Chốt chặn phòng dịch COVID-19 bên sông Sê Pôn

HƯNG THƠ |

Gần 2 tháng nay, 63 chiếc lán trại dã chiến đã được dựng dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào đoạn qua tỉnh Quảng Trị nhằm ngăn chặn người xuất nhập cảnh trái phép. Mỗi lán trại chỉ biên chế 5 đồng chí, nhưng ngày đêm họ như “mắt thần” canh giữ biên cương, phòng dịch COVID-19.

Đêm ở biên giới Việt Lào

Những ngày cuối tháng 3, vùng biên giới Việt - Lào ở tỉnh Quảng Trị nắng khô khốc, không chút gió. Thời tiết như vậy, kèm với việc đóng các cửa khẩu phụ, đường mòn lối mở để ngăn tình trạng xuất cảnh hoặc nhập cảnh trái phép, khiến không khí càng bức bí, căng thẳng hơn.

18h, nắng tắt, trời vẫn còn oi bức, chốt dã chiến thôn Mới (thôn Mới, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) bắt đầu nổi lửa. Sông Sê Pôn là biên giới, nửa bên này là Việt, nửa bên kia là Lào. Người dân sống hai bên có quan hệ họ hàng, việc qua về như cơm bữa. Gần 2 tháng trước, các cửa khẩu phụ và đường mòn, lối mở toàn tuyến biên giới tỉnh Quảng Trị được lệnh đóng, thì 2 đồng chí thuộc Đồn Biên phòng Thanh và 3 đồng chí là dân quân, công an viên được giao nhiệm vụ chốt chặn ở đường mòn thôn Mới này.

Những ngày đầu, họ tận dụng cái lán nhỏ xíu ở bên sông Sê Pôn của 1 chủ đò để lại để làm chốt. Chốt nằm ở mép sông, ngay đầu con đường mòn mà người dân hay qua lại, nên việc kiểm soát khá dễ dàng.

Nhưng khi đi tuần tra, phát hiện nhiều đoạn sông nước cạn, nếu người dân cố tình vượt biên sẽ không khó khăn lắm, nên ngoài trực chốt, 5 người phải thay nhau đi tuần cả đoạn đường dài.

Chưa đến một giờ đồng hồ,  từ khi bếp nổi lửa, bữa cơm tối được dọn ra, và chưa đến 10 phút sau bữa cơm ở chốt đã hoàn thành, các đồng chí lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ vì “đến giờ thanh niên hay đi chơi”.

21h, ánh đèn từ trên con dốc cao loang loáng rọi xuống khu vực bờ sông, thiếu úy Hồ Văn Dưng (chốt trưởng) cùng một đồng chí công an viên nhanh chóng đón đầu chiếc xe môtô đang di chuyển đến mép nước. Một tay cầm đèn pin, tay còn lại cầm tờ rơi, thiếu úy Dưng đưa cho người đàn ông tên Hồ Văn Khanh (SN 1987, trú tại thôn Thanh Ô, xã Thanh) để giải thích việc không được xuất cảnh. Hỏi mới hay, anh Khanh có đứa cháu ở bản Pa Lọ Nước (cụm kinh tế Đen Vi Lay, huyện Mường Nòng, Lào) ở ngay bên kia sông bị ốm nặng. Khi nghe giải thích, anh Khanh nấn ná một lát, rồi quyết định quay xe về nhà.

Tuần tra một vòng, quay trở lại chốt đã 23h, lúc này 2 người ngủ, 3 người còn lại ngồi ở võng canh, cứ vài tiếng sẽ đổi phiên. Biên giới giờ này mới hết oi bức, bếp lửa được chất thêm ít củi vì trời chuẩn bị chuyển sang lạnh, đến rạng sáng thì trời sẽ trở rét. 2h đêm, 5 người ở chốt trực phải di chuyển, vì phát hiện 2 thanh niên có dự định vượt sông sang Lào. Cả 5 đánh đèn pin cùng bật sáng, tờ rơi tuyên truyền lại được trưng ra, không lâu sau đó 2 thanh niên quay đầu về.

Suốt đêm, ở chốt này khó ai ngủ được giấc tròn trịa. Không phải chỉ lúc có ánh đèn lạ, mà những đoạn sông cạn rất cần được tuần tra thường xuyên, bởi chỉ lơ là một chút, rất có thể người dân thiếu ý thức sẽ tìm cách vượt biên.

Bao giờ hoàn thành nhiệm vụ thì về gặp con...

Nhưng ngày đầu lập chốt thôn Mới, 5 người ở trong lán tạm, rồi tranh thủ lúc rảnh, các thành viên ở chốt gia cố thêm, nên bây giờ mưa nắng đỡ bị ảnh hưởng. Trung tá Nguyễn Viết Dũng ở chốt thôn Mới thuộc Đồn Biên phòng Cồn Cỏ được tăng cường lên đây gần 2 tháng nay. Khi từ đảo Cồn Cỏ vào đến bờ, xe của lực lượng biên phòng đợi sẵn ở cảng, rồi chở trung tá Dũng lên Đồn Biên phòng Thanh, lên đến nơi thì xách ba lô đi khoảng 8km để đến chốt. Ở đảo, khí hậu ôn hòa hơn, còn ở biên giới ngày nóng đêm lạnh, nhưng là lính biên phòng, nên trung tá Dũng nhanh chóng thích nghi. Tròn 3 tháng chưa gặp vợ con, hỏi trung tá Dũng khi nào sẽ gặp, anh nói rằng “sẽ gặp lại gia đình khi nhiệm vụ hoàn thành, nhưng khi nào hoàn thành thì… chưa rõ”.

Cách chốt thôn Mới tầm 5 cây số đi dọc sông Sê Pôn là chốt Ra Man và Ta Nua (xã Xy, huyện Hướng Hóa). Phụ trách 2 chốt này là thượng úy Nguyễn Minh Tiến - Trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng Xy (thuộc đồn Biên phòng Thanh). Là chỉ huy, nếu bình thường thượng úy Tiến sẽ ở trạm xử lý công việc, nhưng từ khi lập 2 chốt, ngày nào anh cũng ghé chốt để kiểm tra, động viên anh em. Chỉ khoảng 4 ngày nữa, là vợ thượng úy Tiến sinh con đầu lòng, nhưng anh cũng không có nhiều thời gian để liên lạc, hỏi thăm. Hỏi anh có xin về ít ngày lúc vợ sinh, thượng úy Tiến nói tình hình hiện tại trong lực lượng ai cũng vất vả, ai cũng có chuyện riêng. Nhưng ai cũng đặt nhiệm vụ lên trên hết, nên chỉ cầu mong vợ tròn, con vuông và dịch bệnh được khống chế, hoàn thành nhiệm vụ để trở về.

Thiếu tá Ngô Trường Khôi - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Thanh cho biết, để quản lý 32km đường biên với rất nhiều đường mòn, lối mở, đơn vị đã lập 13 chốt, 2 tổ cơ động dàn dọc sông Sê Pôn. Để người dân chấp hành chủ trương, cán bộ chiến sĩ đã đến từng nhà, ra tận rẫy để tuyên truyền với người dân việc dừng xuất cảnh sang Lào phòng dịch COVID-19. Cùng với đó, các chốt túc trực 24/24h và thường xuyên tuần tra để kịp thời ngăn chặn, xử lý những trường hợp vi phạm.

Hỏi khó khăn của cán bộ chiến sĩ khi làm nhiệm vụ chống dịch, thiếu tá Khôi nói rằng, kể ra thì rất nhiều, nhưng anh em đều tự khắc phục được. “Chúng tôi khoác màu áo lính, nên nhiệm vụ lúc nào cũng đặt lên hàng đầu dù có khó khăn nào đi nữa” - thiếu tá Khôi khẳng định.

Theo lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, tại địa phương đã lập 63 chốt cố định và 20 tổ cơ động với gần 400 cán bộ chiến sĩ biên phòng và 105 công an và dân quân. Thượng tá Trần Tuấn Anh - Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện công tác kiểm soát xuất nhập cảnh trái phép ở biên giới đang được đơn vị đặt lên hàng đầu. Trong quá trình làm nhiệm vụ, người dân địa phương cũng như nhiều tổ chức cá nhân đã quan tâm, nên có nhiều sự hỗ trợ cho cán bộ, chiến sĩ ở các chốt trực. Biết khó khăn, nên Biên phòng Quảng Trị vừa hỗ trợ 74 lều bạt và các trang thiết bị, đảm bảo nơi ăn chỗ nghỉ để cán bộ chiến sĩ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Tạm dừng hoạt động của hàng quán kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát

HƯNG THƠ |

Các hoạt động văn hóa, thể thao và các hàng quán kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát tại tỉnh Quảng Trị sẽ phải tạm dừng hoạt động hoặc chuyển sang hình thức kinh doanh khác để phòng dịch COVID-19.

Dòng người từ Lào ùn ùn nhập cảnh qua cửa khẩu ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Trong ngày 25 và 26.3, công dân Việt Nam làm việc, học tập ở Lào nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tăng đột biến. Đợi chờ lâu, thời tiết nắng nực, biết sự vất vả của lực lượng chức năng, nên người dân nhập cảnh đều tự giác đeo khẩu trang và chấp hành yêu cầu để nhanh chóng được đưa về nơi cách ly phòng dịch COVID-19.

Quảng Trị: Bộ đội nhường giường cho người trong khu cách ly

HƯNG THƠ - XUÂN DIỆN |

Thấy cán bộ chiến sĩ, y bác sĩ ở khu cách ly tập trung tại trụ sở cũ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị vất vả, nhiều người ở khu cách ly phòng dịch COVID-19 đã quyên góp tiền để hỗ trợ, nhưng các cán bộ không nhận tiền, “chỉ nhận tấm lòng”.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Tạm dừng hoạt động của hàng quán kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát

HƯNG THƠ |

Các hoạt động văn hóa, thể thao và các hàng quán kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát tại tỉnh Quảng Trị sẽ phải tạm dừng hoạt động hoặc chuyển sang hình thức kinh doanh khác để phòng dịch COVID-19.

Dòng người từ Lào ùn ùn nhập cảnh qua cửa khẩu ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Trong ngày 25 và 26.3, công dân Việt Nam làm việc, học tập ở Lào nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tăng đột biến. Đợi chờ lâu, thời tiết nắng nực, biết sự vất vả của lực lượng chức năng, nên người dân nhập cảnh đều tự giác đeo khẩu trang và chấp hành yêu cầu để nhanh chóng được đưa về nơi cách ly phòng dịch COVID-19.

Quảng Trị: Bộ đội nhường giường cho người trong khu cách ly

HƯNG THƠ - XUÂN DIỆN |

Thấy cán bộ chiến sĩ, y bác sĩ ở khu cách ly tập trung tại trụ sở cũ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị vất vả, nhiều người ở khu cách ly phòng dịch COVID-19 đã quyên góp tiền để hỗ trợ, nhưng các cán bộ không nhận tiền, “chỉ nhận tấm lòng”.