VỤ TRUYỀN BÁ “VONG BÁO OÁN” TẠI CHÙA BA VÀNG TIẾP TỤC LÀM “NÓNG” NGHỊ TRƯỜNG QUỐC HỘI:

Chữa bệnh bằng thỉnh vong là mê tín dị đoan

Đ.CHUNG - C.NGUYÊN - T.TRUNG |

Ngày 6.6, nhóm vấn đề phòng ngừa mê tín dị đoan và vụ việc truyền bá “vong báo oán” tại chùa Ba Vàng do Báo Lao Động nêu tiếp tục làm “nóng” nghị trường Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội đã đề cập vụ việc truyền bá vong báo oán, thỉnh oan gia trái chủ tại chùa Ba Vàng gây bức xúc cho đông đảo cử tri. Theo đại biểu Thái Trường Giang, việc bà Phạm Thị Yến tuyên truyền bệnh tật do vong nên phải thỉnh vong là hành vi mê tín dị đoan.

Hành vi của bà Phạm Thị Yến là vi phạm hình sự

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nêu rõ: Thời gian qua, có một số cá nhân lợi dụng nghi thức tôn giáo tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan, vi phạm pháp luật. Vấn đề này đã bị pháp luật xử lý và dư luận xã hội lên án vì vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục.

Riêng trường hợp bà Phạm Thị Yến - người tuyên truyền về “thỉnh vong” kêu gọi phật tử đến chùa “giải oan” ở chùa Ba Vàng - Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, TP.Uông Bí (Quảng Ninh) đã xử phạt vi phạm hành chính mức cao nhất là 5 triệu đồng. Ngoài ra, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về hành nghề mê tín dị đoan theo điều 320 của Bộ luật Hình sự 2015.

Nêu phương hướng khắc phục, Bộ trưởng cho biết Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục đi từ thể chế, sửa đổi văn bản pháp luật; cho tới tuyên truyền nhận thức; phê phán những hành vi thực hành mê tín dị đoan...

Đại biểu Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau). Ảnh quochoi.vn
Đại biểu Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau). Ảnh quochoi.vn

Đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) tranh luận, cho rằng, vi phạm ở chùa Ba Vàng kéo dài, bà Yến lên YouTube quảng cáo, giới thiệu rất nhiều, nhưng chưa được ngăn chặn. “Riêng bà Yến, theo quan điểm của tôi, là hành vi vi phạm hình sự, chứ không phải vi phạm hành chính, không thể xử phạt như vậy là thôi. Sau khi bị phạt, bà Yến lại tái phạm, tiếp tục hoạt động. Theo tôi, rõ ràng vi phạm hình sự với hành vi truyền bá mê tín dị đoan”- đại biểu nêu quan điểm.

Theo đại biểu, việc không ngăn chặn kịp thời các hành vi của bà Yến có trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành ở T.Ư, địa phương, nhưng cũng có trách nhiệm của chính Bộ VHTTDL.

Đại biểu Thái Trường Giang cũng đề nghị Quốc hội xem xét sửa các quy định trong nghị định, luật, nếu những quy định về việc xử lý với nhóm hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan không còn phù hợp với thực tiễn.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cũng cho rằng, liên quan đến lĩnh vực tôn giáo, hiện còn những bất cập trong chế tài xử phạt những hành vi vi phạm. Với trường hợp của bà Phạm Thị Yến ở chùa Ba Vàng, hiện chưa bị xử phạt về hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan, có thể do còn những vướng mắc về luật, quy định xử phạt trong lĩnh vực tôn giáo.

Chữa bệnh bằng thỉnh vong là mê tín dị đoan

Trong loạt bài điều tra của PV Báo Lao Động đã ghi lại những câu chuyện, những phương thuốc “thần kỳ”, bách bệnh “tuỳ vong” được bà Phạm Thị Yến truyền bá cho nhiều người dân tại chùa Ba Vàng. Cho rằng bệnh tật và xui xẻo trong cuộc sống đều bởi oan hồn gây ra, tận dụng kênh YouTube, bà Yến đã gieo rắc nỗi ám ảnh về tội nghiệp trong kiếp trước và khuyên mọi người muốn khỏi bệnh tật phải đi thỉnh vong.

“Một phụ nữ đau xương khớp là do 4 kiếp trước hay giết mèo nên kiếp này bị vong mèo theo báo oán cho đau nhức toàn thân. Muốn khỏi thì phải tu tập ít nhất 49 ngày kèm công đức 3 triệu đồng. Bị ung thư vú, 42 kiếp trước không chăm sóc em gái, lại làm nhiều việc ác như cướp đất nên kiếp này, vong về oán cho phải bệnh. Muốn khỏi, phải đóng vào chùa 7,1 triệu đồng”- đây là những phương thuốc được những người xưng là “người nhà chùa” đưa ra trong các buổi thỉnh vong ở chùa Ba Vàng. Trong quá trình thỉnh vong, kỳ lạ là mỗi lần “vong lên” đều “vòi” tiền người đi thỉnh và kèm luôn cái giá phải công đức vào nhà chùa nếu muốn khỏi bệnh.

Nhiều bác sĩ đã lên tiếng cho rằng “thỉnh vong” bằng cách nộp tiền cho vong để chữa bệnh là lừa gạt, trục lợi niềm tin của người bệnh. Trao đổi thêm với Lao Động sau phiên chất vấn Bộ trưởng VHTTDL ngày 6.6, đại biểu Thái Trường Giang một lần nữa khẳng định hoạt động thỉnh vong báo oán của bà Phạm Thị Yến tại chùa Ba Vàng là mê tín dị đoan và phải xử lý hình sự theo điều 320 của Bộ luật Hình sự.

Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL của Bộ VHTTDL nêu rõ: Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm B, khoản 1 Điều 3 của quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình, gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt vàng mã ở nơi công cộng và hình thức mê tín dị đoan khác…

Dù thông tư, quy định trên không nêu rõ thỉnh vong, gọi vong là mê tín dị đoan, nhưng đại biểu Thái Trường Giang cho rằng, bà Phạm Thị Yến đã tuyên truyền rằng bệnh tật do vong nên phải thỉnh vong. Đây là hành vi chữa bệnh bằng phù phép, là mê tín dị đoan. Ông cho rằng, cơ quan chức năng cần xác định đúng bản chất vấn đề, không nên áp dụng quy định một cách cứng nhắc, máy móc, tạo điều kiện để các đối tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi trên niềm tin, tín ngưỡng của nhân dân.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Mê tín dị đoan, suy cho cùng đó là sự thiếu hiểu biết

Về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cần phải lên án, đấu tranh chống mê tín dị đoán, chống lợi dụng tâm linh để trục lợi, xử lý nghiêm các vi phạm. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, đây không chỉ là vấn đề pháp luật mà còn liên quan tới việc tuyên truyền, phổ biến, vận động, trong đó không thể nhắc tới vai trò của các tổ chức tôn giáo. Chủ trương của Nhà nước là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Xét trên góc độ văn hóa thì mỗi tôn giáo khi vào Việt Nam đều có sự ảnh hưởng qua lại tới truyền thống văn hóa của người dân.

Ví dụ, khi Phật giáo vào Việt Nam, có nhiều tín ngưỡng của Việt Nam dần dần có sự dung hòa với truyền thống thờ tổ tiên, tín ngưỡng đạo mẫu của người dân. Đây là niềm tin của một bộ phận lớn của người Việt Nam nên cần tôn trọng, những gì không phù hợp thì chỉ ra và vận động để loại bỏ dần. “Mê tín dị đoan, suy cho cùng đó là sự thiếu hiểu biết. Vì vậy, cần chú trọng giáo dục để nâng cao dân trí, cần có sự phân tích có tình, có lý của những người nghiên cứu về tôn giáo, về văn hóa để lan tỏa cái tốt và hạn chế cái xấu” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Không bao che người tu hành vi phạm giáo luật

Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trong phiên chất vấn, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (ĐBQH đoàn TP.Hà Nội) - đề nghị Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết giải pháp gì để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng ngừa mê tín dị đoan. Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm cũng trình bày thêm một số nội dung mà một số ĐBQH quan tâm như các nghi lễ như dâng sao giải hạn, thỉnh vong ở một số chùa trong thời gian vừa qua. Với cương vị là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm - khẳng định: “Tất cả các chùa trên phạm vi cả nước đều do Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo các địa phương cùng nhân dân xây dựng và quản lý. Không có chùa nào nằm ngoài hệ thống này. Trước khi kết thúc, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm một lần nữa khẳng định: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam không dung túng, bao che cho bất kỳ người tu hành nào đặc biệt là các chức sắc khi vi phạm các giáo luật”. Đ.CHUNG - C.NGUYÊN - T.TRUNG

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng: Phát ngôn của bà Phạm Thị Yến về các anh hùng, liệt sĩ là không thể chấp nhận!

Về việc đăng tải, phát tán những video trên mạng xã hội có nội dung liên quan tới thông tin cho rằng: “Các anh hùng liệt sĩ ở kiếp này do phải chịu quả báo từ kiếp trước, phạm nghiệp sát sinh” như bà Phạm Thị Yến (Quảng Ninh, phật tử chùa Ba Vàng) rao giảng như vậy là điều không thể chấp nhận được. Những anh hùng, liệt sĩ là những người có công với cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thì rõ ràng việc có những video tuyên truyền trên kênh YouTube của bà Yến như vậy khiến dư luận rất bức xúc.

Trong lịch sử, hàng triệu người dân Việt Nam cũng đã hy sinh, chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, thể hiện lòng yêu nước. Phát ngôn của bà Yến như vậy là hoàn toàn là sai trái. Hành vi của bà Yến như vậy rõ ràng là tuyên truyền xuyên tạc, vi phạm pháp luật. Do vậy, cơ quan chức năng cần phải nghiêm khắc, quyết liệt xử lý về việc này.

Theo dõi chất vấn của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể thấy, Bộ trưởng cơ bản nắm chắc tình hình, thực trạng những vấn đề bức xúc thuộc lĩnh vực quản lý và nghiêm túc nhận trách nhiệm về những tồn tại, hạn chế và cũng đã đề xuất ra những giải pháp để giải quyết. Tuy nhiên, đại biểu và cử tri cũng còn những băn khoăn, chưa thật hài lòng về phần trả lời liên quan tới vấn đề mê tín dị đoan như các đại biểu đã nêu. T.VƯƠNG

Đ.CHUNG - C.NGUYÊN - T.TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Cần phải lên án và xử lý vụ chùa Ba Vàng

Theo VTV |

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định việc thỉnh oan gia trái chủ tại chùa Ba Vàng diễn ra thời gian qua vừa vi phạm luật pháp, vừa ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống và văn hóa; chúng ta cần phải lên án và cần phải xử lý. Bộ trưởng cũng cho rằng mức phạt 5 triệu đồng đối với bà Phạm Thị Yến là rất nhỏ và có thể lên 100 triệu nữa thì cũng không phải lớn.

"Cơ quan quản lý phải kết luận rõ vụ truyền bá vong báo oán ở chùa Ba Vàng"

Nhóm PV |

Xử lý việc lợi dụng cơ sở thờ tự để tuyên truyền mê tín dị đoan, trục lợi từ văn hóa tâm linh... là những nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm, kiến nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đưa ra giải pháp ngăn chặn trong phiên chất vấn tại Quốc hội vào chiều 5.6.

Vụ truyền bá "vong báo oán" tại chùa Ba Vàng: Đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm!

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Ngày 5.6, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện sẽ đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Trao đổi với phóng viên, nhiều đại biểu Quốc hội cho biết cử tri rất quan tâm đến việc xử lý hành vi lợi dụng tâm linh để trục lợi. Thời gian qua, vụ “Thỉnh vong báo oán” tại Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) do Báo Lao Động điều tra đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Việc bà Phạm Thị Yến lợi dụng địa điểm chùa Ba Vàng để truyền bá “vong báo oán”, gọi vong để thu tiền bất chính, chỉ bị phạt 5 triệu đồng về hành vi vi phạm nếp sống văn hóa khiến nhiều ĐBQH cho rằng chưa đủ sức răn đe và đề nghị cần phải xử lý nghiêm.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Cần phải lên án và xử lý vụ chùa Ba Vàng

Theo VTV |

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định việc thỉnh oan gia trái chủ tại chùa Ba Vàng diễn ra thời gian qua vừa vi phạm luật pháp, vừa ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống và văn hóa; chúng ta cần phải lên án và cần phải xử lý. Bộ trưởng cũng cho rằng mức phạt 5 triệu đồng đối với bà Phạm Thị Yến là rất nhỏ và có thể lên 100 triệu nữa thì cũng không phải lớn.

"Cơ quan quản lý phải kết luận rõ vụ truyền bá vong báo oán ở chùa Ba Vàng"

Nhóm PV |

Xử lý việc lợi dụng cơ sở thờ tự để tuyên truyền mê tín dị đoan, trục lợi từ văn hóa tâm linh... là những nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm, kiến nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đưa ra giải pháp ngăn chặn trong phiên chất vấn tại Quốc hội vào chiều 5.6.

Vụ truyền bá "vong báo oán" tại chùa Ba Vàng: Đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm!

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Ngày 5.6, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện sẽ đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Trao đổi với phóng viên, nhiều đại biểu Quốc hội cho biết cử tri rất quan tâm đến việc xử lý hành vi lợi dụng tâm linh để trục lợi. Thời gian qua, vụ “Thỉnh vong báo oán” tại Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) do Báo Lao Động điều tra đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Việc bà Phạm Thị Yến lợi dụng địa điểm chùa Ba Vàng để truyền bá “vong báo oán”, gọi vong để thu tiền bất chính, chỉ bị phạt 5 triệu đồng về hành vi vi phạm nếp sống văn hóa khiến nhiều ĐBQH cho rằng chưa đủ sức răn đe và đề nghị cần phải xử lý nghiêm.