Chương trình tiếng Việt lớp 1: Phụ huynh than quá “nặng”, bộ nói chưa đủ căn cứ

Chung Trang Nhàn |

Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới với lớp 1. Trải qua hơn 3 tuần dạy và học, nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng chương trình học của trẻ nặng nề, các con phải tiếp nhận khối lượng kiến thức quá lớn. Giáo viên cũng vất vả trong việc dạy và học. Trong khi đó, Bộ GDĐT lại cho rằng, nhận định này chưa đủ căn cứ.

“Đánh vật” khi dạy con học

Những ngày qua, trên các diễn đàn mạng, nhiều phụ huynh than phiền sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 ở các bộ SGK mới có bài thiết kế dài, rườm rà, quá sức đối với học sinh lớp 1. Chia sẻ với Lao Động, nhiều phụ huynh cũng than phiền khi kể về việc kèm cặp con học mỗi ngày ở nhà.

Chị N.T.L (có con học lớp 1 một trường Tiểu học tại TPHCM) cho biết vợ chồng chị đều đau đầu khi vật lộn cùng con sau mỗi buổi học. Sau giờ học trên lớp, chị ngồi hướng dẫn cho con gái tập đánh vần theo nội dung trong SGK nhưng bất lực vì con không tiếp thu nổi. “Vợ chồng tôi xác định không đặt nặng áp lực học tập lên con nên không cho con học chữ trước khi vào lớp 1. Đến nay, vừa vào học vài tuần là con đã học từ ghép, nối câu dài. Khối lượng kiến thức nhiều quá, con không nhớ nổi. Có lẽ con cũng gặp áp lực nên cứ đến giờ học là nước mắt ngắn dài và không vui vẻ khi đến trường đi học” - chị L than thở.

Không riêng chị L, nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 cũng tỏ ra ngỡ ngàng với chương trình phổ thông mới. Khối lượng kiến thức của môn tiếng Việt những tuần đầu được đánh giá khá nặng với học sinh 6 tuổi, nhất là các em chưa biết mặt chữ trước khi vào lớp 1.

Anh Vũ Hiếu (có con học lớp 1 tại quận Tây Hồ) cho biết, chương trình lớp 1 hiện nay có nhiều môn, con không có thời gian nghỉ ngơi vì về nhà phải làm bài tập liên tục các môn đọc, viết và làm Toán. “Tôi cảm thấy con bị áp lực, không có hứng thú với việc học”- anh Hiếu nói.

Chị Bùi Dung (có con học lớp 1 tại quận Hoàng Mai) chia sẻ, mỗi ngày chị phải dành từ 2 đến 3 tiếng buổi tối để kèm con học Tiếng Việt. Vì ngoài giờ lên lớp, về nhà con phải luyện viết vở ô ly, ôn tập lại cách đọc cách viết những từ đã học và chuẩn bị bài cho hôm sau.

“Nhiều hôm, mình phải “đánh vật” với con vì con ghép vần còn chậm và chưa thể đọc thành thạo. Hơn nữa, có quá nhiều kiến thức trong một buổi học khiến con không thể nhớ nổi, con không theo kịp các bạn nên thầy cô cũng nhắc nhở. Vì vậy, về nhà bố mẹ phải kèm cặp thêm” - chị Dung chia sẻ.

So với chương trình cũ, chương trình mới nhiều kiến thức hơn. Học sinh vừa nhận diện âm rồi đọc tiếng, sau đó là đọc từ. Một giáo viên dạy lớp 1 tại TPHCM nhìn nhận, chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 mới nhiều kiến thức hơn so với chương trình cũ. Học sinh vừa nhận diện âm rồi đọc tiếng, sau đó là đọc từ. Các em xem các mẫu câu ngắn và viết các đoạn đối thoại theo sách giáo khoa ở những tuần học đầu trong khi chương trình cũ thì không có việc này.

“Nếu nhìn nhận bên ngoài, phụ huynh sẽ thấy khó đối với một học sinh học lớp 1 nhưng khi trực tiếp đứng lớp dạy, tôi nhận thấy chương trình không đến mức quá tải. Quan trọng vẫn là phương pháp dạy của giáo viên. Khi tôi cho học sinh đánh vần từng tiếng các em có thể ghép lại được thành câu” - vị giáo viên này nói.

Giáo viên này cũng nhìn nhận, chương trình mới không yêu cầu giáo viên phụ thuộc vào SGK quá nhiều, vì đây không còn là pháp lệnh. Người dạy có thể linh hoạt để làm chủ phương pháp dạy học của mình, làm sao để học sinh tiếp thu dễ dàng nhất. Nếu học sinh không tiếp thu kịp, giáo viên có thể cho các em học từ từ hoặc học những câu đơn giản ngoài sách giáo khoa. Có thể lúc đầu rất chậm nhưng qua nhiều bài sẽ quen và có thể tiếp thu kịp chương trình.

Đánh giá chương trình lớp 1 nặng là chưa xác đáng

Trước những ý kiến của phụ huynh, giáo viên, TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GDĐT - cho biết, đến hiện tại, bộ chưa nhận được bất kỳ phản ánh chính thức nào từ giáo viên, cơ sở giáo dục, nhà khoa học về vấn đề này.

TS Tài cho rằng, hiện mới trải qua vài tuần trải nghiệm và vẫn đang triển khai chương trình chuẩn đầu ra. Bộ SGK đã được thẩm định bởi hội đồng quốc gia với những quy định chặt chẽ, nên những nhận định cho rằng chương trình, SGK mới nặng là chưa đủ căn cứ.

Ví dụ môn Tiếng Việt, chuẩn đầu ra nêu rõ một phút học sinh phải đọc được bao nhiêu từ, việc đọc viết ra sao. Để đạt chuẩn đó, học sinh sẽ học 420 tiết. Các sách giáo khoa Tiếng Việt đã được thẩm định cũng dựa trên khung thời lượng và chuẩn đầu ra để thiết kế cho phù hợp nhằm đi đến cái đích đó. So với chương trình lớp 1 cũ, nội dung chương trình Tiếng Việt mới có phần tinh giản hơn nhưng thời lượng được kéo dài hơn, tăng từ 350 lên 420 tiết. Về mặt khoa học, học sinh không hề phải học nặng hơn.

“Nếu phụ huynh có con học lớp 1 năm ngoái rồi năm nay lại có con học lớp 1 sẽ dễ có tâm lý so sánh, từ đó đánh giá chương trình nặng, nhưng thực tế không phải vậy. Chúng ta đang cố gắng bố trí để các em đọc thông viết thạo sớm rồi học các môn khác ở giai đoạn sau. Chẳng hạn Toán, chương trình mới chỉ xếp 70 tiết ở lớp 1 và sẽ được sắp xếp học nhiều ở giai đoạn sau hơn”- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết.

Đại diện Bộ GDĐT cũng khẳng định Bộ GDĐT sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến phản biện, vấn đề phát sinh. Khi có đầy đủ căn cứ khoa học, qua các giai đoạn, đánh giá nhiều mặt, chương trình sẽ được điều chỉnh kịp thời.

Ngoài ra, Bộ GDĐT cũng ban hành nhiều văn bản khẳng định quyền tự chủ chuyên môn của giáo viên. Vì vậy, giáo viên cần linh hoạt xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện, làm sao để học sinh đạt được chuẩn đầu ra.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) cho rằng, hiện Chương trình tiếng Việt lớp 1 có chưa đầy 2 trang giấy. Học sinh được học thời lượng nhiều hơn trong khi lượng kiến thức nhẹ hơn. Chương trình lớp 1 mới thực hiện được gần một tháng, dư luận cần có góc nhìn khách quan khi đánh giá. Có thể do phụ huynh bị tâm lý khi con vào lớp 1 nên mới cho rằng chương trình mới nặng và khó hơn chương trình, SGK cũ.

Chung Trang Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Học sinh lớp 1 "cõng" 23 đầu sách: Trường làm sai quy định, cần xử lý nghiêm

Duy Thiên |

Trước những phản ánh về việc học sinh lớp 1 phải “cõng” 19 - 23 đầu sách, trong đó có nhiều sách tham khảo, trao đổi với Báo Lao Động, TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT) khẳng định: Nếu cơ sở giáo dục nào yêu cầu học sinh phải mua sách tham khảo, dù chỉ 1 cuốn, cũng là sai quy định và cần bị xử lý nghiêm.

Học sinh lớp 1 “cõng” 23 đầu sách: Đi ngược mục tiêu giảm áp lực học hành, thi cử

Đặng Chung - Anh Nhàn |

Ngày 7.9, 23 triệu học sinh trên cả nước sẽ chính thức bước vào năm học mới 2020-2021. Đây là năm học được đặt nhiều kỳ vọng, mở đầu chặng đường đổi mới giáo dục, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh. Nhưng hình ảnh những đứa trẻ lớp 1 phải “cõng” tới 23 đầu sách, theo ý kiến phụ huynh và chuyên gia giáo dục, đang đi ngược với mục tiêu này.

TP.HCM: Giải pháp tình thế trước áp lực quá tải học sinh lớp 1 công lập

Anh Nhàn |

Trước áp lực dân số gia tăng trong khi trường lớp mới không xây kịp, UBND TPHCM đang nỗ lực tìm ra giải pháp để tất cả học sinh có đủ chỗ học. Ngoài việc xây thêm trường, đề án hỗ trợ học phí cho trẻ ở trường tư thục sẽ được triển khai trong thời gian tới nhằm giảm tải cho các trường công lập khu vực ngoại thành.

Dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1: Thầy cô băn khoăn, phụ huynh lo lắng

Thiều Trang - Bích Hà |

Khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, dạy học trực tuyến được xem là lựa chọn tối ưu nhưng vấn đề hiện nay là tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1 sẽ ra sao, khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.

Bình Phước chỉ đạo làm rõ và xử lý vụ 1 giám đốc nghi xâm hại trẻ em

ĐÌNH TRỌNG |

Liên quan đến một cán bộ xuất hiện trong các video bị tố xâm hại trẻ em, theo Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Phước, Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước đã chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm xem xét, xử lý cán bộ theo quy định.

Bão ngày càng dị thường, Phó Tổng cục trưởng Khí tượng thủy văn dự báo thời tiết phức tạp năm 2024

AN AN |

Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường. Năm nay, mùa bão cần đề phòng những cơn bão phức tạp; có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão.

Tự hào về mỗi hải trình đưa các đại biểu đến với quần đảo Trường Sa

Mai Hương |

Công việc đưa đón các đại biểu lên xuống các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa và các Nhà Giàn gặp nhiều khó khăn, vất vả, nhất là khi gió to, sóng lớn. Thế nhưng, các chiến sĩ tàu KN 390, thuộc Chi đội Kiểm Ngư số 3 vẫn luôn cố gắng tập trung làm nhiệm vụ để đảm bảo an toàn cho các đại biểu.

Người ươm những mầm xanh cho các gia đình hiếm muộn

Hương Giang |

Bác sĩ CKI Phạm Văn Hưởng – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cứ mải miết cả ngày với “núi” công việc thăm khám, chữa bệnh, tư vấn điều trị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn thực hiện phẫu thuật, thủ thuật,… và làm công tác quản lý. Để gặp được anh, tôi phải tranh thủ lúc anh ký xong tập hồ sơ bệnh án dày bằng cả 2 gang tay.

Học sinh lớp 1 "cõng" 23 đầu sách: Trường làm sai quy định, cần xử lý nghiêm

Duy Thiên |

Trước những phản ánh về việc học sinh lớp 1 phải “cõng” 19 - 23 đầu sách, trong đó có nhiều sách tham khảo, trao đổi với Báo Lao Động, TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT) khẳng định: Nếu cơ sở giáo dục nào yêu cầu học sinh phải mua sách tham khảo, dù chỉ 1 cuốn, cũng là sai quy định và cần bị xử lý nghiêm.

Học sinh lớp 1 “cõng” 23 đầu sách: Đi ngược mục tiêu giảm áp lực học hành, thi cử

Đặng Chung - Anh Nhàn |

Ngày 7.9, 23 triệu học sinh trên cả nước sẽ chính thức bước vào năm học mới 2020-2021. Đây là năm học được đặt nhiều kỳ vọng, mở đầu chặng đường đổi mới giáo dục, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh. Nhưng hình ảnh những đứa trẻ lớp 1 phải “cõng” tới 23 đầu sách, theo ý kiến phụ huynh và chuyên gia giáo dục, đang đi ngược với mục tiêu này.

TP.HCM: Giải pháp tình thế trước áp lực quá tải học sinh lớp 1 công lập

Anh Nhàn |

Trước áp lực dân số gia tăng trong khi trường lớp mới không xây kịp, UBND TPHCM đang nỗ lực tìm ra giải pháp để tất cả học sinh có đủ chỗ học. Ngoài việc xây thêm trường, đề án hỗ trợ học phí cho trẻ ở trường tư thục sẽ được triển khai trong thời gian tới nhằm giảm tải cho các trường công lập khu vực ngoại thành.

Dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1: Thầy cô băn khoăn, phụ huynh lo lắng

Thiều Trang - Bích Hà |

Khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, dạy học trực tuyến được xem là lựa chọn tối ưu nhưng vấn đề hiện nay là tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1 sẽ ra sao, khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.