Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ biện pháp ngăn chặn sạt lở ngay từ đầu

Vũ Long |

Ông Yasuhiro Taraka - Chuyên gia JICA - Cố vấn quản lý rủi ro thiên tai của Nhật Bản - Cố vấn quản lý rủi ro thiên tai của Tổn cục PCTT (Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam) chia sẻ các biện pháp ứng phó với sạt lở.

Nhận lời mời của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) ngày 2.11, ông Yasuhiro Taraka - đã chia sẻ các biện pháp Nhật Bản đang sử dụng để ứng phó với sạt lở.

Theo ông Yasuhiro Taraka, Nhật Bản dựa vào 3 yếu tố để ứng phó với sạt lở đất, là dữ liệu lịch sử ở khu vực đó, mạng lưới quan trắc lượng mưa tại một khu vực cụ thể (tính được độ bão hòa trong đó) kết hợp với phân tích địa chất, địa hình để đưa ra cảnh báo, từ đó có phương án di dời dân ngay lập tức.

Nhật Bản do độ dốc lớn, 70% diện tích trên độ cao nên thường xuyên xảy ra sạt lở đất. “Do địa hình dốc nên sạt lở đất và lũ quét xảy ra nhiều lần nên chúng tôi cố gắng ngăn chặn ngay từ đầu không để xảy ra sạt lở.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là rất khó nhận biết khi nào và ở đâu có thể xảy ra sạt lở đất. Bởi vì như các bạn biết, có nhiều yếu tố gây ra sạt lở đất, nó phụ thuộc vào sự phân bổ mưa tại thời điểm đó và đặc điểm địa chất của từng vùng” - ông Yasuhiro Taraka nói.

Cũng theo ông Yasuhiro Taraka, tại Nhật Bản, các chuyên gia dựa trên 3 yếu tố để đưa ra cảnh báo sạt lở đất. Đầu tiên, cần quan tâm tới vấn đề sử dụng đất, tìm hiểu xem lượng mưa tại các vùng như thế nào sau đó chia thành các vùng, vùng đỏ là vùng mưa nhiều, có nguy cơ sạt lở cao.

Dựa trên đó, với những vùng an toàn, địa phương có thể cho người dân sống tại đó. Tuy nhiên, tại vùng nguy cơ cao, chính quyền địa phương sẽ có thông báo và kế hoạch di dời người dân khi có khả năng xảy ra sạt lở. Mỗi hộ gia đình cần biết rõ họ nằm ở vùng nào, vùng đỏ là nguy hiểm, vùng vàng là cận nguy hiểm.

Có thể cảnh báo sớm để giảm thiệt hại do sạt lở đất. Ảnh minh họa.
Cần kết hợp nhiều yếu tố để có thể cảnh báo sớm để giảm thiệt hại do sạt lở đất. Ảnh minh họa.
Thứ hai là xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, các trạm quan trắc lượng mưa được xây dựng nhiều đo được lượng mưa hàng giờ. Các trung tâm thủy văn có những máy tính rất tốt để tính toán lượng mưa lũy tích và dựa trên đó họ ban hành các dự báo, cảnh báo. Hệ thống này sẽ cảnh báo cho người dân trong phạm vi 10.000m2. Người dân trong phạm vi này sẽ được thông báo để di chuyển tới nơi an toàn.

Thứ 3 là chú trọng tới các công trình để ngăn ngừa hiện tượng này dựa vào bản đồ cảnh báo nguy cơ để xây dựng các công trình, ví dụ như đập Saboo để ngăn chặn bùn, đá.

"Chúng tôi cũng sẽ xây dựng một số cơ sở hạ tầng để ngăn chặn hiện tượng sạt lở. Ở Nhật cũng có các biện pháp tản lượng nước mưa đổ xuống dưới để ngăn nước mưa không tràn xuống các sông gây lũ. Tất nhiên, không chỉ một biện pháp để ngăn chặn sạt lở, nên chúng tôi kết hợp nhiều biện pháp” - Yasuhiro Taraka nói và cho biết thêm:

Thứ nhất là Nhật Bản khoanh vùng rủi ro thiên tai. Khi phân vùng được vùng rủi ro, lũ quét Nhật Bản xây dựng hệ thống cảnh báo về lũ quét và hệ thống công trình ngăn chặn đất đá tại các khu vực đó.

Sau khi hết mùa mưa, người ta sẽ nạo vét đất đá do sạt lở. Ngoài ra, tại các đỉnh núi ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất, Nhật Bản đặt các sợi dây khi đất đá rơi từ đỉnh núi làm đứt các sợi dây, hệ thống loa tự động sẽ phát ra cảnh báo tới người dân sinh sống ở dưới chân núi.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Sạt lở Trà Leng: Phát hiện 1 điểm mới nghi là nơi vùi lấp 14 người mất tích

Thanh Chung |

Lực lượng chức năng phát hiện một điểm mới cách hiện trường 500m nghi là nơi vùi lấp 14 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở ở Trà Leng, huyện Nam Trà My, và đang nỗ lực tìm kiếm tại điểm này.

Sạt lở Trà Leng: Nỗ lực tìm kiếm nạn nhân trên sông dù rác quá nhiều

Thanh Chung |

Hiện lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở thôn 1, xã Trà Leng, Nam Trà My trên sông dù lượng rác đổ dồn về sông Leng và sông Tranh 2 rất nhiều; đồng thời mở rộng tìm kiếm.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về nguyên nhân gây sạt lở ở miền Trung

Nguyễn Hà - Trần Vương - Đặng Chung |

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sạt lở ở miền Trung thời gian qua.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Sạt lở Trà Leng: Phát hiện 1 điểm mới nghi là nơi vùi lấp 14 người mất tích

Thanh Chung |

Lực lượng chức năng phát hiện một điểm mới cách hiện trường 500m nghi là nơi vùi lấp 14 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở ở Trà Leng, huyện Nam Trà My, và đang nỗ lực tìm kiếm tại điểm này.

Sạt lở Trà Leng: Nỗ lực tìm kiếm nạn nhân trên sông dù rác quá nhiều

Thanh Chung |

Hiện lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở thôn 1, xã Trà Leng, Nam Trà My trên sông dù lượng rác đổ dồn về sông Leng và sông Tranh 2 rất nhiều; đồng thời mở rộng tìm kiếm.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về nguyên nhân gây sạt lở ở miền Trung

Nguyễn Hà - Trần Vương - Đặng Chung |

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sạt lở ở miền Trung thời gian qua.