Chuyên gia lý giải câu nói “tao hoá kiếp cho mày” khi cắt tiết chó, mèo

Thành Trung |

Trước khi giết thịt chó, mèo, gà,... người ta thường nói câu "tao hoá kiếp cho mày" là để an ủi bản thân rằng, các hành động giết thịt động vật không còn mang ý nghĩa sát sinh mà là để hoá kiếp cho chúng.

Xuất phát từ quan niệm dân gian

Theo tiến sĩ Trần Đoàn Lâm - Giám đốc Nhà xuất bản Thế giới, nhiều người thường nói câu “thôi tao hoá kiếp cho mày” trước khi cắt tiết, giết thịt các con vật như chó, mèo, gà,... xuất phát từ những tập tục dân gian đã có từ rất lâu.

“Những tập tục này dưới sự ảnh hưởng của Phật giáo răn người ta không được sát sinh. Tuy nhiên, việc cấm sát sinh một cách tuyệt đối chỉ dành cho các vị tu hành", tiến sĩ Lâm nói.

 
Tiến sĩ Trần Đoàn Lâm - Giám đốc Nhà xuất bản Thế giới. Ảnh: PV 

“Phật giáo răn không được sát sinh, nhưng do yêu cầu thực tế, người bình thường vẫn phải giết thịt các con vật như chó, mèo, gà làm thực phẩm. Nên trước khi giết nhưng con vật này, họ thường nói “tao hoá kiếp cho mày” để tự an ủi chính mình”, tiến sĩ Lâm lý giải.

Theo tiến sĩ Lâm, Phật giáo rất phổ biến ở Việt Nam, trong Phật giáo có thuyết Luân hồi – chuyển kiếp. Người ta tin rằng kết thúc kiếp này sẽ chuyển sang một kiếp khác, nên hành động giết thịt các con vật là để hoá kiếp cho chúng.

“Việc hoá kiếp là cách nói tránh cho hành động sát sinh. Cũng từ câu nói đó, người ta tự an ủi chính mình rằng con vật mình giết thịt sẽ được chuyển kiếp, linh hồn của con vật bị giết thịt sẽ không oán thù mình và sẽ được chuyển sang một kiếp khác tốt hơn”, tiến sĩ Lâm giải thích.

Giết thịt chó, mèo mang nghiệp gì?

Theo Thượng toạ Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo có luật Nhân quả và thuyết Luân hồi.

 
Thượng toạ Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Thành Trung 

“Phật dạy ngoài tôn trọng mạng sống của chính mình còn phải tôn trọng mạng sống của chúng sinh”, thượng toạ Thích Bảo Nghiêm nói.

Theo Thượng toạ Thích Bảo Nghiêm, sát sinh đứng đầu trong ngũ giới Phật răn không được làm. Đối với người tu hành, sát sinh là phạm đại tội, nhưng với những người bình thường khó tránh khỏi việc này.

Trong luật nhân quả của Phật giáo có ghi, tất cả hành động, lời nói, ý nghĩ có tác ý đều được gọi là nghiệp. Đối với hành động giết thịt chó, mèo phạm phải tội sát sinh, nếu phạm tội này thì người tạo nghiệp sẽ phải chịu quả báo như nhiều bệnh tật, tàn tật, chết yểu, nhiều tai hoạ, cốt nhục chia lìa, …

Trước đó, UBND TP Hà Nội có văn bản khuyến khích người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó mèo vì lo ngại lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. TP Hà Nội cũng đang xây dựng lộ trình tới năm 2021 cấm kinh doanh chó, mèo thương phẩm trong các quận nội thành.

Văn bản này của Hà Nội ngay lập tức làm dấy lên cuộc tranh luận về việc nên hay không nên ăn thịt chó, mèo.

Thành Trung
TIN LIÊN QUAN

Dù cấm hay bỏ ăn thịt chó, gốc rễ vẫn phải từ ý thức văn minh

Thế Lâm |

Trong lúc dư luận đang bàn luận có nên cấm giết mổ và ăn thịt chó, mèo hay không sau khi UBND TP.Hà Nội có văn bản tuyên truyền người dân dần thay đổi thói quen ăn thịt chó, mèo, thì ngày 12.9 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm giết mổ chó mèo để tiêu thụ.

Từ chuyện Hà Nội kiến nghị không ăn thịt chó: Cần thay đổi thói quen trong ẩm thực Việt

Nguyên Trần - Linh Anh |

Thịt chó, tiết canh vốn được cho là một trong những nét đặc trưng truyền thống của ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại và nguy cơ, tác hại mắc những bệnh truyền nhiễm và góp phần cải thiện hình ảnh Việt Nam trong mắt du khách, rất nhiều chuyên gia có ý kiến cho rằng cần phải thay đổi những thói quen ẩm thực cho phù hợp. Trong đó việc UBND TP.Hà Nội tuyên truyền từ bỏ thói quen ăn thịt chó nhận được nhiều sự đồng tình. 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến: “Người Pháp từng cấm ăn thịt chó ở Hà Nội"

Thành Trung |

Liên quan tới đề xuất năm 2021 Hà Nội sẽ không kinh doanh chó, mèo thương phẩm trong các quận nội thành, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cho biết, trước đây người Pháp đã từng cấm ăn, bán thịt chó tại Hà Nội.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Dù cấm hay bỏ ăn thịt chó, gốc rễ vẫn phải từ ý thức văn minh

Thế Lâm |

Trong lúc dư luận đang bàn luận có nên cấm giết mổ và ăn thịt chó, mèo hay không sau khi UBND TP.Hà Nội có văn bản tuyên truyền người dân dần thay đổi thói quen ăn thịt chó, mèo, thì ngày 12.9 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm giết mổ chó mèo để tiêu thụ.

Từ chuyện Hà Nội kiến nghị không ăn thịt chó: Cần thay đổi thói quen trong ẩm thực Việt

Nguyên Trần - Linh Anh |

Thịt chó, tiết canh vốn được cho là một trong những nét đặc trưng truyền thống của ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại và nguy cơ, tác hại mắc những bệnh truyền nhiễm và góp phần cải thiện hình ảnh Việt Nam trong mắt du khách, rất nhiều chuyên gia có ý kiến cho rằng cần phải thay đổi những thói quen ẩm thực cho phù hợp. Trong đó việc UBND TP.Hà Nội tuyên truyền từ bỏ thói quen ăn thịt chó nhận được nhiều sự đồng tình. 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến: “Người Pháp từng cấm ăn thịt chó ở Hà Nội"

Thành Trung |

Liên quan tới đề xuất năm 2021 Hà Nội sẽ không kinh doanh chó, mèo thương phẩm trong các quận nội thành, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cho biết, trước đây người Pháp đã từng cấm ăn, bán thịt chó tại Hà Nội.