Chuyên gia văn hóa lý giải tục phóng sinh chim "tháng cô hồn"

Thảo Anh - Phan Anh |

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng phóng sinh xuất phát từ tâm, khơi lòng hiếu sinh, không quy định số lượng, giống loài và không tạo công đức thực dụng.

Phóng sinh từ bi vô lượng

Giải thích về nguồn gốc tục phóng sinh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) phân tích: “Phóng sinh là một hình thức nghi lễ của Phật giáo hết sức tốt đẹp. Trong giáo lý Phật giáo, các chúng sinh có quyền tồn tại bởi vì con người cũng chỉ là một thế trong kiếp luân hồi.

Phật nói rằng một đống xương cốt cũng là cha mẹ ta, một loài sinh vật cũng là kiếp trước của ta. Vì thế phóng sinh là giải phóng cho kiếp trước của ta, sinh vật có quyền sống có quyền tồn tại như chính kiếp ta bây giờ. Từ quá khứ, người ta đã biết yêu quý môi sinh, bảo vệ môi trường, tôn trọng quyền sống của mọi sinh vật trên trái đất”.

 
 Chim sẻ là loại chim được phóng sinh nhiều nhất Ảnh: Phan Anh
 

Nhà nghiên cứu Hùng Vĩ bày tỏ quan điểm: “Phóng sinh bằng cái tâm, không có quy chuẩn về phóng sinh số lượng bao nhiêu chim cá, loại chim to hay nhỏ, quý hay thường. Các nhà sư đều hướng dẫn người dân phóng sinh sao để khơi lòng hiếu sinh, chứ không phải tạo công đức thực dụng".

"Người phóng sinh theo phong trào, thấy người ta thả nhiều mình cũng cố chạy theo số đông thì dễ vướng vào tham, sân, si trong nhà Phật, khi đó là mất chứ không phải là được. Hãy làm bằng thiện tâm, bằng tự do tín ngưỡng và bằng hiểu biết thì sẽ đạt được kết quả tốt đẹp” - ông Vĩ chia sẻ thêm.

Thị trường chim phóng sinh “lên ngôi”

Rảo qua các chợ đầu mối, từ những tiểu thương bán hàng rong đến tiểu thương ngồi bán trong chợ, ai ai cũng bận rộn bày bán những mặt hàng đồ cúng chúng sinh khiến thị trường này rất tấp nập.

 
 Nhiều tiểu thương cho biết, lượng mua chim trong "tháng cô hồn" cao gấp 3 đến 4 lần tháng khác trong năm. Ảnh: Phan Anh

Cô Nguyễn Thị Liễu - chủ cửa hàng chim phóng sinh trên đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) cho biết: "Có những thời điểm, Phật tử góp tiền đặt hàng lên đến 1.000 con.

Loại chim phóng sinh nhiều nhất là chim sẻ, giá 13.000 – 17.000 đồng/con. Ngoài ra, nhiều người sẵn sàng chi tiền phóng sinh chim vành khuyên, bồ câu. Giá những loại này khá đắt, khoảng 100.000 - 130.000 đồng/con. Thầy bảo mua bao nhiêu thì mua bấy nhiêu, cũng tùy điều kiện, hoàn cảnh của từng người”.

Anh Nguyễn Đình Toại có thâm niên 10 năm trong nghề bán chim cảnh, chim phóng sinh hồ hởi: “Năm nay, lượng chim phóng sinh tiêu thụ cũng ngang ngửa những năm trước.

Những khách mua ít thì tầm 7, 9, 11 con. Tôi không biết những con số này có ý nghĩa như thế nào theo quan niệm tâm linh nhưng thường mua chim, cá thì mua theo số lẻ. Đặc biệt, có rất nhiều đơn hàng 100 hoặc 108 con. Tuy là số chẵn nhưng đây có lẽ là những con số rất đẹp. Đến thời điểm này, đơn hàng nhiều nhất là 2.000 con".

 
Giá chim phóng sinh cao hơn rất nhiều so với ngày thường. Ảnh: Phan Anh

Anh Toại cho biết, những đơn hàng lớn thường là của các Đạo tràng, Phật tử. Trong tháng này, thường khách hàng tấp nập từ ngày 5.7 đến 15.7 âm lịch. Lượng chim bán ra trong 10 ngày cao điểm khoảng 7.000 – 8.000 con. 

Thảo Anh - Phan Anh
TIN LIÊN QUAN

Thủ phủ hàng mã tháng cô hồn: Thời trang "giấy" cho người đã khuất đa dạng như thật

TH. HC |

Từ váy áo, sơ mi, comple... tất cả chỉ có giá dao động từ vài nghìn đến hơn chục nghìn một bộ. Thế giới thời trang giấy dành cho người "âm phủ" đa dạng, phong phú y như thật. 

Bài cúng tháng cô hồn chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

T/H |

Cúng cô hồn là quan niệm dân gian lâu đời tại Việt Nam, ngoài mâm cỗ, văn khấn cũng là điều vô cùng quan trọng. Bao Lao Động giới thiệu bài văn khấn chúng sinh (cúng cô hồn) theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam để độc giả tham khảo.

Không có cái gọi là “tháng cô hồn” trong Phật giáo

Thành Trung |

Theo hoà thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, kinh điển của Phật giáo không có cái gọi là “tháng cô hồn”.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Thủ phủ hàng mã tháng cô hồn: Thời trang "giấy" cho người đã khuất đa dạng như thật

TH. HC |

Từ váy áo, sơ mi, comple... tất cả chỉ có giá dao động từ vài nghìn đến hơn chục nghìn một bộ. Thế giới thời trang giấy dành cho người "âm phủ" đa dạng, phong phú y như thật. 

Bài cúng tháng cô hồn chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

T/H |

Cúng cô hồn là quan niệm dân gian lâu đời tại Việt Nam, ngoài mâm cỗ, văn khấn cũng là điều vô cùng quan trọng. Bao Lao Động giới thiệu bài văn khấn chúng sinh (cúng cô hồn) theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam để độc giả tham khảo.

Không có cái gọi là “tháng cô hồn” trong Phật giáo

Thành Trung |

Theo hoà thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, kinh điển của Phật giáo không có cái gọi là “tháng cô hồn”.