Chuyên gia đề xuất lộ trình, kinh phí thu hồi xe máy cũ nát tại Hà Nội

Đông Đức |

Theo nhận định của các chuyên gia, việc thu gom, loại bỏ các phương tiện giao thông cơ giới như xe môtô, xe máy cũ nát, trơ khung ở Hà Nội là cần thiết, nhưng cần có lộ trình hợp lý. Việc thu hồi xe cũ không đơn giản, cần có khung pháp lý chặt chẽ, có nguồn kinh phí và thời gian để thực hiện.

Nỗi ám ảnh của người dân từ những xe máy cũ nát

Sau nhiều năm, TPHCM đã xây dựng một lộ trình chi tiết để “khai tử” các phương tiện mô tô, xe máy cũ nát khỏi hệ thống giao thông của thành phố. Tại Hà Nội, trên một số trục đường của Thủ đô quá dễ để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe ba gác, xe môtô cũ nát, xe được độ lại, gắn thêm thùng ở phía sau để biến thành xe kéo để chở hàng. Những chiếc xe này đều không có gương, không đèn, không biển số, không yếm chắn gió, khi chạy phát ra tiếng nổ lớn, nhả khói đen gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông đối với người đi đường.

Ghi nhận của Báo Lao Động ngày 28.2 trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, không khó để bắt gặp những chiếc xe máy cũ nát, quá “đát” vẫn đang lưu thông. Hầu hết những chiếc xe không đảm bảo an toàn giao thông này là phương tiện mưu sinh của không ít người dân, dùng để vận chuyển hàng hóa, chở than, hay dùng để kéo vật liệu xây dựng.

Cụ thể, trên đường Ngọc Thụy (Long Biên) phóng viên thấy có chiếc xe chỉ còn trơ khung, không biển số vẫn kéo theo đằng sau ngổn ngang vật liệu xây dựng dưới thời tiết mưa ẩm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Còn ở đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) hướng ra phía đường Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm) rất dễ bắt gặp những xe cũ nát lưu thông những chiếc xe máy cũ nát “cõng” trên mình nhiều loại hàng hoá cồng kềnh. Ngoài ra, có những xe kéo chở những hàng cồng kềnh nghênh ngang trên đường phố mà không có bất cứ biện pháp báo hiệu nguy hiểm nào. Trên dọc đường Cầu Diễn, do đây là tuyến đường nối vào trung tâm thành phố với các huyện ngoại thành nên nhiều tiểu thương sử dụng những chiếc cũ như vậy để vận chuyển hàng hóa, rau củ ra vào thành phố để tiêu thụ ở các chợ.

Chị Giang Thị Lan (Hoài Đức, Hà Nội) chủ nhân của chiếc xe khá cũ nát, cho biết: “Đây là phương tiện chính gia đình sử dụng mỗi ngày nên chưa thể bỏ ngay. Chúng tôi ý thức được việc các loại xe máy cũ nát lưu thông trên đường phố gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Do vậy nếu cơ quan chức năng có cơ chế hỗ trợ khi thu hồi xe cũ nhanh gọn, hợp lý thì không riêng tôi mà những chủ sở hữu khác đều hợp tác”.

Trao đổi với phóng viên, Trung tá Nguyễn Anh Tuấn - Phó Đội trưởng Đội CSGT số 14, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (Công an TP.Hà Nội), cho biết, đối với những xe môtô, xe máy hiện đã được thu hồi mới chỉ dừng lại ở những xe quá cũ nát, những trường hợp vi phạm về Luật Giao thông. Trong đó, nếu mức vi phạm vượt quá giá trị của xe thì chủ các phương tiện mới cố tình bỏ xe lại. Còn với những phương tiện có đầy đủ giấy tờ, phụ tùng xe thì không thể thu hồi. Bên cạnh đó, lực lượng CSGT cũng không thể đánh giá, kiểm định khí thải của các loại xe này.

Theo Trung tá Tuấn, việc thu hồi xe cũ nát không hề đơn giản bởi đây còn là vấn đề về dân sự. Theo quy định của pháp luật, xe máy dù cũ nát vẫn là tài sản hợp pháp của người dân. Nếu không phải là phương tiện vi phạm pháp luật, chính quyền không thể tự ý tịch thu. Do vậy, việc thu hồi xe cũ gặp nhiều khó khăn, cần có khung pháp lý chặt chẽ, người dân tự giác thực hiện, chính quyền trao đổi, khuyến khích, vận động nhân dân không sử dụng xe cũ và dần dần loại bỏ phương tiện này.

Thu hồi xe máy cũ nát cần có lộ trình, kinh phí

TS Nguyễn Xuân Thuỷ - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông vận tải cho biết, tình trạng ô nhiễm không khí ở nhiều địa phương trên cả nước có chiều hướng gia tăng về quy mô, mức độ, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng. Trong đó, xe cũ nát đang là một trong những nguồn phát thải khí độc hại ra ngoài môi trường, đòi hỏi các đơn vị chức năng cần sớm thu hồi, không cho lưu hành. Tuy nhiên cần sàng lọc số xe quá hạn, xe nào quá mức giới hạn về vấn đề ô nhiễm môi trường, xả khói đen thì mới cần xử lý.

Hà Nội nên đặt chỉ tiêu số lượng xe cũ nát được xử lý trong một năm, ví dụ mỗi năm có thể thực hiện từ 2.000 - 3.000. Có thể thực hiện theo lộ trình từ 2-3 năm sẽ xong, trong quá trình đó xe nào phát sinh thêm vẫn có thể xử lý.

“Không thể làm một lúc được vì sẽ không có thời gian và kinh phí. Có thể dùng số tiền xử phạt vi phạm giao thông để lấy kinh phí đền bù, có chính sách hỗ trợ người dân thải xe cũ ra để họ có tiền mua xe mới” - ông Thuỷ đề xuất.

Theo phân tích từ ông Thuỷ, việc xử lý những xe nát xả khói đen là cần thiết, một chiếc xe máy hoạt động sẽ thải ra 80%-90% khí CO và khí NO, 50% lượng NOx trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới. Đáng lo ngại là trong quá trình hoạt động, xe cũ sẽ thải ra môi trường lượng khí độc cao gấp nhiều lần so với những loại xe được bảo dưỡng định kỳ. Các chất ô nhiễm này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng môi trường không khí đô thị và là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng dân cư.

Cùng nói về vấn đề này, TS Phan Lê Bình - chuyên gia giao thông của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), giảng viên trường Đại học Việt Nhật cho rằng, cho dù là xe máy cũ nát nhưng với những lao động nghèo thì đó lại là kế sinh nhai. Do đó, nếu muốn thu hồi, bỏ xe cũ nát, xe xả khói đen cũng cần được tính toán hợp lý. Cần có sự hỗ trợ tài chính từ cơ quan quản lý nhà nước để người dân phần nào có kinh phí chuyển đổi phương tiện. Tuy nhiên, khi đưa ra chính sách hỗ trợ cũng cần tính toán đến việc tránh người dân trục lợi chính sách để lấy tiền. Ông Bình lấy ví dụ như người dân có thể đi mua xe cũ nát về, thậm chí những xe cũ nát có sẵn trong nhà không sử dụng đến cũng mang ra để xin hỗ trợ.

Cũng theo ông Bình, trong bối cảnh ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay, việc thu hồi các phương tiện cũ là điều cần thiết. Tuy nhiên, cần có lộ trình thực hiện, tránh gây hoang mang cho người dân. Theo đó, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý vững chắc bởi thực tế hiện nay chưa có hệ thống quy chuẩn để xác định mức phát thải của xe máy. Việc kiểm soát xe cũ nên thực hiện thông qua kiểm kê khí thải, có mốc xác định rõ ràng. Những xe có lượng khí dưới mốc sẽ được lưu thông, các xe trên mốc không được lưu thông. Việc thực hiện cũng cần có sự linh hoạt, không nên khiên cưỡng và ép buộc người dân quá thì sẽ có những hệ luỵ không tốt cho xã hội. Nếu thu hồi mà không có chính sách hỗ trợ hợp lý rất dễ xảy ra trường hợp người dân không chấp hành, tìm cách đối phó, sử dụng chui dẫn tới tình trạng quy định không được thực hiện một cách triệt để.

Đông Đức
TIN LIÊN QUAN

Thu hồi xe máy cũ nát: "Siết" bằng tiêu chuẩn khí thải, thay vì niên hạn sử dụng

Đặng Tiến |

Xe máy cũ nát được cho là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các đô thị lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với các địa phương thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành.

Thu hồi xe máy cũ nát- những “bát nhang di động”: Thà đốt lên một que diêm

Anh Đào |

Với 2,5 triệu xe máy cũ nát, Hà Nội chẳng hạn - đang hứng chịu 2,5 triệu “bát nhang di động” toả khói mỗi ngày mà cứ chậm thu hồi ngày nào thủ đô hứng chịu tai hoạ ngày đó.

Đổi xe máy cũ lấy xe máy mới: Đánh giá tiêu chuẩn khí thải dựa vào đâu?

minh hạnh |

Hà Nội hiện có hơn 5,7 triệu xe máy, trong đó có khoảng 2,5 triệu xe máy đăng ký trước năm 2000. Theo phương án triển khai chương trình thí điểm đổi xe máy cũ lấy xe máy mới, mỗi xe sẽ được hỗ trợ từ 2 đến 4 triệu đồng. Việc xoá bỏ xe máy cũ nát giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường được người dân đồng tình ủng hộ, nhưng vấn đề quan tâm nhất là nguồn tiền hỗ trợ từ đâu và mức hỗ trợ các xe sẽ như thế nào?

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Thu hồi xe máy cũ nát: "Siết" bằng tiêu chuẩn khí thải, thay vì niên hạn sử dụng

Đặng Tiến |

Xe máy cũ nát được cho là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các đô thị lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với các địa phương thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành.

Thu hồi xe máy cũ nát- những “bát nhang di động”: Thà đốt lên một que diêm

Anh Đào |

Với 2,5 triệu xe máy cũ nát, Hà Nội chẳng hạn - đang hứng chịu 2,5 triệu “bát nhang di động” toả khói mỗi ngày mà cứ chậm thu hồi ngày nào thủ đô hứng chịu tai hoạ ngày đó.

Đổi xe máy cũ lấy xe máy mới: Đánh giá tiêu chuẩn khí thải dựa vào đâu?

minh hạnh |

Hà Nội hiện có hơn 5,7 triệu xe máy, trong đó có khoảng 2,5 triệu xe máy đăng ký trước năm 2000. Theo phương án triển khai chương trình thí điểm đổi xe máy cũ lấy xe máy mới, mỗi xe sẽ được hỗ trợ từ 2 đến 4 triệu đồng. Việc xoá bỏ xe máy cũ nát giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường được người dân đồng tình ủng hộ, nhưng vấn đề quan tâm nhất là nguồn tiền hỗ trợ từ đâu và mức hỗ trợ các xe sẽ như thế nào?