Khi đô thị “khát”:

Chủ tịch TP.Đà Nẵng sẽ trực tiếp điều hành các hồ thuỷ điện

Thuỳ Trang |

Cuối tháng 12.2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1865/QĐ-TTg ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn với nhiều điểm mới. Trong đó, Chủ tịch UBND Đà Nẵng sẽ được điều hành trực tiếp các hồ thuỷ điện và đập An Trạch để đẩy mặn, cứu “khát” cho thành phố.

Đây là tin vui của hàng triệu dân vùng hạ du, tuy vậy, thực tế sẽ không hề dễ dàng để triển khai...

Trao quyền trực tiếp

Năm 2015, Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn được ban hành song đến nay vẫn tồn tại nhiều bất cập trong áp dụng. Thậm chí, quy trình này không triển khai được trên thực tế. Những năm qua, cả hai tỉnh thành là Quảng Nam, Đà Nẵng cùng nhiều đơn vị có liên quan đã liên tục góp ý, kiến nghị sửa đổi.

Tại Quyết định mới lần này, Chính phủ đã quy định thẩm quyền quyết định vận hành các hồ cho Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng. Cụ thể, “Trường hợp 24 giờ liên tục, độ mặn nước sông Vu Gia tại cửa lấy nước nhà máy nước Cầu Đỏ lớn hơn 1.000mg/l mà việc khai thác nước từ trạm bơm An Trạch không đủ cung cấp nước cho nhà máy, thì căn cứ vào tình hình thực tế, lưu lượng đến hồ, mực nước hồ, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng xem xét, quyết định điều chỉnh chế độ vận hành xả nước (lưu lượng, thời gian xả) của các hồ A Vương, Sông Bung 4, Đắk Mi 4, Sông Bung 4A, Sông Bung 5, Sông Bung 6, Sông Côn 2 bậc 1 và đập An Trạch về hạ lưu sông Vu Gia để giảm mặn. Việc điều chỉnh chế độ vận hành xả nước của các hồ nêu trên phải bảo đảm phù hợp với năng lực, hiện trạng nguồn nước các hồ chứa và cân đối nguồn nước đến hết mùa cạn và được thực hiện cho đến khi độ mặn nước sông Vu Gia tại Nhà máy nước Cầu Đỏ thấp hơn 700mg/l trong 12 giờ liên tục” - Nghị định nêu rõ.

Hàng loạt nhà máy thủy điện bậc thang sau khi xây dựng trên hệ thống sống Vu Gia, Thu Bồn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ du. Đặc biệt tác động trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của hơn 1 triệu dân TP.Đà Nẵng. Nghiêm trọng nhất là việc thủy điện Đắk Mi 4 đã chặn, cắt tiệt dòng sông cũ, chuyển hoàn toàn nước về Thu Bồn để tận dụng độ chênh lệch cao, phát huy tối đa sản lượng điện, khiến dòng cũ cạn kiệt. TP.Đà Nẵng đã phát đơn kiện. Đây là vụ tranh chấp lưu vực sông đầu tiên ở Việt Nam. Thủ tướng sau đó đã quyết định Đắk Mi 4 phải mở van, xả về dòng cũ với lưu lượng cố định cho các mùa kiệt. Thế như, thủy điện này vẫn không chấp hành. Nay, Chính phủ giao quyền cho Chủ tịch TP.Đà Nẵng thì liệu có khả thi?

Theo quyết định này, Thủ tướng Chính phủ cũng giao quyền cho Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng xem xét điều chỉnh chế độ vận hành đập An Trạch trong trường hợp nhà máy nước Cầu Đỏ bị nhiễm mặn không thể khai thác. Tại lần điều chỉnh này, chế độ vận hành xả nước về hạ du của hồ Đắk Mi 4 cũng đã điều chỉnh lệch pha so với thời gian vận hành xả nước về hạ du của các hồ A Vương và Sông Bung 4 để khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước trên lưu vực.

Chủ động giải khát cho đô thị

Ông Hồ Hương - Giám đốc Nhà máy cấp nước Đà Nẵng - cho biết, với Quyết định mới, Đà Nẵng sẽ có thể chủ động hơn rất nhiều trong việc đẩy mặn, cung cấp nước cho người dân. Được biết, trong năm 2019, tại cửa thu nước Cầu Đỏ có 9 đợt mặn trên 1.000mg/l kéo dài liên tục 12 giờ và 4 đợt mặn kéo dài liên tục 24 giờ gây thiếu nước sinh hoạt cho người dân Đà Nẵng.

Đại diện Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) Đà Nẵng - cho biết, trước đây việc điều hành xả nước giảm mặn cho hạ du trong các tình huống khẩn cấp, khi xâm nhập mặn tại cửa thu nước Cầu Đỏ tăng cao, Chủ tịch UBND thành phố phải phối hợp với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam lập kế hoạch, phương án gửi Bộ TNMT để thống nhất chỉ đạo các hồ xả nước điều tiết nước cho hạ du. “Việc này mất khá nhiều thời gian, thường là vài ngày, trong khi xâm nhập mặn tại cửa thu nước Cầu Đỏ diễn ra liên tục trong vài giờ là việc thiếu nước sinh hoạt đã bắt đầu xảy ra nếu không có nguồn nước xả tăng cường từ các hồ phía thượng lưu về để giảm mặn” - Sở TNMT Đà Nẵng cho hay.

Vì vậy, việc Thủ tướng Chính phủ trao quyền cho Chủ tịch UBND Đà Nẵng được điều hành các hồ thủy điện khu vực thượng nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn xả nước khi độ mặn tại Cầu Đỏ tăng cao sẽ giúp tiết kiệm thời gian, bỏ qua các thủ tục hành chính không cần thiết. Điều quan trọng hơn, việc chỉ đạo điều hành các hồ không bị hạn chế về lưu lượng xả mà theo yêu cầu của Chủ tịch UBND Đà Nẵng sẽ vô cùng hiệu quả trong vấn đề giảm mặn cho hạ du.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ thiếu điện, thiếu nước sinh hoạt trong năm 2020

L.V |

Mực nước trên các sông suối, dòng chảy đang thiếu hụt từ 20-80%, các hồ chứa thủy điện đều không đạt mực nước dâng bình thường báo hiệu mùa hè 2020 hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.

ĐÀ NẴNG: Nơm nớp nỗi lo thiếu nước

Thùy Trang |

Hơn 80% nguồn nước thô cung cấp cho hơn 1 triệu người dân Đà Nẵng hiện nay được lấy từ sông Vu Gia tại Cầu Đỏ. Tuy nhiên, nước thô tại Đà Nẵng liên tục bị nhiễm mặn nặng. Chính vì vậy, bất kể là mùa khô hay mùa lũ, người dân Đà Nẵng vẫn nơm nớp lo sợ bị thiếu nước.

Đà Nẵng lại lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

THUỲ TRANG |

Nguồn nước thô tại Đà Nẵng bị nhiễm mặn nghiêm trọng, trong khi khô hạn kéo dài làm các hồ thuỷ điện cạn kiệt, khiến hàng nghìn người dân lao đao vì mất nước sinh hoạt tái diễn. UBND TP.Đà Nẵng đã phải họp khẩn để tìm các phương án có nước cho người dân từng ngày chứ chưa chắc tính được đến hết mùa khô này.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Nguy cơ thiếu điện, thiếu nước sinh hoạt trong năm 2020

L.V |

Mực nước trên các sông suối, dòng chảy đang thiếu hụt từ 20-80%, các hồ chứa thủy điện đều không đạt mực nước dâng bình thường báo hiệu mùa hè 2020 hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.

ĐÀ NẴNG: Nơm nớp nỗi lo thiếu nước

Thùy Trang |

Hơn 80% nguồn nước thô cung cấp cho hơn 1 triệu người dân Đà Nẵng hiện nay được lấy từ sông Vu Gia tại Cầu Đỏ. Tuy nhiên, nước thô tại Đà Nẵng liên tục bị nhiễm mặn nặng. Chính vì vậy, bất kể là mùa khô hay mùa lũ, người dân Đà Nẵng vẫn nơm nớp lo sợ bị thiếu nước.

Đà Nẵng lại lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

THUỲ TRANG |

Nguồn nước thô tại Đà Nẵng bị nhiễm mặn nghiêm trọng, trong khi khô hạn kéo dài làm các hồ thuỷ điện cạn kiệt, khiến hàng nghìn người dân lao đao vì mất nước sinh hoạt tái diễn. UBND TP.Đà Nẵng đã phải họp khẩn để tìm các phương án có nước cho người dân từng ngày chứ chưa chắc tính được đến hết mùa khô này.