Chuyện ấm áp trong tâm dịch Bắc Giang

Bảo Hân |

Phải chờ mãi tôi mới “canh” được những phút giải lao hiếm hoi của bác sĩ Trần Đức Hà (Bệnh viện đã chiến huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang). Rất khó để kết nối được qua điện thoại với bác sĩ Hà, khi người đàn ông lúc nào cũng thường trực nụ cười này, đang phải “căng mình” điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.

Chia sẻ từ những điều nhỏ nhất

Tôi xin phép kết bạn Zalo với bác sĩ Hà để nói chuyện với anh. Màn hình bật lên, ấn tượng đầu tiên của tôi là nụ cười lạc quan, rạng rỡ của người hiện là Trưởng khoa Nội (Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng).

Rất tự nhiên, anh Hà quay một vòng video rồi tường thuật: Anh em trong đây đang cắt tóc giúp nhau. “Trời nóng quá nên cắt tóc cho gọn gàng, cũng là để an toàn, thuận lợi hơn khi mặc đồ bảo hộ chống dịch” - anh Hà “đọc lời” cho phân cảnh video mà mình quay.

Đây là lần đầu tiên từ ngày vào bệnh viện đã chiến này, anh Hà và các đồng nghiệp được cắt tóc. Có 2 anh em trong kíp khá khéo tay, biết chút nghề “cầm đầu thiên hạ” nên xung phong “làm đẹp” cho đồng nghiệp. Không có dụng cụ chuyên nghiệp, các anh cắt tóc bằng… kéo cắt giấy. “Thành quả khá ổn, tôi rất hài lòng về "tác phẩm mới" của mình”- anh Hà hóm hỉnh.

Nhìn hình ảnh các bác sĩ cắt tóc, vui đùa nói chuyện với nhau, trong tôi bất giác dâng lên niềm cảm phục khi biết rằng, hàng ngày, họ đang trực tiếp “mặt đối mặt” với virus SARS-CoV-2.

Bác sĩ Hà trong trang phục bảo hộ. Ảnh: NVCC
Bác sĩ Hà trong trang phục bảo hộ. Ảnh: NVCC

Bác sĩ Hà là trưởng kíp tổ 1 tổ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện dã chiến huyện Yên Dũng. Anh cũng chính là người điều trị ca F0 đầu tiên của huyện Yên Dũng vào ngày 18.5. “Cho đến thời điểm hiện nay, cả kíp đã điều trị 188 bệnh nhân. Sau thời gian điều trị, nhiều bệnh nhân đã xuất viện, hiện nay vẫn còn 100 người vẫn đang nằm trong viện” - anh Hà cho biết.

Anh Hà chia sẻ, những bệnh nhân vào điều trị tại bệnh viện lần này hầu hết là công nhân, quê ở các tỉnh vùng cao, có cuộc sống rất khó khăn. “Nhiều trường hợp là nữ bệnh nhân, do vào đây điều trị gấp nên không kịp chuẩn bị đồ, thiếu đến từng chiếc băng vệ sinh. Có lẽ, nhìn tôi có vẻ… hiền hiền nên các chị em rất tin tưởng, nhiều người ngượng ngùng nhờ tôi mua băng vệ sinh. Tôi vui vẻ giúp đỡ, vì biết, đây là chuyện khó nói, nhưng cũng là chuyện rất quan trọng đối với chị em”- bác sĩ Hà tâm sự.

Lần khác, một nam công nhân vào điều trị tại đây. Mấy lần anh này cứ nhìn bác sĩ Hà như muốn nói điều gì đó nhưng còn ngại ngần. Thấy vậy, anh Hà chủ động hỏi thăm thì bệnh nhân này cho biết, do nhập viện vội quá nên anh không mang theo sạc pin điện thoại. Anh này dùng Iphone, trong khi các bệnh nhân khác dùng điện thoại các hãng khác, vì vậy, điện thoại anh đã hết pin, không thể báo tin về cho người nhà để họ đỡ lo lắng.

Cảm thông với tình cảnh của nam bệnh nhân, bác sĩ Hà đã gửi nhờ đồng nghiệp kíp sau mang sạc điện thoại của anh vào. “Tôi cho anh ấy, còn tôi thì sạc chung của đồng nghiệp. Nam bệnh nhân đó rất vui vẻ khi được trò chuyện với người nhà qua điện thoại, điều đó làm tôi cũng thấy vui lây. Vì tôi biết, tôi cũng đang trải qua nỗi nhớ nhà, nhớ người thân như anh ấy” - bác sĩ Hà cho hay.

“Các con ở nhà ngoan, để bố đi chống dịch”

Ban đầu, khi biết thông tin sẽ vào bệnh viện dã chiến để điều trị trực tiếp cho bệnh nhân mắc COVID-19, anh Hà có chút lo lắng. Nhưng điều đó nhanh chóng qua đi bởi anh đã được tập huấn, đồng thời được trang bị đồ bảo hộ đầy đủ.

Anh Hà cũng chia sẻ, trước đây, anh từng làm bên y tế dự phòng, thường xuyên phải đi công tác dài ngày khi có dịch, nhưng chưa bao giờ anh thấy khắc nghiệt như bây giờ. “Những đợt dịch trước, nếu muốn, tôi có thể về nhà thăm các con. Nhưng đợt dịch này, điều đó là không thể”- anh Hà nói.

“Từ hôm 18.5 đến nay, tôi chưa được về nhà. Nhà tôi cũng đang nằm trong khu phong toả. Nếu điều trị xong các bệnh nhân, tôi còn phải cách ly 21 ngày rồi mới được gặp vợ con” - anh Hà tâm sự.

Bác sĩ Hà tạm biệt con trước khi vào Bệnh viện dã chiến huyện Yên Dũng để làm nhiệm vụ chữa trị cho bệnh nhân COVID-19. Ảnh: NVCC
Bác sĩ Hà tạm biệt con trước khi vào Bệnh viện dã chiến huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) để làm nhiệm vụ chữa trị cho bệnh nhân COVID-19. Ảnh: NVCC

Và anh cho biết, hàng ngày, để bớt đi nỗi nhớ người vợ và 3 con, tranh thủ những lúc rảnh rỗi hiếm hoi, anh thường gọi video về nhà. Anh dặn dò các con ngoan ngoãn, giúp đỡ mẹ làm việc nhà để mẹ đỡ vất vả trong thời gian bố vắng nhà. Vợ anh cũng nén lòng, thường xuyên hỏi thăm anh, nhắc nhở anh phải mặc bảo hộ cẩn thận.

Anh Hà cho hay, tổ điều trị COVID-19 tại bệnh viện có 18 người, chia làm 3 kíp. Anh cũng như các đồng nghiệp làm 12 tiếng mỗi ngày, ca làm việc luân phiên, có hôm làm ban ngày, có hôm làm đêm.

Video: Bác sĩ Hà trao đổi với phóng viên Báo Lao Động. Thực hiện: Bảo Hân

Không chỉ làm công tác chuyên môn là chữa bệnh, các bác sĩ như anh Hà còn phải làm nhiều công việc khác như đưa cơm, nước uống cho bệnh nhân. Những hôm trời oi nóng, dù có sức khoẻ khá tốt, nhưng do phải “căng mình” trong bộ đồ bảo hộ, nên anh khá mệt mỏi. Song nghĩ đến các bệnh nhân, anh lại tiếp tục cố gắng, ngủ một giấc để “sạc năng lượng”, tiếp tục cho những ngày tiếp theo.

Với những bác sĩ trong tâm dịch như anh Hà, mỗi khi có thêm một bệnh nhân khỏi bệnh là niềm vui và hạnh phúc nhân lên. Những lúc đó, các anh cũng nhận được “mưa” lời chúc mừng của bạn bè, đồng nghiệp ở ngoài. Điều anh Hà vui mừng nhất là niềm hạnh phúc đó ngày càng dồn dập hơn, bởi sau một thời gian điều trị, số bệnh nhân xuất viện ngày càng nhiều.

“Bệnh viện chỉ còn 100 bệnh nhân đang được điều trị và đều trong tình trạng ổn định. Từ ngày 7.6 đến nay, bệnh viện không phải tiếp nhận thêm bệnh nhân nào nữa” - bác sĩ Hà vui mừng thông tin. “Chiến sĩ áo trắng này” bày tỏ hy vọng các bệnh nhân đang điều trị mau khỏi bệnh và mong người bên ngoài thực hiện tốt các quy định phòng dịch để tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả Việt Nam nói chung trở lại hoạt động bình thường như trước đây.

Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và Công đoàn ngành Y tế chính thức phát động Chương trình "VÌ NHỮNG CHIẾN BINH ÁO TRẮNG". Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé hỗ trợ, tạo thêm sức mạnh cho những người ngày đêm cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình vì nhân dân, vì đất nước.

Chương trình kêu gọi sự ủng hộ của tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự đóng góp của quý vị sẽ được chúng tôi chuyển đến hỗ trợ những y, bác sĩ, cán bộ y tế để góp phần chia sẻ khó khăn, đoàn kết chống dịch.

Mọi sự hỗ ủng hộ gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ chiến binh áo trắng

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    Mở Ví Momo, chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn”. Thực hiện theo hướng dẫn. Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ chiến binh áo trắng.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Bác sĩ cùng nhau "làm đẹp" trong tâm dịch Bắc Giang

Bảo Hân |

Các bác sĩ, nhân viên y tế trong tâm dịch Bắc Giang tranh thủ lúc được nghỉ ngơi đã cùng nhau "làm đẹp" - cắt tóc. Đây là một trong những hình ảnh rất đời thường của các “chiến binh áo trắng” trong tâm dịch đang ngày đêm chiến đấu giành lại sức khoẻ cho các bệnh nhân mắc COVID-19.

Người đàn ông tự chế quạt chống "sốc nhiệt" trong đồ bảo hộ cho bác sĩ

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

Dưới cái nóng 40 độ của thời tiết vào hè, những giọt mồ hôi, những vết hằn do khẩu trang để lại hay vết phồng rộp trên tấm lưng... chính là một phần vất vả mà đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch phải trải qua mỗi ngày. Đó chính là lí do ông Tô Hữu Phúc (TPHCM) đã quyết tâm tự mày mò và cho ra đời chiếc quạt chống sốc nhiệt dành cho những người bác sĩ phải mặc đồ bảo hộ.

2 sản phẩm âm nhạc ủng hộ y bác sĩ trong cuộc chiến chống dịch

Thanh Hương |

2 ca khúc đặc biệt được các nghệ sĩ Việt gửi gắm tình cảm, lời động viên đến những chiến binh áo trắng trong tuyến đầu chống dịch.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bác sĩ cùng nhau "làm đẹp" trong tâm dịch Bắc Giang

Bảo Hân |

Các bác sĩ, nhân viên y tế trong tâm dịch Bắc Giang tranh thủ lúc được nghỉ ngơi đã cùng nhau "làm đẹp" - cắt tóc. Đây là một trong những hình ảnh rất đời thường của các “chiến binh áo trắng” trong tâm dịch đang ngày đêm chiến đấu giành lại sức khoẻ cho các bệnh nhân mắc COVID-19.

Người đàn ông tự chế quạt chống "sốc nhiệt" trong đồ bảo hộ cho bác sĩ

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

Dưới cái nóng 40 độ của thời tiết vào hè, những giọt mồ hôi, những vết hằn do khẩu trang để lại hay vết phồng rộp trên tấm lưng... chính là một phần vất vả mà đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch phải trải qua mỗi ngày. Đó chính là lí do ông Tô Hữu Phúc (TPHCM) đã quyết tâm tự mày mò và cho ra đời chiếc quạt chống sốc nhiệt dành cho những người bác sĩ phải mặc đồ bảo hộ.

2 sản phẩm âm nhạc ủng hộ y bác sĩ trong cuộc chiến chống dịch

Thanh Hương |

2 ca khúc đặc biệt được các nghệ sĩ Việt gửi gắm tình cảm, lời động viên đến những chiến binh áo trắng trong tuyến đầu chống dịch.