Chuẩn hoá nhân lực vận hành đường sắt đô thị

Đặng Tiến |

Hiện nay do chưa có chuyên ngành đào tạo lái tàu đường sắt đô thị nên các dự án đường sắt đô thị đều phải đào tạo theo diện đặt hàng. Trong trường hợp lao động nghỉ việc, các dự án lại phải đặt hàng đào tạo từ đầu dẫn tới thường xuyên thiếu hụt. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải sớm có quy chuẩn về đào tạo nhân sự đường sắt đô thị.

Nguy cơ thiếu hụt nhân sự

Theo Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) - ông Vũ Hồng Trường, để tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành, trước đó đơn vị đã mất nhiều năm để đào tạo hàng trăm nhân sự quản lý, khai thác chạy tàu.

Cụ thể, từ năm 2013, có 37 học viên được đưa đi đào tạo chức danh lái tàu tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Các chức danh khác, trường đào tạo phối hợp với chuyên gia Trung Quốc đào tạo tại Việt Nam và trên thực địa.

Tuy nhiên do một số vướng mắc tuyến chưa triển khai như dự kiến nên một số lái tàu sau khi được đào tạo đã bỏ nghề. Do đó, năm nào dự án Cát Linh - Hà Đông cũng phải tuyển mới để đào tạo bổ sung. Trong  tháng 7.2021, Hanoi Metro đã phải tuyển thêm 82 nhân viên cho tuyến Nhổn - Ga Hà Nội và dự phòng cho tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Trao đổi với Báo Lao Động, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đường sắt Phạm Văn Chánh cho rằng, chỉ riêng lớp lái tàu đầu tiên của tuyến Cát Linh - Hà Đông mới được đào tạo tại Trung Quốc, khi đó dự án là hoàn toàn mới và chúng ta chưa có điều kiện để cập nhật. Từ những lứa tiếp theo Trường Cao đẳng Đường sắt đã đào tạo, cụ thể tuyến Bến Thành - Suối Tiên đang đào tạo 58 học viên và Nhổn ga Hà Nội đang đào tạo 52 học viên và nhiều chức danh khác cũng đang được nhà trường đào tạo.

Cũng theo ông Phạm Văn Chánh, hiện nhu cầu học chưa cao và nhà trường đang đào tạo theo nhu cầu của mỗi tuyến, chỉ dư 5%-10% dự phòng. Trên thực tế nhu cầu cũng chưa cần nhiều vì mới chỉ có tuyến Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác thương mại.

Hiện giáo trình đào tạo được dựa trên công nghệ và của các nhà đầu tư, nên hai khoá đang đào tạo chất lượng tốt và các chuyên ngành khách như an toàn, giám sát an toàn, điều hành chạy tàu, vé… đang được đào tạo theo giáo trình được chuyển giao của nước ngoài nên chất lượng đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, việc đào tạo lái tàu đường sắt đô thị hiện nay chưa có chuẩn chung mà đang đào tạo theo dự án, mỗi dự án một kiểu.

Việc đào tạo nhân sự theo dự án hiện nay là để chuyển giao công nghệ, phục vụ trực tiếp tuyến đó; không cấp bằng, chứng chỉ chung. Do đó, chức danh tuyến này sang tuyến khác làm việc sẽ phải đào tạo, sát hạch lại, đủ điều kiện mới được cấp phép làm việc. Như vậy sẽ tốn kém chi phí của người lao động và của cả đơn vị khai thác tuyến. Cùng đó, chi phí đào tạo đối với mỗi dự án đường sắt đô thị hiện nay rất lớn. Có tuyến bóc tách kinh phí đào tạo riêng, có tuyến kinh phí “ẩn” trong các gói thầu, nhưng thường khoảng vài triệu USD.

Như tuyến Cát Linh - Hà Đông dành riêng 5 triệu USD cho đào tạo chung cả dự án. Trong khi đó với tuyến Nhổn - Ga Hà Nội, lái tàu, nhân viên toa xe sẽ đào tạo theo gói thầu cung cấp đầu máy - toa xe, nhân lực thông tin tín hiệu sẽ đào tạo theo gói thầu cung cấp thông tin tín hiệu... Theo ông Vũ Hồng Trường, về lâu dài nên “nội địa hóa” các lĩnh vực đường sắt đô thị, bao gồm cả đào tạo.

Phải xây dựng chiến lược dài hơi

Trước vấn đề này, Bộ GTVT đã giao cho Trường Cao đẳng Đường sắt xây dựng đề án chuẩn bị nguồn nhân lực cho vận hành, khai thác đường sắt đô thị cách đây vài năm. Theo Thứ trưởng Bộ GTVT - ông Nguyễn Xuân Sang - ngành GTVT cần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu thị trường việc làm và hội nhập quốc tế. Trong đó, những giải pháp cần được triển khai hiệu quả và thiết thực, đặc biệt là giải pháp nâng cao chất lượng, đổi mới tư duy đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên; đổi mới công tác quản trị nhà trường; tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, đáp ứng nhu cầu xã hội; chú trọng mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực tự học; khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của học viên, sinh viên.

Song song với đó, Bộ GTVT đã vận động, đàm phán nguồn tài trợ từ Nhật Bản. Sau thời gian dài chuẩn bị, thực hiện các thủ tục, tháng 10.2021, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ GTVT đã ký biên bản thảo luận (R/D) Dự án Hợp tác kỹ thuật tăng cường năng lực đào tạo đường sắt đô thị cho trường Cao đẳng Đường sắt.

Mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực đào tạo nhân lực và vận hành đường sắt đô thị Việt Nam. Dự án có tổng mức vốn 3,5 triệu USD, dự kiến được thực hiện trong 4 năm (từ tháng 1.2022 - 1.2026).

Theo đó, Dự án được JICA tài trợ với kế hoạch xây dựng các giáo trình và các chương trình đào tạo về đường sắt đô thị, đào tạo đội ngũ giảng viên, đề xuất hoàn thiện cơ sở và hành lang pháp lý cùng các hướng dẫn cho đào tạo nhân lực, cung cấp các giải pháp và nâng cao hiểu biết về an toàn vận hành. Các chuyên gia Nhật Bản sẽ xây dựng các chương trình, giáo trình theo tiêu chuẩn của Nhật cũng như các quy định của Việt Nam; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, giảng dạy từ hệ Cao đẳng trở xuống; xây dựng mô hình thực hành; xây dựng Trung tâm Đào tạo đường sắt đô thị.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Giải bài toán đi lại tại Hà Nội và TPHCM: Xe đạp + đường sắt đô thị = giao thông văn minh

Thành Quang |

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vừa đưa vào vận hành khai thác kỳ vọng là sự kết hợp giữa đường sắt đô thị và xe đạp để hướng tới giao thông văn minh, xanh và sạch. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là trong quy hoạch của hầu hết các ga trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại không có chỗ cho người dân gửi xe đạp.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Hà Nội sẵn sàng tiếp nhận và vận hành sau ngày 10.11.2021

Đặng Tiến |

HÀ NỘI: Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành các công đoạn còn lại, bàn giao đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho Thành phố Hà Nội trước ngày 10.11.2021 để đưa vào khai thác, sử dụng. Đại diện Bộ GTVT cho rằng, công tác chuẩn bị đã xong, chỉ chờ kết luận của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước để tiến hành bàn giao.

5 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM đội vốn hàng chục nghìn tỉ đồng

VƯƠNG TRẦN |

Nhiều dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh nhận được nhiều kỳ vọng này lại rơi vào tình trạng chậm tiến độ, đội vốn kéo dài.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Giải bài toán đi lại tại Hà Nội và TPHCM: Xe đạp + đường sắt đô thị = giao thông văn minh

Thành Quang |

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vừa đưa vào vận hành khai thác kỳ vọng là sự kết hợp giữa đường sắt đô thị và xe đạp để hướng tới giao thông văn minh, xanh và sạch. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là trong quy hoạch của hầu hết các ga trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại không có chỗ cho người dân gửi xe đạp.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Hà Nội sẵn sàng tiếp nhận và vận hành sau ngày 10.11.2021

Đặng Tiến |

HÀ NỘI: Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành các công đoạn còn lại, bàn giao đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho Thành phố Hà Nội trước ngày 10.11.2021 để đưa vào khai thác, sử dụng. Đại diện Bộ GTVT cho rằng, công tác chuẩn bị đã xong, chỉ chờ kết luận của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước để tiến hành bàn giao.

5 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM đội vốn hàng chục nghìn tỉ đồng

VƯƠNG TRẦN |

Nhiều dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh nhận được nhiều kỳ vọng này lại rơi vào tình trạng chậm tiến độ, đội vốn kéo dài.