Chuyện về người mở làng Mường giữa lòng xứ Quảng

HÀN PHONG |

Sau hơn 30 năm có mặt ở vùng núi của xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), một thôn làng đồng bào Mường đã góp phần làm thay đổi diện mạo của một vùng đất mà trước nay luôn cằn cỗi, thiếu khó.

Đó là một làng Mường với những ngôi nhà sàn nằm chênh vênh dưới chân núi Bà (ở thôn 5 và thôn 6 của xã Trà Giang), nhìn hoàn toàn khác lạ so với người dân bản địa như dân tộc Cor, M'Nông, Xê đăng… Và người "khai sinh" ra ngôi làng này là vợ chồng già Mớp (Bùi Văn Mớp, 61 tuổi). Quê ông Mướp ở xã Miền Đồi (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình).

Khoảng những năm 1985 - 1987, cuộc sống ở quê với cảnh đất chật người đông, không một tấc đất cắm dùi, nhiều người phải trôi dạt ăn xin khắp nơi. Tình cờ nghe người bạn từng là bộ đội ở vùng núi Trà My (tỉnh Quảng Nam) kể về một “vùng đất hứa”. Thế là giấc mơ về vùng đất ấy cứ ngày đêm thôi thúc, ông quyết tâm rời vợ và bầy con dại ra đi.

Nhà của ông Bùi Văn Mớp - người được coi là “Thành Hoàng làng“. Ảnh: Hàn Phong
Nhà của ông Bùi Văn Mớp - người được coi là “Thành Hoàng làng“. Ảnh: Hàn Phong

Rời Hòa Bình, ông đón xe Nam tiến rồi tìm đến vùng Trà My. “Thuở ấy còn heo hút lắm!” – ông Mướp nhớ lại. Sau nhiều ngày rong ruổi trèo đèo, vượt suối để “coi đất”. Cuối cùng, ông cũng chịu dừng lại bên vùng đất nằm bên sông Trường. “Khi ấy đi qua đây, thấy đất đai khá tốt, một vùng cỏ tranh mọc dày, xung quanh là rừng già, xa xa có tiếng suối chảy, tôi không thể rời đi đâu được nữa. Tôi đã cùng người em họ dựng lều, phát quang, trỉa (trồng) lúa, trồng sắn”.

Sau mấy mùa thu hoạch, khi đất đã thành khoảnh, lúa đã đầy bồ, ông Mướp trở về Bắc đón cả nhà vào đoàn tụ. “Hai vợ chồng có 5 người con, trong đó, 2 đứa đã lập gia đình nên chỉ có 3 theo bố mẹ vào đây. Ngày đi, hai con lớn và anh em không cho. Cả nhà "chia con" trốn đi trong đêm và hẹn gặp ở bến xe.

Thế nhưng cũng bị anh em tìm được rồi đưa về. Vượt qua bao lần ngăn cản, cuối cùng cả gia đình cũng có mặt ở đây” – bà Vũ, vợ ông Mướp kể.

Ngày mới vào, tài sản gia đình chỉ có mấy cái xoong nồi, chén, bát, một bao lúa giống và 7 ngàn đồng. Thức ăn chủ yếu rau rừng, cá bắt dưới suối, sông Tranh, thịt săn bắt trong rừng. Ốm đau lấy cây rừng sắc uống. Sống chẳng có ai thân quen, một mình, một khu vực rộng lớn, vậy mà trong 3 năm, gia đình chinh phục được vùng đất. Cũng bởi cái đói nó khiến con người ta gan lỳ. Ba con nhỏ tá túc trong lều, còn hai vợ chồng, ban ngày thì ra huyện làm thuê cho người hoặc lên rừng bứt mây để có cái ăn. Ban đêm thì cuốc ruộng, đào mương dẫn nước về ruộng...

Theo chân vợ chồng già Mướp, những người Mường khác lần lượt vào đây sinh sống. Và giờ đây, từ trung tâm UBND xã Trà Giang đi về hướng Nam, đập vào mắt là một thung lũng bình yên với cánh đồng lúa ngả màu vàng óng.

Cuối những quả đồi là những ngôi nhà sàn nổi bật trên nền những ruộng lúa xanh rì. Mùa nào cũng vậy, đến bản Mường sẽ thấy một Tây Bắc “đi lạc” giữa lòng xứ Quảng với giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng, nhà cửa san sát.

Nổi bật nhất giữa vùng này là căn nhà sàn của già Mướp. Ngoài căn nhà sàn, người Mường ở xã Trà Giang còn rất đỗi tự hào về cây lát hoa. Với họ, cây lát hoa là một biểu tượng, một mảnh hồn quê của núi rừng Tây Bắc giữa Trường Sơn.

Toàn cảnh làng Mường ở giữa lòng Quảng Nam. Ảnh: Hàn Phong
Toàn cảnh làng Mường ở giữa lòng Quảng Nam. Ảnh: Hàn Phong

Sự có mặt của đồng bào Mường đã góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo, thói quen sinh hoạt, phương thức canh tác của người dân bản địa. Bản tính siêng năng, chăm làm đã lan tỏa mạnh mẽ đến đồng bào Cor, Cadong, Xê đăng…

“Người ta ta ở nơi khác đến, chăm làm, có của dư, của để. Mình sống trên mảnh đất của ông cha, trông thấy vậy hổ thẹn lắm!” – anh Hồ Văn Phụng (xã Trà Giang) nói. Ở bản Mường, một năm có hai cái Tết! Cuộc sống từ ngày lập làng đến bây giờ, trải qua bao thăng trầm nhưng họ vẫn giữ được: ngày Tết Độc Lập 2.9 và ngày Tết Nguyên Đán.

Dù xa quê hương bản xứ, người Mường vẫn không quên mang theo hồn cốt của quê hương. Những bộ quần áo thổ cẩm dệt tay được khoác lên trong “ngày đặc biệt” như những cánh hoa ban – vốn là sản phẩm, trở thành thương hiệu của núi rừng Tây Bắc – đã bung nở giữa lòng đất Quảng mặn mà…

HÀN PHONG
TIN LIÊN QUAN

Tiếng trống trường muộn sau lũ dữ tại huyện Mường Lát

Quách Du |

Sau đợt lũ kinh hoàng, một số trường học, điểm trường tại huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) mới bắt đầu khai giảng, học sinh bắt đầu được hưởng không khí năm học mới.

Thanh Hóa sau lũ: Nhiều bản làng bị cô lập, tan hoang trường học trước ngày khai giảng

Quách Du |

Sau cơn lũ lớn, nhiều trường học tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa bị sập đổ, vùi lấp, nhiều bản làng bị cô lập khiến các em học sinh phải chịu cảnh không có lớp học khi ngày khai giảng đang cận kề.

Trải nghiệm văn hóa Tây Bắc cùng Tết Mường Thanh

P.V |

Trong ngày Tết Mường Thanh – như ý nghĩa của một ngày Tết thực sự, các cán bộ, nhân viên Tập đoàn sẽ được tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, cùng các du khách tìm hiểu và trải nghiệm nét văn hóa riêng của vùng đất Tây Bắc.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tiếng trống trường muộn sau lũ dữ tại huyện Mường Lát

Quách Du |

Sau đợt lũ kinh hoàng, một số trường học, điểm trường tại huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) mới bắt đầu khai giảng, học sinh bắt đầu được hưởng không khí năm học mới.

Thanh Hóa sau lũ: Nhiều bản làng bị cô lập, tan hoang trường học trước ngày khai giảng

Quách Du |

Sau cơn lũ lớn, nhiều trường học tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa bị sập đổ, vùi lấp, nhiều bản làng bị cô lập khiến các em học sinh phải chịu cảnh không có lớp học khi ngày khai giảng đang cận kề.

Trải nghiệm văn hóa Tây Bắc cùng Tết Mường Thanh

P.V |

Trong ngày Tết Mường Thanh – như ý nghĩa của một ngày Tết thực sự, các cán bộ, nhân viên Tập đoàn sẽ được tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, cùng các du khách tìm hiểu và trải nghiệm nét văn hóa riêng của vùng đất Tây Bắc.