Cơ chế đặc thù về thu thêm phí, tăng phí: Dịch vụ phải tốt hơn hoặc thêm nhiều dịch vụ khác

HOÀI ANH - ái vân |

Theo Tờ trình của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hà Nội có đề xuất HĐND thành phố Hà Nội quyết định một số khoản thu phí (ban hành danh mục, tăng mức). Tiến sĩ Hồ Vân Nga - Trưởng ban Kinh tế và Ngân sách HĐND Thành phố Hà Nội cho biết, khung chung tạo điều kiện cho thành phố phát triển. Tuy nhiên, về thực tế bất cứ việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí nào cũng đều phải được đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng, rõ ràng trước khi thực hiện.

Nếu tăng phí phải đi kèm với tăng chất lượng dịch vụ

Nếu được thông qua, cơ chế đặc thù này của Thành phố Hà Nội cũng giống như cơ chế của TP.Hồ Chí Minh đang thực hiện khi được Quốc hội ban hành Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hồ Chí Minh.

Theo Nghị quyết, Hội đồng nhân dân thành phố quyết định áp dụng trên địa bàn thành phố: Phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; Tăng mức hoặc tỉ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.

HĐND TPHCM đã ban hành một số chính sách thu phí, lệ phí như: Ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe ôtô, điều chỉnh tăng từ 5.000 đồng/xe/lượt lên bình quân 30.000 đồng/xe/giờ; điều chỉnh mức thu phí BVMT đối với nước xả thải công nghiệp theo hướng xả thải càng nhiều đóng càng cao; điều chỉnh giảm mức thu học phí đến mức tối thiểu…

Tại Hà Nội, thực tế, theo ghi nhận của PV Lao Động, hiện nay các mức phí, lệ phí các dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang được duy trì theo các danh mục phí, lệ phí đã được HĐND thành phố thông qua từ cách đây nhiều năm.

Và câu chuyện điều chỉnh phí, lệ phí mỗi lần đều nhận được nhiều sự quan tâm của người dân Thủ đô. Chẳng hạn như với mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè hiện tại thì mức giá trông giữ xe ôtô loại dưới 9 chỗ (qua hệ thống IParking) sẽ có mức phí là 25.000-45.000 đồng tuỳ theo thời gian gửi.

Trao đổi với Lao Động, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám - cho hay, trên thực tế, phí tham quan các di tích của Hà Nội hiện nay tương đối thấp. Mức phí này cũng thấp hơn so với cả những khu di tích, bảo tàng, khu tham quan của Bộ VHTTDL quản lý. Những khu di tích như Hoàng thành Thăng Long hay Văn Miếu, di tích nhà tù Hoả Lò… cũng chỉ thu mức phí tối đa 30.000 đồng. Và mức phí này cũng đã được áp dụng từ cách đây nhiều năm. Bất kỳ sự điều chỉnh nào cũng đều phải được HĐND thành phố thông qua.

Phải đánh giá tác động kỹ lưỡng khi có sự điều chỉnh

Trước câu hỏi của PV về việc có nên tăng các loại phí tham quan, phí thắng cảnh vào khu di tích không, TS Lê Xuân Kiêu cho rằng, nếu việc tăng phí để có điều kiện tăng chất lượng dịch vụ tốt hơn cũng là điều cần thiết. Tuy nhiên để cho việc tăng phí thì phải có những việc chuẩn bị cho tăng chất lượng dịch vụ.

“Tức là dịch vụ phải tốt hơn hoặc thêm nhiều dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Việc tăng phí cũng là một điều bình thường so với mặt bằng chung của xã hội” - ông Kiêu nói.

Tuy nhiên, TS Lê Xuân Kiêu cũng lưu ý, trong điều kiện hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các địa phương khác cũng đang có những chính sách kích cầu du lịch, giảm vé tham quan thì trước hết trong năm 2020 nên duy trì ở mức hiện tại, chưa nên có việc tăng phí, lệ phí với các dịch vụ này.

TS Hồ Vân Nga - Trưởng ban Kinh tế và Ngân sách HĐND Thành phố Hà Nội cho hay, cơ chế đặc thù cho Hà Nội về việc có thể thu thêm hoặc thu tăng phí, lệ phí là một khung chung để Hà Nội thực hiện các mục tiêu về phát triển thành phố. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc trong năm 2020 thành phố sẽ tăng phí, lệ phí hay thêm loại phí gì.

Tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ việc quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù như đã báo cáo ở trên sẽ tạo động lực cho thành phố tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn; giúp thành phố có điều kiện sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đã có và huy động thêm nguồn lực để giải quyết các bức xúc về cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường, giao thông, ngập úng…

TPHCM tăng nhiều loại phí

Tại TPHCM, từ cuối năm 2017, HĐND TPHCM đã thông qua nhiều tờ trình của UBND TPHCM về tăng mức phí, lệ phí ở nhiều lĩnh vực.

Theo đó, mức phí cấp phép nhà ở riêng lẻ của người dân là 75.000 đồng/giấy phép (mức cũ là 50.000 đồng) và công trình khác là 150.000 đồng/giấy phép (mức cũ là 100.000 đồng). Phí gia hạn giấy phép xây dựng là 15.000 đồng/giấy phép (mức cũ là 10.000 đồng).

Mức thu đăng ký thường trú, tạm trú cả hộ hoặc một người ở các quận là 10.000 đồng và ở các huyện là 5.000 đồng. Mức thu điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú là 5.000 đồng ở quận và 3.000 đồng ở huyện (mức cũ lần lượt là 5.000 đồng và 2.500 đồng). Đặc biệt, có danh mục thu phí hoàn toàn mới được HĐND TPHCM thông qua. Đó là mức thu gia hạn tạm trú lần lượt là 10.000 đồng ở quận và 5.000 đồng ở huyện. TPHCM cũng tăng phí vào cửa một số bảo tàng, gồm: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (40.000 đồng/lượt); Bảo tàng TPHCM, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Lịch sử (cùng 30.000 đồng/lượt).

Ngoài ra, Quyết định 38 của UBND TPHCM về giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và giá tối đa dịch vụ xử lý rác sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu lực từ ngày 1.11.2018. Theo quyết định này, với một hộ gia đình khoảng 4 người, mỗi ngày thải ra khoảng 4kg rác thì năm 2020 phải trả khoảng 59.000 đồng/hộ/tháng, từ năm 2022 trở đi là 130.000 đồng/hộ/tháng.

Từ khi có nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TPHCM, tháng 3.2018 UBND TPHCM đã điều chỉnh tăng mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ ôtô. Theo đó, phí tạm dừng đậu ôtô trên lòng đường được tính cao nhất là 40.000 đồng/giờ (phí trước đó là 5.000 đồng/lượt), cao hơn khoảng 20% so với mức thu của các cao ốc, trung tâm thương mại... Mức phí cũng tính tăng lũy tiến theo giờ chứ không theo lượt như trước đó và áp dụng cho 2 nhóm là ôtô đến 9 chỗ; xe tải dưới 1,5 tấn và ôtô từ 10 chỗ; xe tải trên 1,5 tấn đến dưới 2,5 tấn.

Trao đổi với Phóng viên Báo Lao Động, ông Cao Thanh Bình - Phó Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TPHCM, cho rằng, các loại mức phí ở TPHCM hiện nay là cơ bản phù hợp khi đã tính toán các yếu tố an sinh xã hội, đánh giá tác động đến đời sống người dân. MINH QUÂN

HOÀI ANH - ái vân
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội 24h: Tăng các loại phí, chất lượng dịch vụ đã tương xứng?

Anh Thư (T.H) |

Hà Nội được đề xuất cơ chế đặc thù, quyết định một số khoản phí: Phí tăng lên, chất lượng dịch vụ phải tương xứng; Nắng nóng như "chảo lửa": Bệnh nhân, người nhà vạ vật tránh nắng... là những tin nổi bật trong 24h qua.

Phí tăng lên, chất lượng dịch vụ phải tương xứng

VƯƠNG TRẦN - HOÀI ANH |

Theo Tờ trình của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hà Nội có đề xuất HĐND thành phố Hà Nội quyết định một số khoản thu phí (ban hành danh mục, tăng mức). Trước đề xuất này, nhiều ý kiến cho rằng, chỉ nên thực hiện việc tăng phí khi cần thiết và đi kèm với đó là tăng chất lượng phục vụ nhân dân.

Khu đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM: Thu hút đầu tư, cần cơ chế đặc thù

Minh Quân |

TPHCM đang xúc tiến thành lập thành phố khu Đông (gồm quận 2, 9 và quận Thủ Đức), trong đó điểm nhấn cốt lõi của thành phố này là Khu đô thị sáng tạo nhằm tạo ra giá trị mới để thúc đẩy kinh tế TPHCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ nói chung. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để triển khai thành công Khu đô thị sáng tạo cũng như thành phố khu Đông, TPHCM cần có những chính sách đặc thù để linh hoạt vận hành, thu hút đầu tư, tận dụng hiệu quả nguồn lực...

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Hà Nội 24h: Tăng các loại phí, chất lượng dịch vụ đã tương xứng?

Anh Thư (T.H) |

Hà Nội được đề xuất cơ chế đặc thù, quyết định một số khoản phí: Phí tăng lên, chất lượng dịch vụ phải tương xứng; Nắng nóng như "chảo lửa": Bệnh nhân, người nhà vạ vật tránh nắng... là những tin nổi bật trong 24h qua.

Phí tăng lên, chất lượng dịch vụ phải tương xứng

VƯƠNG TRẦN - HOÀI ANH |

Theo Tờ trình của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hà Nội có đề xuất HĐND thành phố Hà Nội quyết định một số khoản thu phí (ban hành danh mục, tăng mức). Trước đề xuất này, nhiều ý kiến cho rằng, chỉ nên thực hiện việc tăng phí khi cần thiết và đi kèm với đó là tăng chất lượng phục vụ nhân dân.

Khu đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM: Thu hút đầu tư, cần cơ chế đặc thù

Minh Quân |

TPHCM đang xúc tiến thành lập thành phố khu Đông (gồm quận 2, 9 và quận Thủ Đức), trong đó điểm nhấn cốt lõi của thành phố này là Khu đô thị sáng tạo nhằm tạo ra giá trị mới để thúc đẩy kinh tế TPHCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ nói chung. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để triển khai thành công Khu đô thị sáng tạo cũng như thành phố khu Đông, TPHCM cần có những chính sách đặc thù để linh hoạt vận hành, thu hút đầu tư, tận dụng hiệu quả nguồn lực...