Chuyện về người tài vẽ “một ngón”

Lan Nhi |

Khiếm khuyết cơ thể, chân tay chỉ có một ngón thế nhưng ông Nguyễn Tiến Thiểu (sinh năm 1938, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) lại vẽ đẹp, khiến cho nhiều người nể phục.

Mặc dù bị khuyết tật bẩm sinh, tay chân chỉ có một ngón nhưng ông Nguyễn Tiến Thiểu đã vượt lên trên nghịch cảnh, khiến nhiều người xung quanh phải ngưỡng mộ về biệt tài hội họa và khả năng học Tiếng Trung.

Ở tuổi cắp sách tới trường, khó khăn trong việc học tập, thế nhưng ông Thiểu vẫn miệt mài học viết, đánh vật với từng con số và thi đỗ đỗ khoa Trung văn (trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội). Năm 1964, sau khi tốt nghiệp, ông chuyển về công tác tại trường Nguyễn Huệ (Hà Đông).

Ông Nguyễn Tiến Thiểu có biệt tài về hội họa và khả năng học tiếng Trung rất nhanh.
Ông Nguyễn Tiến Thiểu có biệt tài về hội họa và khả năng học tiếng Trung rất nhanh. Ảnh: Lan Nhi

Tâm sự với Lao Động, ông Nguyễn Tiến Thiểu cho biết: “Người bình thường, viết chữ Trung Quốc đã khó, với tôi càng khó hơn. Thay vì tập viết vào giấy, tôi hay ra bãi đất trống, lấy que gỗ nhỏ viết trên nền đất. Có lúc bàn tay rớm máu nhưng tôi vẫn cố viết để nhớ mặt chữ. Cuộc sống ngày ấy khó khăn nên mỗi lần về quê, tôi đều tranh thủ lên tàu hỏa nhận khắc chữ vào bút, kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình”.

Theo ông Thiểu, dù đôi tay chỉ có 2 ngón nhưng ông vẫn tìm tòi, tự học vẽ và may vá vì thích. Trước kia gia đình nghèo khó, đồng lương ít ỏi không đủ sống, để kiếm thu nhập, ông Thiểu còn xin đi vẽ tranh, vẽ phông rạp đám cưới, sửa, dịch sách sang tiếng Trung cho các nhà in... sau này ông chuyển sang dạy ngôn ngữ cho các lớp xuất khẩu lao động tại địa phương. Nhờ đó, mà cuộc sống của gia đình ông có phần ổn định hơn.

Ông Thiểu còn tranh thủ làm nhiều công việc như khắc chữ vào bút, vẽ phông rạp đám cưới để kiếm thêm thu nhập.
Ngoài các công việc hiện tại, ông Thiểu còn tranh thủ làm nhiều công việc như khắc chữ vào bút, vẽ phông rạp đám cưới để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Lan Nhi

Nhớ lại quãng thời gian đi dạy học của mình, học sinh thấy ông Thiểu bị dị tật như vậy thì tỏ ra  e ngại, nhưng nhờ chút tài lẻ của mình, vẽ đẹp, viết giỏi, giao tiếp tốt, ông Thiểu được các em học sinh và đồng nghiệp rất yêu quý. Những tập lưu bút đã phai màu của các em học sinh ngày trước, qua mấy chục năm trôi qua vẫn được ông nâng niu, trân trọng như kỉ vật vô giá.

Tập lưu bút đã phai màu mà ông Nguyễn Tiến Thiểu rất trân trọng.
Tập lưu bút đã phai màu mà ông Nguyễn Tiến Thiểu rất trân trọng.

Với vốn kiến thức sẵn có, thi thoảng ông Thiểu vẫn dịch sách, dịch những sắc phong, gia phả của người dân trong làng. Cuộc sống về già của người đàn ông tàn nhưng không phế này luôn có sự vận động và tràn ngập màu sắc. Lúc tỉa cây cảnh, lúc vẽ tranh, lúc học chữ Hán...

Có thể thấy dù thiếu đi 8 ngón tay, 6 ngón chân nhưng bù lại ông Thiểu lại có nghị lực sống phi thường khiến nhiều người xung quanh ngưỡng mộ.

Hằng ngày ông Nguyễn Tiến Thiểu vẫn thường tỉa cây bằng đôi tay một ngón của mình.
Hằng ngày ông Nguyễn Tiến Thiểu vẫn thường tỉa cây bằng đôi tay một ngón của mình. Ảnh: Lan Nhi
Bức tranh mà ông Nguyễn Tiến Thiều vẽ bằng đôi tay một ngón của mình.
Bức tranh mà ông Nguyễn Tiến Thiều vẽ bằng đôi tay một ngón của mình từ lâu. Ảnh: Lan Nhi
Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Nghị lực phi thường của nữ sinh bị ung thư não vẫn quyết tâm thi đỗ đại học

Phạm Đông |

Dù mang trong người căn bệnh ung thư não từ năm 2011, tuy nhiên nữ sinh Nông Thúy Hiền vừa điều trị bệnh, vừa cố gắng ôn luyện với khao khát thi đỗ vào Trường Đại học Ngoại ngữ.

Người phụ nữ "mất" đôi chân chỉ sau một đêm, nghị lực "đứng bằng tay"

Tô Thế - Thảo Anh - Thùy Linh |

Chị Lê Thị Hà (sinh năm 1976, tại Hà Nội) đã từng mất tất cả chỉ sau một vụ tai nạn. Từ một người phụ nữ khoẻ mạnh, chị thành “người khuyết tật” vì chấn thương cột sống nặng. Thế nhưng, chị đã "đứng lên" bằng tay, bằng nghị lực của mình.

Người mẹ tật nguyền và nghị lực nuôi con vào đại học

Phạm Đông - Thái Hà |

Mặc dù cơ thể khiếm khuyết, khó khăn trong việc đi lại, nhưng bà Nguyễn Thị Phúc (SN 1959) thôn Nhân Hòa, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày ngày vẫn lặn lội nắng mưa đi bán từng cốc nước, vài thứ quà vặt nuôi hai con ăn học đến nơi đến chốn.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Loạt cửa hàng ăn uống tại TPHCM phục vụ xuyên Tết

NGỌC LÊ |

TPHCM - Thời điểm này, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ tại TPHCM đã bắt đầu nghỉ bán. Tuy nhiên, một số quán cà phê, quán kinh doanh đồ ăn thức uống ở thành phố vẫn mở bán xuyên Tết để phục vụ khách du xuân.

Nghệ An: Nhất chi mai ế ẩm, chủ vườn lo âm vốn

Quỳnh Trang |

Nhất chi mai là một loài mai thuộc top “thập đại danh hoa” nổi tiếng đẹp bậc nhất. Tính đến thời điểm hiện tại (29 tết) thị trường hoa Tết ở Nghệ An loài hoa này chưa đủ cạnh tranh với các loài hoa khác nên rất ít người quan tâm.

Nghị lực phi thường của nữ sinh bị ung thư não vẫn quyết tâm thi đỗ đại học

Phạm Đông |

Dù mang trong người căn bệnh ung thư não từ năm 2011, tuy nhiên nữ sinh Nông Thúy Hiền vừa điều trị bệnh, vừa cố gắng ôn luyện với khao khát thi đỗ vào Trường Đại học Ngoại ngữ.

Người phụ nữ "mất" đôi chân chỉ sau một đêm, nghị lực "đứng bằng tay"

Tô Thế - Thảo Anh - Thùy Linh |

Chị Lê Thị Hà (sinh năm 1976, tại Hà Nội) đã từng mất tất cả chỉ sau một vụ tai nạn. Từ một người phụ nữ khoẻ mạnh, chị thành “người khuyết tật” vì chấn thương cột sống nặng. Thế nhưng, chị đã "đứng lên" bằng tay, bằng nghị lực của mình.

Người mẹ tật nguyền và nghị lực nuôi con vào đại học

Phạm Đông - Thái Hà |

Mặc dù cơ thể khiếm khuyết, khó khăn trong việc đi lại, nhưng bà Nguyễn Thị Phúc (SN 1959) thôn Nhân Hòa, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày ngày vẫn lặn lội nắng mưa đi bán từng cốc nước, vài thứ quà vặt nuôi hai con ăn học đến nơi đến chốn.