Chuyện ghi ở chung cư: Khi chung cư sát vách nghĩa trang

Vân Trường |

Tại Hà Nội, nhiều khu chung cư sát vách nghĩa trang, thậm chí từ ban công căn hộ đến các ngôi mộ chỉ 100m.

Ban công cách nghĩa địa 100m

Năm 2015, anh N.T.N mua một căn hộ chung cư trên địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội. Đó là tòa nhà có kết cấu 12 tầng, khối vuông 4 mặt.

Căn hộ khá đầy đủ tiện nghi với diện tích hơn 60 m2, nằm ở khu vực trung tâm quận Cầu Giấy, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cặp vợ chồng trẻ.

Tuy nhiên, điều duy nhất khiến người mua nhà băn khoăn là ban công và phòng ngủ của gia đình có view nhìn thẳng xuống một nghĩa trang ở địa phương.

Theo anh N, thời điểm mua căn hộ, chủ đầu tư đã phải chấp nhận chào bán với giá rẻ hơn. Chính vì thế, gia đình anh đã mua căn hộ này, dù biết view nhìn xuống là nghĩa trang.

 
Một chung cư ở Cầu Giấy tầm nhìn ra nghĩa trang.

"Mua được nhà với giá rẻ hơn so với những căn hộ khác, nhưng những buổi sáng rảnh rỗi, muốn ra ban công để tận hưởng không khí ngoài trời thì trước mắt lại là những ngôi mộ. Tôi thấy cũng hơi tâm lý và bất tiện"- anh N nói thêm. Điều đáng nói, nghĩa trang này còn liền kề ngay sau trường Tiểu học Yên Hòa, nơi mà hai con của anh N đang theo học.

Cùng tình cảnh như anh N. là gia đình anh P.Q.M, sở hữu căn chung cư trên địa bàn quận Hà Đông. Từ căn chung cư này có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn đoàn tàu điện Cát Linh - Hà Đông ngược xuôi trên đường Quang Trung nhưng góc nhìn ngay từ ban công xuống lại là một nghĩa trang gần nhà.

Anh M. chia sẻ, để có được những ưu đãi về giá cả, gia đình anh chấp nhận mua căn hộ có "view" nghĩa trang.

"Những buổi sáng của ngày nghỉ, mình muốn ra ban công để ngắm một chút view thì mắt lại đập ngay vào cái nghĩa trang ấy. Rõ ràng mình đã mua được căn hộ với giá rẻ hơn, nhưng về mặt tâm lý cũng thấy hơi bất tiện và hụt hẫng", anh M nói.

Khu đô thị Ciputra (phường Xuân La, Tây Hồ) cũng chấp nhận xây dựng các căn biệt thự sát vách nghĩa trang Xuân Đỉnh. Với việc Thành phố Hà Nội quy hoạch nghĩa trang Xuân Đỉnh thành công viên nghĩa trang, gần như không có cơ hội để các ngôi mộ ở đây được di dời đi nơi khác.

 
Tại Hà Nội, chuyện các khu chung cư sát vách nghĩa trang không hiếm.

Tương tự là nghĩa trang Quán Dền (phường Nhân Chính, Thanh Xuân) đã tồn tại hàng trăm năm với diện tích 11ha, cạnh đó là những tòa cao ốc chọc trời trên trục đường Lê Văn Lương.

Cũng do sức ép dân số nên tại các khu đô thị mới như Văn Quán, Dương Nội (Hà Đông), Pháp Vân - Tứ Hiệp (Thanh Trì), Tây Nam Linh Đàm (Hoàng Mai)… các nghĩa trang cũng đang dần bị ép sát vào các khu dân cư, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Đô thị hoá nhanh, phải chấp nhận hiện trạng

KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, lý giải hiện trạng nghĩa trang nằm giữa khu đô thị có nguyên nhân từ quá trình đô thị hóa của Hà Nội.

Vị KTS lý giải, Hà Nội trước kia chỉ bao gồm 4 quận nội thành rồi cứ mở rộng dần, vành đai 2, 3 và giờ là vành đai 4. Khi phát triển rộng ra thì rõ ràng các làng truyền thống trước kia sẽ nằm vào đất đô thị. Mà mỗi làng xã, dòng họ đương nhiên phải có nghĩa trang.

"Tại nhiều đô thị lớn ở trong nước và cả nước ngoài như Tokyo hay Paris cũng có tình trạng tương tự", Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam nói.

 
Đô thị hoá nhanh gây sức ép lên cơ sở hạ tầng.

Với tính chất phức tạp nêu trên, KTS Trần Ngọc Chính cho rằng có nhiều nghĩa trang tại Hà Nội dù nằm sát khu dân cư, vẫn phải tôn trọng và chấp nhận cho tồn tại. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cần tìm cách cải tạo, xây dựng cảnh quan để phù hợp với không gian đô thị.

Trên thực tế, các dự án làm đường, làm công trình công ích... khi gặp đất nghĩa trang thì có thể bàn bạc với người dân để giải tỏa. Tuy nhiên, việc phát triển đô thị, xây chung cư, cao ốc do các chủ đầu tư tư nhân thực hiện thì việc giải tỏa nghĩa trang rất khó. Các nhà đầu tư bất động sản đều rất ngại khi thực hiện các dự án cần di dời mồ mả.

Chuyên gia cho rằng để hài hòa được nhu cầu phát triển đô thị và tâm tư, nguyện vọng của người dân bản địa là không đơn giản.

Vân Trường
TIN LIÊN QUAN

Chuyện ghi ở chung cư: Giấc mơ an cư tan vỡ khi chung cư cũ tăng giá mạnh

PHƯƠNG ANH |

Điều kiện kinh tế eo hẹp khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ phải tìm đến các căn chung cư cũ. Tuy vậy, thời điểm này, các chung cư cũ cũng đã tăng giá mạnh khiến giấc mơ an cư lạc nghiệp của nhiều cặp đôi vẫn dang dở...

Chuyện ghi ở chung cư: Khi văn hóa đi thang máy bị lãng quên

Tiến Phát |

"Có bà mẹ còn mua kem cho con ăn, vào thang máy, kem tan chảy thành dòng, rơi xuống sàn rất mất vệ sinh, nhưng bà mẹ cũng chẳng nhắc con ý thức giữ gìn vệ sinh chung", chị Thu Phương (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.

Chuyện ghi ở chung cư: Sống bất an trong những khu nhà hết đát

VĨNH HOÀNG |

Hà Nội - Sống trong những chung cư đã có tuổi đời hàng chục năm đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được cải tạo, nhiều hộ dân luôn trong trạng thái bất an.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chuyện ghi ở chung cư: Giấc mơ an cư tan vỡ khi chung cư cũ tăng giá mạnh

PHƯƠNG ANH |

Điều kiện kinh tế eo hẹp khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ phải tìm đến các căn chung cư cũ. Tuy vậy, thời điểm này, các chung cư cũ cũng đã tăng giá mạnh khiến giấc mơ an cư lạc nghiệp của nhiều cặp đôi vẫn dang dở...

Chuyện ghi ở chung cư: Khi văn hóa đi thang máy bị lãng quên

Tiến Phát |

"Có bà mẹ còn mua kem cho con ăn, vào thang máy, kem tan chảy thành dòng, rơi xuống sàn rất mất vệ sinh, nhưng bà mẹ cũng chẳng nhắc con ý thức giữ gìn vệ sinh chung", chị Thu Phương (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.

Chuyện ghi ở chung cư: Sống bất an trong những khu nhà hết đát

VĨNH HOÀNG |

Hà Nội - Sống trong những chung cư đã có tuổi đời hàng chục năm đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được cải tạo, nhiều hộ dân luôn trong trạng thái bất an.