Chủ dự án vắng trong vụ kiện đòi đất nền, hàng trăm người dân bức xúc

T T |

Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại về việc “tranh chấp hợp đồng đặt cọc môi giới đất nền” có liên quán đến công ty Bách Đạt An bị hoãn khiến hàng trăm người dân bức xúc, phản ứng.

Ngày 15.11, Tòa án nhân dân (TAND) TP Đà Nẵng tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại về việc “tranh chấp hợp đồng đặt cọc môi giới đất nền” giữa nguyên đơn là công ty Cổ phần Bách Đạt An và bị đơn là công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Nhất Nam.

Tuy nhiên, Bách Đạt An đã vắng mặt không có lý do. Phía Hoàng Nhất Nam, Đại diện UBND tỉnh Quảng Nam và một số đại diện người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan. Bởi, vụ việc trên ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của 296 người là khách hàng tại các dự án bất động sản của Bách Đạt An, do Hoàng Nhất Nam phân phối.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cũng đề nghị hoãn phiên tòa vì nguyên đơn vắng mặt không lý do, một số cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt.

HĐXX sau đó đã đồng ý hoãn phiên toà, nhưng nhiều người có mặt tại đây lại không đồng tình, bởi trước đây, nhiều lần công ty Bách Đạt An cũng đã có thái độ trốn tránh trách nhiệm, không gặp mặt khách hàng tại trụ sở ở Đà Nẵng.

Bách Đạt An là chủ dự án Bách Đạt 1, 7B mở rộng, Hera Complex Riverside tại Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam. Đơn vị này ký kết với Hoàng Nhất Nam làm công ty phân phối và nhận tiền đặt cọc của khách hàng.

Tuy nhiên, đầu năm 2019, do quá thời gian hẹn giao sổ đỏ và đất, hàng trăm người dân đã kéo đến trụ sở của 2 đơn vị này để tìm câu trả lời.

Lúc này, phía Hoàng Nhất Nam mới thông tin Bách Đạt An đã có đơn kiện, yêu cầu tòa án chấm dứt hợp đồng, thu hồi lại toàn bộ các lô đất vì cho rằng Hoàng Nhất Nam đã vi phạm hợp đồng, đồng thời đề nghị bồi thường hơn 10,669 tỉ đồng.

Từ đó đến nay, gần 1.000 khách hàng của dự án trên đã không ít lần tìm đến cả Hoàng Nhất Nam và Bách Đạt An để đối thoại, thậm chí là “kêu cứu” với UBND tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, vì vụ việc đã được toà án Đà Nẵng thụ lý nên tất cả phải chờ đợi kết luận của toà. Chính vì vậy, việc Bách Đạt An vắng mặt đã khiến cho nhiều người bức xúc, căng băng rôn yêu cầu các đơn vị chức năng có hình thức xử lý vụ việc càng sớm càng tốt.

T T
TIN LIÊN QUAN

Mòn mỏi đợi sổ đỏ, hàng trăm khách hàng trắng đêm vây Nhất Nam Land

THUỲ TRANG |

Thanh toán tiền đến 95% giá trị mỗi lô đất theo đúng hẹn, đúng hợp đồng với doanh nghiệp, thế nhưng gần 1.000 nghìn khách hàng của Cty CP Dịch vụ Bất động sản Hoàng Nhất Nam (Nhất Nam Land) vẫn chưa được trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đúng hẹn. 

Cơn sốt đất Đà Nẵng: Người dân mạo hiểm, tiền rơi túi giới "đầu cơ"

THUỲ TRANG |

Luật sư Trương Công Nguyễn Anh Phiệt – Đoàn luật sư Đà Nẵng cho rằng, giữa cơn sốt đất tại Đà Nẵng, với những người dân thực sự muốn đầu tư hay mong muốn tìm chỗ định cư, sẽ đối diện với nhiều rủi ro khi giá đất bị đẩy lên cao. Trong khi đó, việc kiếm lời từ bất động sản tại đây đa phần rơi vào túi giới “đầu cơ” và “cò”.

Chủ đầu tư “bẻ kèo”, người dân nguy cơ mất hàng nghìn lô đất

THUỲ TRANG |

Có hợp đồng mua đất hơn một năm nay, đã đóng tiền cọc đến 95% cho nhà phân phối, nhưng đến thời gian hẹn bàn giao "sổ đỏ" thì người dân tá hoả khi nhà đầu tư “bẻ kèo” với nhà phân phối. Người dân có nguy cơ mất hàng nghìn lô đất.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Mòn mỏi đợi sổ đỏ, hàng trăm khách hàng trắng đêm vây Nhất Nam Land

THUỲ TRANG |

Thanh toán tiền đến 95% giá trị mỗi lô đất theo đúng hẹn, đúng hợp đồng với doanh nghiệp, thế nhưng gần 1.000 nghìn khách hàng của Cty CP Dịch vụ Bất động sản Hoàng Nhất Nam (Nhất Nam Land) vẫn chưa được trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đúng hẹn. 

Cơn sốt đất Đà Nẵng: Người dân mạo hiểm, tiền rơi túi giới "đầu cơ"

THUỲ TRANG |

Luật sư Trương Công Nguyễn Anh Phiệt – Đoàn luật sư Đà Nẵng cho rằng, giữa cơn sốt đất tại Đà Nẵng, với những người dân thực sự muốn đầu tư hay mong muốn tìm chỗ định cư, sẽ đối diện với nhiều rủi ro khi giá đất bị đẩy lên cao. Trong khi đó, việc kiếm lời từ bất động sản tại đây đa phần rơi vào túi giới “đầu cơ” và “cò”.

Chủ đầu tư “bẻ kèo”, người dân nguy cơ mất hàng nghìn lô đất

THUỲ TRANG |

Có hợp đồng mua đất hơn một năm nay, đã đóng tiền cọc đến 95% cho nhà phân phối, nhưng đến thời gian hẹn bàn giao "sổ đỏ" thì người dân tá hoả khi nhà đầu tư “bẻ kèo” với nhà phân phối. Người dân có nguy cơ mất hàng nghìn lô đất.