Chúng tôi là những “chiến sĩ” ở tâm dịch

TUỆ NHI |

Tác nghiệp trong tâm dịch TP.Hồ Chí Minh suốt nhiều tháng qua, phóng viên các cơ quan báo chí có lẽ cảm nhận sâu sắc hơn hết những mất mát đau thương bởi dịch bệnh COVID-19 tàn khốc, cũng như chứng kiến sự nỗ lực, hy sinh của đội ngũ tuyến đầu chống dịch. 

“Bật chế độ” làm việc cả ngày đêm

Những ngày không quên - vì sao mà nhiều tác phẩm báo chí lại viết như vậy, bởi đó thực sự là những ám ảnh với mỗi phóng viên, nhà báo đã làm việc trong tâm dịch. Chúng tôi sẽ không thể quên được khoảng thời gian đầy khó khăn và xót xa này.

“Có những đêm, tôi phải thức đến 1-2h sáng để chờ thông tin chính thức từ cơ quan chức năng. Rồi chưa kịp chợp mắt, 6h sáng, tôi đã lại tiếp tục chạy đến hiện trường, cập nhật thông tin mới. Có những ngày tạm xong việc, về đến nhà đã 0h đêm, tôi mới nhớ ra mình vẫn chưa kịp ăn tối” - phóng viên Hồ Anh Tú (Báo Lao Động) nhớ lại.

Dịch bệnh sau đó mỗi lúc một phức tạp khi TP.Hồ Chí Minh ghi nhận hàng nghìn ca mắc mới mỗi ngày, nhiệm vụ của Anh Tú là làm về mảng tin nóng nên khối lượng việc ngày càng nặng thêm nữa. Lăn xả giữa tâm dịch, Anh Tú cũng sẵn sàng tâm lý bản thân có thể lây nhiễm bất cứ lúc nào, thậm chí lây cho cả người thân vì đang sống cùng gia đình.

Lần khác, Anh Tú đi làm với đồng nghiệp, hôm sau nhận được tin nhắn báo người bạn đó vừa test có kết quả xét nghiệm dương tính. Anh Tú kể: “Lúc đó, bản thân tôi cực kỳ lo lắng, không phải vì lo mình nhiễm mà khi đó, gia đình đều chưa ai tiêm vaccine”.

Lâu dần, những câu chuyện như vậy trở thành “cơm bữa”. Biết tính chất công việc mỗi ngày tiếp xúc rất nhiều người, nam phóng viên tự ý thức việc phòng tránh cũng như bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình.

“Chuyến đi mà tôi nhớ nhất có lẽ là khi đi cùng với đội mai táng 0 đồng Nhất Tâm. Chúng tôi đã thức trắng mấy đêm, tận mắt chứng kiến và ghi nhận những câu chuyện về gia đình có người mất vì COVID-19. Nó thực sự quá đau xót, khác xa với những gì tôi tưởng tượng và được xem trước đó. Tôi thương bà con và thấy dịch thật quá đáng sợ. Nó cướp đi quá nhiều thứ, khiến cho người trong gia đình phải chia ly không lời từ biệt, người làm con không giữ tròn được chữ hiếu, cha mẹ qua đời cũng không được về chịu tang… Hình ảnh đau lòng nhất là khi đoàn thiện nguyện đến trao cốt cho gia đình thì vừa đến, họ ngã quỵ ngay trước cửa nhà. Tôi tự nhủ sẽ phải làm tốt công việc tuyên truyền đến người dân chấp hành nghiêm quy định phòng dịch để hạn chế mất mát, đau thương” - Anh Tú chia sẻ.

Vẫn vào tuyến cuối dù được quyền từ chối

Trong thời gian đầu dịch bùng phát, với Chân Phúc - phóng viên Báo Lao Động, đó là quãng thời gian tác nghiệp trong lo lắng. Chân Phúc còn khá trẻ, mới vào nghề, lại sống một mình nên nếu mắc bệnh sẽ khó có người chăm sóc, kiểm soát. Nhớ lần đầu tiên đến Bệnh viện dã chiến số 3 (phường An Khánh, TP.Thủ Đức), Chân Phúc chỉ dám đứng từ xa, qua ô cửa kính, quan sát mọi thứ.

“Sau lần ấy, tôi chợt nghĩ tại sao mình lại sợ, lại đứng ngoài cuộc thế này. Tôi còn rất trẻ, có mắc bệnh cũng sẽ không quá đáng ngại. Và thế là tự nhủ nếu có lần 2, tôi sẽ xung phong” - Chân Phúc kể.

Không chờ đợi quá lâu, chỉ 1 tuần sau đó, Chân Phúc đăng ký tác nghiệp tại Bệnh viện cấp cứu hồi sức COVID-19 ở TP.Thủ Đức.

“Khi Ban Biên tập tòa soạn đưa ra đề nghị cũng nhắn nhủ tôi có quyền từ chối nhưng lần này sao tôi có thể từ chối được! Tôi nhận nhiệm vụ mà không một chút đắn đo, suy nghĩ. Tôi nhớ hôm đó là vào khoảng giữa tháng 9. Trời mưa rất to nên khá vất vả, tôi mới đến được bệnh viện cách nơi đang làm việc 20km. Sau khi khoác lên mình bộ đồ bảo hộ, tôi bước những bước chân đầu tiên vào nơi được gọi là “phòng tuyến cuối cùng” trong cuộc chiến chống COVID-19. Nhiệm vụ của chúng tôi là truyền tải lại những thông tin, hình ảnh xác thực nhất tại ‘chiến trường’ này” - Chân Phúc nhớ lại.

Anh kể tiếp: “Đồng hồ lúc đó điểm 13h nhưng lạnh lẽo là điều đầu tiên tôi cảm nhận được, không phải vì nhiệt độ thấp mà là sự cô quạnh tại đây. Các phòng bệnh đều chật kín bệnh nhân. Rất nhiều người phải thở máy, không thể vận động và gần như thời điểm đó, ngày nào cũng có bệnh nhân chết”.

Một bác sĩ nói với nhóm phóng viên: “Họ ra đi trong sự cô quạnh, không có người thân ở bên, săn sóc những ngày cuối đời. Ở đây, họ cô đơn lắm, không thể gặp mặt hay nhắn nhủ lời gì lại với người thân”. Sự bất lực là điều mà phóng viên cảm nhận thấy ở vị bác sĩ qua ánh mắt sau lớp kính chắn giọt bắn khi đã không thể níu kéo được sự sống cho bệnh nhân của mình.

Cảm nhận chân thực từ tuyến cuối, Chân Phúc luôn cố gắng để có những bản tin, bức ảnh, đoạn clip về cuộc chiến chống COVID-19 giúp người dân hiểu hơn những khó khăn vất vả của cán bộ y tế vẫn hàng ngày thầm lặng cống hiến, vì sức khỏe nhân dân.

Chiếc ba lô “Đô-rê-mon” của phóng viên tác nghiệp mùa COVID-19

Hình ảnh những phóng viên sau lưng đeo chiếc ba lô lỉnh kỉnh, trên tay là máy ảnh, chân máy quay… lao vào “cuộc chiến chống giặc” COVID-19, chạy theo những xe cấp cứu, xuất hiện tại mọi điểm nóng, mọi thời điểm, từ rạng sáng đến đêm muộn là điều ít người biết được. Họ chuyên đi viết về người khác, ca ngợi những nỗ lực của đội ngũ tuyến đầu nhưng lại rất ít kể về mình.

Và trong “chiến tuyến thông tin” ấy, có những nữ phóng viên làm luôn nhiệm vụ thường chỉ dành cho nam - đó là quay phim, chụp ảnh. Sinh năm 1999, là phóng viên trẻ nhất của Báo Lao Động, Ngọc Lê thuộc từng cung đường ở Sài Gòn.

“Những ngày tác nghiệp trong tâm dịch COVID-19, tôi cảm nhận được rất nhiều về nghĩa tình của người dân cả nước. Những người làm báo chúng tôi được trực tiếp chứng kiến, chuyển tải hình ảnh, thước phim đầy cảm xúc về những bếp lửa yêu thương, ATM nghĩa tình, gian hàng 0 đồng, những chuyến xe yêu thương chất hàng trăm tấn rau củ quả, lương thực… được chuyển đến những cảnh đời khó khăn. Chúng tôi thấu hiểu hơn những sẻ chia của người dân cả nước, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn” - Ngọc Lê kể.

Trân trọng hơn là trong những ngày đi tác nghiệp giữa tâm dịch, hàng quán đều đóng cửa, để có tin bài gửi về toà soạn nhanh chóng, nữ phóng viên đã phải ngồi ngay vỉa hè, gốc cây để làm việc. Là phóng viên nữ đi tác nghiệp đa phương tiện nên lúc nào Ngọc Lê cũng mang trên người gần 5kg gồm balo máy tính, túi máy ảnh, đồ bảo hộ. Nhiều người cũng bất ngờ khi biết Ngọc Lê phải tự quay chụp rồi dựng bài nên dù tác nghiệp xa hay gần mọi người đều hỗ trợ.

Đợt dịch lần thứ 4 kéo dài tại TP.Hồ Chí Minh, nhiều phóng viên đi tác nghiệp liên tục nên thời gian ở nhà và gọi hỏi thăm bố mẹ hạn chế.

“Bố mẹ tôi rất lo lắng và dặn dò nhiều về phòng chống dịch cho tôi” - Ngọc Lê chia sẻ.

Hình ảnh những phóng viên sau lưng đeo chiếc ba lô lỉnh kỉnh, trên tay là máy ảnh, chân máy quay… lao vào “cuộc chiến chống giặc” COVID-19, chạy theo những xe cấp cứu, xuất hiện tại mọi điểm nóng, mọi thời điểm, từ rạng sáng đến đêm muộn là điều ít người biết được.

TUỆ NHI
TIN LIÊN QUAN

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất

Thùy Linh |

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về việc đánh giá cấp độ dịch COVID-19 cho thấy vẫn có 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 nhưng đã có sự thay đổi về chỉ số đánh giá.

“Mang Tết cho em” - Xoa dịu tổn thương cho trẻ mồ côi vì dịch COVID-19

Thiều Trang |

Đại dịch COVID-19 ập đến, cướp đi người thân của nhiều gia đình thiếu may mắn. Trong đó, rất nhiều trẻ em vô tình trở thành người yếu thế, phải đối diện với tổn thương, mất mát vì sự ra đi của cha, mẹ. Chương trình “Mang Tết cho em” đã ra đời để mang đến niềm vui, không khí Tết giản dị cho gia đình có học sinh mồ côi vì COVID-19.

Bản đồ cấp độ thích ứng an toàn với dịch COVID-19 tại 63 tỉnh thành

Quốc Khánh - Văn Thắng |

Cập nhật cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế cho thấy có 33 tỉnh, thành vùng xanh. Vùng vàng tăng 1 địa phương so với tuần trước thành 24. Địa phương vùng cam giảm từ 7 tỉnh, thành xuống còn 6 so với 7 ngày trước.

Cảnh báo thiếu hụt nhân viên y tế chưa từng thấy trong đại dịch COVID-19

Anh Vũ |

Các nước giàu đang giải quyết lỗ hổng trong hệ thống y tế bằng cách thuê nhân viên và các y tá từ nước ngoài.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất

Thùy Linh |

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về việc đánh giá cấp độ dịch COVID-19 cho thấy vẫn có 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 nhưng đã có sự thay đổi về chỉ số đánh giá.

“Mang Tết cho em” - Xoa dịu tổn thương cho trẻ mồ côi vì dịch COVID-19

Thiều Trang |

Đại dịch COVID-19 ập đến, cướp đi người thân của nhiều gia đình thiếu may mắn. Trong đó, rất nhiều trẻ em vô tình trở thành người yếu thế, phải đối diện với tổn thương, mất mát vì sự ra đi của cha, mẹ. Chương trình “Mang Tết cho em” đã ra đời để mang đến niềm vui, không khí Tết giản dị cho gia đình có học sinh mồ côi vì COVID-19.

Bản đồ cấp độ thích ứng an toàn với dịch COVID-19 tại 63 tỉnh thành

Quốc Khánh - Văn Thắng |

Cập nhật cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế cho thấy có 33 tỉnh, thành vùng xanh. Vùng vàng tăng 1 địa phương so với tuần trước thành 24. Địa phương vùng cam giảm từ 7 tỉnh, thành xuống còn 6 so với 7 ngày trước.

Cảnh báo thiếu hụt nhân viên y tế chưa từng thấy trong đại dịch COVID-19

Anh Vũ |

Các nước giàu đang giải quyết lỗ hổng trong hệ thống y tế bằng cách thuê nhân viên và các y tá từ nước ngoài.