Chuyên gia nói về việc xây 8 trạm bơm dã chiến bổ cập nước cho sông Tô Lịch

Phạm Đông |

Các ngành chức năng đang lên kế hoạch bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch và sông Nhuệ bằng trạm bơm dã chiến. Tuy nhiên, theo các chuyên gia môi trường, việc lắp đặt 8 trạm bơm dã chiến cần tính toán về công suất, hiệu quả và kinh phí cho hợp lý.

Mới đây, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của UBND TP.Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hoàng Cao Thắng cho hay, liên ngành thành phố đã khảo sát và đưa ra phương án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch qua cống Liên Mạc, nhằm cải thiện chất lượng nước con sông này.

Phương án này không chỉ giúp bổ cập cho sông Tô Lịch mà cho cả sông Nhuệ. Vì thế Sở Xây dựng lên kế hoạch "xây 8 trạm bơm dã chiến tại khu vực cống Liên Mạc để bổ cập nước cho sông Nhuệ, sông Tô Lịch, công suất dự kiến khoảng 9 m3/s".

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Sinh học Khoa học Công nghệ - Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận định, việc bổ cập nước cho sông Tô Lịch là đề xuất nhiều năm nay của nhiều vị giáo sư ở Việt Nam cho Hà Nội.

Đây là giải pháp tốt và nên làm. Tuy nhiên, việc xây dựng, lắp đặt 8 trạm bơm lưu động để bơm nước từ sông Hồng sang sông Tô Lịch thì Hà Nội cần phải xem xét, tính toán lại.

Theo ông Thịnh phân tích, thứ nhất 8 trạm bơm lưu động, về mặt lý thuyết, ngôn ngữ đã cho thấy sự không dài lâu. Hơn nữa, việc lắp đặt trạm bơm gây tốn kém và không phải là giải pháp căn cơ, lâu dài.

“Ý tưởng mặc dù tốt, nhưng xem xét về kinh phí và hiệu quả thì theo tính toán không hợp lý”, ông Thịnh cho hay.

Cống xả thải ra sông Tô Lịch.
Cống xả thải ra sông Tô Lịch.

Cùng nói về vấn đề này, PGS.TS. Trần Đức Hạ (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước Việt Nam) cho biết, việc lắp đặt 8 trạm bơm bổ cập nước từ sông Hồng sang sông Tô Lịch, nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm cho con sông lịch sử là một giải pháp tốt, nên làm.

Tuy vậy, 8 trạm bơm đó cần tính toán xem công suất hiệu quả như thế nào, kinh phí có cao hay thấp.

Ông Hạ cho biết, ý tưởng này được đề xuất lần đầu tiên bởi các chuyên gia quy hoạch Liên Xô (cũ) cũng trong đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển Hà Nội năm 1981.

Theo đồ án này, ngoài nước mưa, nước bổ cập được lấy từ sông Nhuệ bằng trạm bơm, sau cống Liên Mạc, dẫn về một hồ lắng ở khu vực Phú Thượng, Nhật Tân. Sau khi lắng đọng để loại bỏ phù sa, bùn cặn, nước trong sẽ được chảy vào Hồ Tây tạo sự luân chuyển nước rồi đưa vào sông Tô Lịch và các dòng sông trong khu vực nội thành.

Nêu giải pháp làm sạch nước sông Tô Lịch, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay, thay vì việc lắp đặt 8 trạm bơm lưu động, Hà Nội nên đẩy mạnh việc xây dựng thu gom nước thải 2 bên bờ sông như Hà Nội hiện nay đang tiến hành.

Cùng với đó nên lắp đặt 4-5 hố ga 2 bên bờ sông để có thể chứa nước thải khi cần thiết.

“Thêm nữa, lắp đặt các ống nước thải ở 2 bên bờ bằng nguồn nguyên liệu có sẵn như rác thải nhựa đang gây ô nhiễm môi trường ở Thủ đô ép thành nhựa dẻo để sử dụng. Như vậy chúng ta có thể tận dụng được nguyên liệu rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, vừa giải quyết được vấn đề tại sông Tô Lịch”, ông Thịnh nói.

Ngoài ra, ông Thịnh cho biết thêm, việc bổ cập nước thì không cần máy bơm mà thỉnh thoảng có thể mở cửa sông từ hồ Tây sang sông. Hơn nữa, sông Tô Lịch vẫn nhận một lượng nước mưa nhất định trong năm thì vẫn có thể thau rửa sông được.

Sông Tô Lịch từng là một nhánh nhỏ của sông Hồng, thông thủy với Hồ Tây. Năm 1889 người Pháp lấp một phần sông Tô Lịch để quy hoạch lại phố phường. Sông Tô Lịch ngày nay có chiều dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì).

Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải. Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ, Tô Lịch

Phạm Đông |

Tại cuộc họp báo của UBND TP Hà Nội chiều tối 4.3, lãnh đạo Sở Xây dựng thông tin đơn vị đang đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến công suất 9 m3/s để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ và sông Tô Lịch.

Đề xuất xây dựng đường hầm cao tốc dọc sông Tô Lịch: Kinh nghiệm từ hầm Thủ Thiêm

Đặng Tiến - Minh Quân |

Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE vừa đề xuất lập quy hoạch hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc chạy dọc sông Tô Lịch sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng từ kinh nghiệm xây dựng hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn, phần lớn các chuyên gia cho rằng đây là cơ hội nên cần thực hiện khi chưa muộn.

Đề xuất xây đường hầm cao tốc dưới sông Tô Lịch: Táo bạo nhưng có khả thi?

Đặng Tiến |

Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (đơn vị từng thí điểm làm sạch sông Tô Lịch (Hà Nội) bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản và khử mùi bãi rác Nam Sơn) cùng Tổng thầu Nhật Bản vừa đề xuất lập quy hoạch hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc chạy dọc sông Tô Lịch. Theo đại diện JVE Group, Dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản, không phải dự án BOT, do đó người dân được dùng miễn phí.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ, Tô Lịch

Phạm Đông |

Tại cuộc họp báo của UBND TP Hà Nội chiều tối 4.3, lãnh đạo Sở Xây dựng thông tin đơn vị đang đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến công suất 9 m3/s để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ và sông Tô Lịch.

Đề xuất xây dựng đường hầm cao tốc dọc sông Tô Lịch: Kinh nghiệm từ hầm Thủ Thiêm

Đặng Tiến - Minh Quân |

Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE vừa đề xuất lập quy hoạch hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc chạy dọc sông Tô Lịch sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng từ kinh nghiệm xây dựng hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn, phần lớn các chuyên gia cho rằng đây là cơ hội nên cần thực hiện khi chưa muộn.

Đề xuất xây đường hầm cao tốc dưới sông Tô Lịch: Táo bạo nhưng có khả thi?

Đặng Tiến |

Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (đơn vị từng thí điểm làm sạch sông Tô Lịch (Hà Nội) bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản và khử mùi bãi rác Nam Sơn) cùng Tổng thầu Nhật Bản vừa đề xuất lập quy hoạch hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc chạy dọc sông Tô Lịch. Theo đại diện JVE Group, Dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản, không phải dự án BOT, do đó người dân được dùng miễn phí.