẠM ĐÔNG - THANH CHÂN |

Ngày 28.6.2018, bản Sáng Tùng, xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã bị xóa sổ hoàn toàn sau vụ sạt lở đất nghiêm trọng. Vụ sạt lở khiến nhiều căn nhà bị vùi lấp trong bùn đất, 162 người dân lâm vào cảnh màn trời, chiếu đất. 2 năm trôi qua, cuộc sống của người dân nơi đây giờ ra sao?

Đề nghị tạo điều kiện cho báo chí tác nghiệp trong phòng chống COVID-19

Long Nguyễn |

Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố trên cả nước đề nghị tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí và các lĩnh vực thông tin đặc thù khác được tác nghiệp, hoạt động trong địa bàn cũng như các khu vực cách ly trong điều kiện cần thiết.

Nhà báo bị gây khó khăn khi tác nghiệp vì cơ quan nhà nước cố tình "né"

Đặng Chung |

Tình trạng phóng viên, báo chí bị cản trở khi tác nghiệp; cơ quan nhà nước trốn tránh trong việc cung cấp thông tin; quản lý trang thông tin điện tử tổng hợp còn gặp nhiều khó khăn… là những thực trạng, bất cập được thẳng thắn nhìn nhận sau 3 năm thi hành Luật Báo chí 2016.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

2 năm kể từ vụ sạt lở xoá sổ bản Sáng Tùng, cuộc sống người dân giờ ra sao?

TÔ THẾ - HOÀI ANH - PHẠM ĐÔNG - THANH CHÂN |

Ngày 28.6.2018, bản Sáng Tùng, xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã bị xóa sổ hoàn toàn sau vụ sạt lở đất nghiêm trọng. Vụ sạt lở khiến nhiều căn nhà bị vùi lấp trong bùn đất, 162 người dân lâm vào cảnh màn trời, chiếu đất. 2 năm trôi qua, cuộc sống của người dân nơi đây giờ ra sao?

Đề nghị tạo điều kiện cho báo chí tác nghiệp trong phòng chống COVID-19

Long Nguyễn |

Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố trên cả nước đề nghị tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí và các lĩnh vực thông tin đặc thù khác được tác nghiệp, hoạt động trong địa bàn cũng như các khu vực cách ly trong điều kiện cần thiết.

Nhà báo bị gây khó khăn khi tác nghiệp vì cơ quan nhà nước cố tình "né"

Đặng Chung |

Tình trạng phóng viên, báo chí bị cản trở khi tác nghiệp; cơ quan nhà nước trốn tránh trong việc cung cấp thông tin; quản lý trang thông tin điện tử tổng hợp còn gặp nhiều khó khăn… là những thực trạng, bất cập được thẳng thắn nhìn nhận sau 3 năm thi hành Luật Báo chí 2016.