Chủ tàu cá đau đầu với tình trạng ngư phủ ứng tiền công rồi… bỏ trốn

Văn Sĩ |

Tại các cửa biển ở Bạc Liêu, chuyện ngư phủ ứng tiền công trước rồi trốn biệt tăm không còn là chuyện xa lạ. Tuy vậy, gần đây tình trạng trên xảy ra phổ biến với số tiền bị giật cũng nhiều hơn. Nhiều chủ tàu phải cho neo đậu nhiều tháng trời do thiếu ngư phủ ra khơi khai thác...

Đủ kiểu ứng tiền rồi bỏ trốn

Ông Giang Thanh Hận, người có thâm niên hơn 30 năm làm nghề khai thác ở cửa biển Gành Hào, than thở: Cái nghề bà cậu (nghề khai thác hải sản - PV) này vốn dĩ đã khó khăn bao đời, vậy mà gần đây anh em còn đối mặt với cái khó của tình trạng “bạn” (ngư phủ) bỏ trốn sau khi nhận tiền ứng trước. Trong năm 2021 đến nay, vợ chồng tôi bị ba, bốn “bạn” giựt tiền. Trong đó có người ứng 10 triệu đồng, 15 triệu đồng rồi bỏ trốn, hoặc đi theo tàu ra biển làm được vài ngày rồi viện lý do để bỏ ngang theo tàu khác.

Theo ông Hận, dân làm biển bao nhiêu năm qua chỉ hợp đồng miệng với nhau nên chủ tàu nào không may bị ngư phủ giựt tiền thì cũng chịu, khó thấy ai đòi lại được. Nhưng nếu chủ tàu đòi viết giấy nhận tiền thì ngư phủ không chịu, họ sẽ nhận đi tàu khác.

Một số chủ tàu khai thác ở Bạc Liêu cũng cho biết, nhiều ngư phủ tự do lấy lòng tin của chủ tàu bằng cách nhờ những ngư phủ lâu năm bảo lãnh để có thể mượn được tiền rồi một đi không trở lại. Số khác thì lợi dụng lúc tàu chuẩn bị rời bến tìm cách bỏ trốn hoặc lên tàu khác ra khơi. Câu chuyện ngư phủ quỵt tiền xảy ra thường xuyên và hầu hết các chủ tàu đều gặp phải. Số tiền bị quỵt theo năm tháng mà tăng lên, nỗi lo của các chủ tàu cá cũng tỉ lệ thuận theo những con số ấy. Không chỉ lo lắng vì số tiền này không biết bao giờ mới lấy lại được, mà chủ tàu còn thấp thỏm vì không đủ ngư phủ để vươn khơi, bám biển.

Anh Đặng Quốc Thùy - một chủ tàu cá ở Bạc Liêu - chia sẻ thêm: Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này cũng là do thiếu nguồn lao động, trong khi những ràng buộc về mặt pháp lý giữa chủ tàu với ngư phủ lại quá đơn giản. Ngư phủ thiếu, nhiều chủ tàu cần người, ngư phủ thấy vậy nên dễ dàng bỏ tàu này đi sang tàu kia. Họ cũng không chịu ký hợp đồng mà chỉ thỏa thuận miệng, hay viết giấy tay. Chủ tàu cần ngư phủ nên cũng đành dễ dãi, chủ yếu dựa trên sự tin tưởng với nhau.

“Chuyện ngư phủ quỵt tiền không biết đâu mà lường. Như tôi đây, gặp đủ kiểu hết. Người thì nhận tiền xong trốn mất, không lý do. Người thì đi theo tàu được 5 ngày, 10 ngày lấy lý do con bệnh, vợ bệnh để xin vô bờ rồi trốn mất. Hoặc có trường hợp đi biển được vài ngày kiếm cớ quậy với tài công, quậy với ngư phủ khác để vô bờ. Mong ngành chức năng, chính quyền địa phương có biện pháp nào đó để quản lý được tình trạng này cho nghề đánh bắt được duy trì chứ tôi thật sự không biết phải làm sao” - ông Nguyễn Văn Hiếu - chủ tàu cá ở Đông Hải than thở.

Khan hiếm lao động nghề biển

Theo các chủ tàu cá, thiếu người đi biển là nguyên do đầu tiên dẫn đến thực trạng nêu trên. Theo tìm hiểu của phóng viên, gần đây, nguồn lao động lành nghề biển thiếu trầm trọng do nhiều người đi làm công nhân ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh hoặc tìm kiếm việc làm trên bờ, từ bỏ nghề biển bởi vất vả, nguy hiểm nhưng thu nhập không cao.

Ông Nguyễn Văn Hiệp  (phường Nhà Mát, Thành phố Bạc Liêu) khẳng định: “Hơn 40 năm làm nghề khai thác hải sản, chưa bao giờ tôi thấy nghề này “khó nuốt” như vài năm gần đây. Nguyên nhân theo tôi hiện nay là do thiếu ngư phủ lành nghề. Khoảng 3, 4 năm trở lại đây, do cung không đủ cầu nên ngư phủ làm giá, chủ ghe muốn có đủ “bạn” cho chuyến đánh bắt khơi xa thì phải cho họ ứng tiền trước. Nhưng mà rất tiếc, nhiều người họ lấy tiền xong thì lặn mất tăm tích...”.

Thực trạng ngư phủ bỏ trốn sau khi ứng tiền với chủ tàu cho thấy còn bất cập, hạn chế trong vấn đề quản lý lao động nghề biển. Việc cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý đối với lao động làm việc trên biển vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Bởi đặc thù của nghề đi biển là người lao động và người sử dụng lao động chỉ nói miệng với nhau mà không có chứng từ ràng buộc về mặt pháp lý. Chính vì vậy, khi chủ tàu bị ngư phủ lừa mất tiền cũng đành ngậm bồ hòn chịu đựng. Ngược lại, nếu xảy ra tai nạn trên biển thì người lao động chỉ còn biết trông vào lương tâm của chủ tàu.

Tỉnh Bạc Liêu hiện có hơn 1.200 tàu khai thác hải sản ở 3 cửa biển chính Gành Hào, Cái Cùng và Nhà Mát. Trước những khó khăn, tồn tại trong ngành khai thác, đánh bắt thủy sản thời gian qua, rất cần các ngành chức năng, chính quyền địa phương có giải pháp phù hợp.

Theo ông Hồ Thanh Tuấn - Trưởng phòng NNPTNT huyện Đông Hải - trước mắt cần tổ chức đào tạo nghề cho lao động khai thác hải sản, xây dựng các mô hình tổ chức khai thác theo tổ, đội, thành lập đơn vị làm đầu mối quản lý ngư phủ, ai có nhu cầu tìm người, tìm việc đều có hợp đồng và hồ sơ quản lý chặt chẽ. Làm được như vậy có thể giảm thiểu tình trạng chủ tàu cá bị “bạn” quỵt tiền. Ngược lại, ngư phủ cũng an tâm lao động trên biển vì họ có bảo hiểm, có quyền lợi của người lao động. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm những trường hợp cố tình lợi dụng lòng tin của chủ tàu, ứng tiền công trước rồi bỏ trốn để răn đe, tránh những trường hợp bức xúc dẫn đến hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Việc cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý đối với lao động làm việc trên biển vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Văn Sĩ
TIN LIÊN QUAN

Kiên Giang: Bắt nhóm người ném bom xăng tự chế làm ngư phủ bỏng nặng

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Chỉ vì tranh chấp ngư trường khai thác thủy sản mà một nhóm người ở đất liền đã dùng bơm xăng tự chế tấn công một chiếc tàu đang neo đậu trên biển làm một ngư phủ trên tàu bị bỏng nặng.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Kiên Giang: Bắt nhóm người ném bom xăng tự chế làm ngư phủ bỏng nặng

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Chỉ vì tranh chấp ngư trường khai thác thủy sản mà một nhóm người ở đất liền đã dùng bơm xăng tự chế tấn công một chiếc tàu đang neo đậu trên biển làm một ngư phủ trên tàu bị bỏng nặng.