Có gạo hỗ trợ, học sinh Kon Tum sẽ ấm no đến trường

THANH TUẤN |

Kon Tum - Nhiều em học sinh ở tỉnh Kon Tum và phụ huynh vui mừng vì có đợt cấp phát gạo hỗ trợ năm học 2021-2022 nhằm giúp các em vững chân đến trường.

Nghe tin nhà trường chuẩn bị có đợt cấp gạo hỗ trợ học sinh vùng khó khăn, em Y Hiên (15 tuổi, học sinh ở điểm trường Kon Du, thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành, huyện Kon Plông) vui mừng nói: “Có gạo nấu cơm, bố mẹ em đỡ vất vả lên nương rẫy tìm củ khoai, sắn để chuẩn bị cho em đến trường ở lại học. Cơm no bụng thì tiếp thu con chữ nhanh hơn”.

Năm nay, tỉnh Kon Tum được phân bổ 716.565kg gạo để phân phát xuống cho các địa phương, học sinh vùng khó khăn, thiếu thốn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Số lượng gạo này cấp phát cho học sinh trong 4 tháng học kỳ II năm học 2021-2022.

Có gạo, các em học sinh sẽ ấm no đến trường học chữ. Ảnh T.T
Có gạo, các em học sinh sẽ ấm no đến trường học chữ. Ảnh: T.T

Thầy Trần Thông - Hiệu trường Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành (huyện Kon Plông, Kon Tum) - cho biết, sau khi công nhận xã Măng Cành đạt chuẩn nông thôn mới thì các chế độ liên quan đến việc hỗ trợ học sinh trên địa bàn theo Nghị định 116 của Thủ tướng Chính phủ không còn hiệu lực. Điều này gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến việc vận động học sinh ra lớp.

Vì thế, qua năm mới nghe tin có đợt cấp phát gạo hỗ trợ cho học sinh, thầy cô trong nhà trường đều phấn khởi. Năm ngoái, nhà trường đi vận động mạnh thường quân, các phụ huynh đóng góp gạo từng lon để nấu cho học sinh đi học. Nếu không có gạo, tình cảm mến thương của các thầy cô giáo, rất nhiều học sinh sẽ bỏ học giữa chừng.

Bà Y Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - cho hay, tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Tây Nguyên và các địa phương tổ chức tiếp nhận gạo của Chính phủ để cấp phát, sử dụng cho học sinh đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, đối tượng và thời gian quy định. Thời gian hoàn thành việc tiếp nhận, cấp phát trước ngày 15.4.2022.

Theo khảo sát của ngành giáo dục Kon Tum, năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 47.201 học sinh. Số học sinh được hỗ trợ gạo 4 tháng học kỳ II là 12.926 em. Trong khi đó, nhu cầu gạo hỗ trợ thực tế là 775.560kg, như vậy số gạo vừa được phân bổ cơ bản đáp ứng nhu cầu.

Như Báo Lao Động phản ánh, Kon Tum là tỉnh có phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống người dân còn khó khăn. Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới thì học sinh vùng đó bị cắt chế độ dành cho bán trú, các em đứng trước nguy cơ bỏ học.

Riêng huyện Kon Plông năm học 2021-2022, toàn huyện có gần 1.000 em học sinh bị cắt chế độ bán trú. Đợt cấp phát gạo lần này sẽ tiếp thêm động lực, tinh thần để các em vùng sâu vùng xa được đến trường.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Khó khăn khi cưỡng chế, thu hồi đất làm dự án lớn ở Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum – Ngày 18.2, UBND TP.Kon Tum cho biết, đơn vị đang tiến hành đo đạc, thu hồi đất để giao mặt bằng cho nhiều dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, còn một số người dân ở các xã chưa thống nhất với phương án bồi thường, di dân tái định cư.

Bữa ăn nghèo khó của học sinh miền núi cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum - Năm học 2021-2022, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có gần 1.000 em học sinh bị ngưng cấp chế độ bán trú sau khi xã đạt chuẩn Nông thôn mới, khiến nhiều em có nguy cơ bỏ học. Với đồng lương ít ỏi của mình, các thầy cô giáo quyên góp 10.000 đồng/tháng vào Quỹ khuyến học, cải thiện bữa ăn cho các em.

Bữa cơm trắng với nhộng đất của học sinh vùng cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum – Bữa ăn trưa của các em học sinh ở điểm trường Kon Du, thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có lá mì, cá suối và con nhộng đất. Những món ăn nghèo khó do chính cha mẹ hoặc các em tìm kiếm được trong rừng, đưa về nấu để mang theo đến trường.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Khó khăn khi cưỡng chế, thu hồi đất làm dự án lớn ở Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum – Ngày 18.2, UBND TP.Kon Tum cho biết, đơn vị đang tiến hành đo đạc, thu hồi đất để giao mặt bằng cho nhiều dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, còn một số người dân ở các xã chưa thống nhất với phương án bồi thường, di dân tái định cư.

Bữa ăn nghèo khó của học sinh miền núi cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum - Năm học 2021-2022, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có gần 1.000 em học sinh bị ngưng cấp chế độ bán trú sau khi xã đạt chuẩn Nông thôn mới, khiến nhiều em có nguy cơ bỏ học. Với đồng lương ít ỏi của mình, các thầy cô giáo quyên góp 10.000 đồng/tháng vào Quỹ khuyến học, cải thiện bữa ăn cho các em.

Bữa cơm trắng với nhộng đất của học sinh vùng cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum – Bữa ăn trưa của các em học sinh ở điểm trường Kon Du, thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có lá mì, cá suối và con nhộng đất. Những món ăn nghèo khó do chính cha mẹ hoặc các em tìm kiếm được trong rừng, đưa về nấu để mang theo đến trường.