Chuyển đổi đất lúa xây các khu công nghiệp: Kiên quyết giữ 3,5 triệu hecta đất lúa, không chấp nhận đánh đổi

Phong Nguyễn |

Vấn đề an ninh lương thực (bao gồm lương thực, thực phẩm) luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã nêu rõ: Phải kiên quyết giữ được 3,5 triệu hecta đất lúa nhằm chủ động nguồn cung lương thực trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh và còn dư để xuất khẩu.

An ninh lương thực là vấn đề tiên quyết

Không thể phủ nhận trong hơn một thập niên qua, chất lượng an ninh lương thực (ANLT) đã tăng khá ấn tượng: Sản xuất lương thực, thực phẩm liên tục phát triển; sản lượng lúa tăng từ 39,17 triệu tấn năm 2009 lên gần 44 triệu tấn/năm (2019), lương thực bình quân tăng từ 497kg/người/năm lên trên 525kg/người/năm; sản lượng thịt hơi các loại tăng 1,3 lần, sữa tăng 3,36 lần, trứng tăng 2,13 lần; sản lượng thủy sản tăng 1,7 lần; tình trạng trẻ em thiếu dinh dưỡng giảm từ 18,2% giai đoạn 2004-2006 xuống còn khoảng 10%...

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, lưu thông, dự trữ lương thực, thực phẩm được nâng cấp; năng lực sản xuất, lưu thông được nâng cao, các kênh phân phối được mở rộng, hoàn thiện; khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn vào một thực tế rằng, tại một số địa phương việc tổ chức sản xuất chưa theo quy hoạch sử dụng đất. Việc quản lý, sử dụng đất lúa thiếu hiệu quả; còn chạy theo số lượng, chưa quan tâm đúng mức tới đầu tư nâng cao chất lượng, tạo dựng thương hiệu; giá trị gia tăng, thu nhập của người trồng lúa thấp, đời sống nông dân còn gặp nhiều khó khăn, bảo đảm ANLT, thực phẩm cấp hộ gia đình chưa vững chắc.

Kiên quyết giữ ổn định 3,5 triệu hecta đất lúa

Mặc dù nhiều ý kiến cho rằng, đất lúa có giá trị thấp, lợi nhuận của nông dân không cao. Nhưng không thể phủ nhận đất lúa đóng vai trò đảm bảo ANLT, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh như hiện nay.

Nghị quyết số 34/NQ-CP của Chính phủ cũng nêu rõ: ANLT quốc gia luôn là vấn đề thiết yếu, cấp bách khi nguồn cung và khả năng tiếp cận lương thực đang chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh xuyên biên giới ngày càng khốc liệt, khó lường; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Cần sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, giữ ổn định 3,5 triệu hecta đất trồng lúa, hàng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa, làm nòng cốt bảo đảm ANLT quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến, dự trữ và xuất khẩu...

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đất lúa không chỉ bảo đảm ANLT mà còn đảm bảo giữ hệ tài nguyên đất đai, giá trị đất đai đặc biệt, thổ nhưỡng đặc biệt, phải hàng triệu năm mới tạo ra được và khi đã thay đổi thì không lấy lại được.

“Trong quy hoạch lần này vẫn cương quyết giữ trên 3,5 triệu hecta” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

“Tư lệnh” ngành tài nguyên và môi trường cho hay, đến năm 2030, Việt Nam sẽ duy trì diện tích đất trồng lúa và lúa kết hợp với cây lương thực khác là hơn 3,5 triệu hecta, giảm gần 349.000ha so với thực tế hiện nay. Trong số gần 349.000ha đất lúa bị giảm này, khoảng 48.000ha chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp.

Theo ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong vấn đề đảm bảo ANLT, Nghị quyết số 34 của Chính phủ cũng đề cập bao gồm mục tiêu đến năm 2030, nông dân sản xuất lúa ở các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn có lãi bình quân trên 35% so với giá thành sản xuất. Thu nhập của người dân nông thôn cao hơn 2 lần năm 2020. Đồng thời, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống lưu thông, phân phối để tăng cơ hội tiếp cận lương thực cho người dân...

Từ những yêu cầu cấp bách trên, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025).

Nghị quyết đã xác định mục tiêu là bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Trong đó, phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia, trong đó giữ ổn định 3,5 triệu hecta đất trồng lúa... Nghị quyết của Quốc hội cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong phạm vi tối đa 300.000ha đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất trồng lúa, có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp...

Phát triển ngành hàng lúa gạo một cách bền vững 

“Quốc hội ra Nghị quyết giữ 3,5 triệu hecta đất trồng lúa, giảm so với trước khoảng 800.000 hecta như vậy là rất hợp lý, vì: Thứ nhất, trồng lúa có thu nhập thấp nhất so với trồng các loại cây khác; 800ha đất lúa chuyển sang trồng cây khác thu nhập của nông dân chắc chắn được cải thiện tốt hơn, vừa giảm áp lực phải tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của ngành hàng lúa, gạo.

Thứ hai, 3,5 triệu hecta đất trồng lúa nhiều người cho là giữ như vậy là nhiều, tuy nhiên tình hình khí hậu thay đổi nhanh chóng trên toàn cầu như hiện nay (những năm sau sẽ trầm trọng và nhanh hơn), mỗi năm nước biển dâng nhấn chìm nhiều diện tích đất canh tác của nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam nằm trong nhóm bị ảnh hưởng nặng nhất.

Chính vì vậy 3,5 triệu hecta của Việt Nam không những đảm bảo ANLT quốc gia một cách ổn định lâu dài, mà còn là đối sách kể cả phát triển thương mại có giá trị cao đối với an ninh lương thực thế giới.

Bây giờ chỉ còn giải pháp của chính nội bộ Việt Nam từ các nhà quản lý đến DN và nông dân phải có đột phá phát triển ngành hàng lúa gạo một cách bền vững thực sự và nhanh chóng, để 3,5 triệu hecta đất trồng lúa của Việt Nam là mơ ước của nhiều quốc gia và đừng để nó trở thành gánh nặng cho người nông dân Việt Nam như mấy chục năm vừa qua. Bởi, mấy chục năm qua, khi nói đến trồng lúa là mọi người nghĩ ngay đến rủi ro, thu nhập thấp, rất ít ai muốn làm, chỉ có nông dân không trồng lúa thì không biết làm gì nên đành phải… tiếp tục trồng lúa”.

(Ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An)

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đảm bảo an ninh lương thực, phải giữ ổn định 3,5 triệu hecta đất lúa

Vũ Long |

Nghị quyết của Chính phủ đã yêu cầu ổn định 3,5 triệu hecta đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh.

Giá khí đốt cao ngất trời ở Châu Âu đe dọa an ninh lương thực thế giới

Nguyễn Hạnh |

Giá khí đốt "cắt cổ" đã buộc Yara - một trong những công ty mua khí đốt tự nhiên công nghiệp lớn nhất Châu Âu - giảm hoạt động.

Việt Nam đủ điều kiện tập trung tăng chất lượng an ninh lương thực

Vũ Long |

Việt Nam xếp top đầu Đông Nam Á về an ninh lương thực và có đủ điều kiện để chuyển đổi an ninh lương thực từ “lượng” sang “chất”.

Ngày Lương thực thế giới (16.10.2021): Việt Nam đứng top đầu Đông Nam Á về an ninh lương thực

Phong Nguyễn |

Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25.3.2021 của Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết nghị: An ninh lương thực quốc gia phải gắn với cơ cấu lại nền kinh tế. Gắn an ninh lương thực với an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Đảm bảo an ninh lương thực, phải giữ ổn định 3,5 triệu hecta đất lúa

Vũ Long |

Nghị quyết của Chính phủ đã yêu cầu ổn định 3,5 triệu hecta đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh.

Giá khí đốt cao ngất trời ở Châu Âu đe dọa an ninh lương thực thế giới

Nguyễn Hạnh |

Giá khí đốt "cắt cổ" đã buộc Yara - một trong những công ty mua khí đốt tự nhiên công nghiệp lớn nhất Châu Âu - giảm hoạt động.

Việt Nam đủ điều kiện tập trung tăng chất lượng an ninh lương thực

Vũ Long |

Việt Nam xếp top đầu Đông Nam Á về an ninh lương thực và có đủ điều kiện để chuyển đổi an ninh lương thực từ “lượng” sang “chất”.

Ngày Lương thực thế giới (16.10.2021): Việt Nam đứng top đầu Đông Nam Á về an ninh lương thực

Phong Nguyễn |

Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25.3.2021 của Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết nghị: An ninh lương thực quốc gia phải gắn với cơ cấu lại nền kinh tế. Gắn an ninh lương thực với an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững...