Chống tin giả, trước hết hãy từ “cuộc chiến” với chính mình

Thế Lâm |

Tin giả không chừa một ai. Trên thực tế, tin giả hiện đã lan tràn trên nhiều loại phương tiện truyền thông, và đoạn cuối trong chu trình lan truyền của nó thường là qua phương tiện truyền thông truyền miệng. Nạn nhân của tin giả cũng có thể là bất cứ ai, ngay cả cơ quan báo chí, nhà báo…

Từ nguy cơ nhà báo mắc bẫy tin giả…

Trong thời đại truyền thông số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, không ít nhà báo sử dụng thông tin trên mạng xã hội như một “nguồn tin đáng tin cậy” dù chưa được kiểm chứng, xác minh tính chính xác hay đúng đắn của nó. Đó là cách đưa tin nhanh nhẩu, và về mặt nào đó nó cũng là một “góc khuất” trong cuộc cạnh tranh thông tin giữa các nhà báo với nhau.

Vụ mắc bẫy tin giả điển hình của một nhà báo nổi tiếng trong khoảng thời gian cao điểm bùng phát đại dịch COVID-19 lần thứ 4 trong cộng đồng tại TPHCM trong năm 2021 là thông tin “bác sĩ rút ống thở của người nhà để cứu mẹ con sản phụ”. Nhà báo nhanh nhẩu đưa tin trên trang Facebook cá nhân, một số báo thì “đưa tin sớm” về câu chuyện xúc động này, hóa ra cuối cùng đều mắc bẫy.

Nhà báo tác nghiệp, ai cũng muốn có thông tin sớm, thậm chí luôn muốn trở thành người đưa tin về sự kiện, vấn đề, vụ việc… đầu tiên. Nhưng sự thôi thúc đó, nếu muốn “nhanh nhưng ít mồ hôi”, hay có thể do sự sơ suất, bất cẩn, hoặc không chịu tuân thủ các quy trình về nghiệp vụ mà ít nhất là xác minh, kiểm chứng thông tin, so sánh và đối chiếu nhiều nguồn, thì nhà báo hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân của tin giả và thậm chí khiến cả cơ quan báo chí mình đang làm việc cũng trở thành nơi phát tán tin giả.

… đến “cuộc chiến” với chính bản thân nhà báo

Không thể phủ nhận, mạng xã hội cũng là một nguồn cung cấp thông tin có tính tham khảo nhất định vì tính chất “công dân làm báo” và lợi thế nhất định của phương tiện “truyền thông xã hội” có tới hàng chục, hàng trăm triệu người dùng tại một số quốc gia và hàng tỉ người dùng trên thế giới, cho nên có nhiều thông tin lan truyền trên mạng xã hội sớm hơn cả báo chí. Tuy nhiên, việc sử dụng “nguyên con” thông tin trên mạng xã hội mà không qua xác minh, kiểm chứng chính là nguyên nhân dẫn đến các hệ lụy và hậu quả. Chính vì thế, thông tin trên mạng xã hội có thể nói vừa là nguồn tin nhưng lại vừa không phải là nguồn tin đáng tin cậy (cần kiểm chứng, xác minh).

Báo chí và nhà báo khi tiếp nhận các thông tin muôn hình vạn trạng trên mạng xã hội, trước hết cần chế ngự được sự sốt ruột quá mức dẫn đến bỏ qua công đoạn nghiệp vụ bắt buộc xác minh thông tin. Từ đó có thể thấy rằng, một nguyên tắc bất di bất dịch là cho dù trong thời đại cạnh tranh thông tin đến thế nào đi nữa cũng không được phép bỏ qua các quy trình nghiệp vụ bắt buộc.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân - cây bút phóng sự nổi tiếng một thời trên Báo Lao Động - từng chia sẻ, theo quan sát anh nhận thấy nhà báo chịu tác động, chịu ảnh hưởng từ mạng xã hội rất nhiều nhưng ngược lại chính nhà báo cũng tác động lên mạng xã hội. Mạng xã hội là nguồn thông tin cực kỳ lớn để tạo thêm nguồn để tài và theo dõi các vấn đề nhà báo quan tâm. Tuy nhiên, đừng nên sa đà hay để thông tin trên mạng xã hội chi phối quá nhiều đến mức mất kiểm soát.

Cũng theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, mạng xã hội rõ ràng là một kênh giám sát riêng, một trọng tài riêng; mạng xã hội là một lực lượng vừa thẩm định lại vừa phê phán nhà báo, bắt buộc nhà báo phải thận trọng hơn. Nhưng mạng xã hội cũng có tác động lôi kéo nhà báo, thúc đẩy nhà báo nên nếu không tỉnh táo và bản lĩnh thì dễ xuôi theo các luồng dư luận chưa rõ đúng sai.

Thạc sĩ Mai Tuyết, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông - marketing cho biết, trào lưu trước đây là nhiều trang Facebook thường share link từ các báo online hay trang thông tin điện tử. Nhưng về sau, việc share link nhưng thông tin dẫn dắt đã được “chế biến” để câu views, thậm chí hoàn toàn dựng chuyện, xuyên tạc sai sự thật một cách cố tình. Nhiều trường hợp, việc share thông tin từ báo chí lên mạng xã hội bằng cách chụp màn hình, trong đó hình ảnh được lắp ghép hay chỉnh sửa bằng các phần mềm công cụ. Chính vì thế, nếu tin một cách vô điều kiện vào bất cứ thông tin nào trên mạng xã hội thì nguy cơ sập bẫy tin giả càng lớn và nạn nhân của nó không ngoại trừ cả các nhà báo.

Nhà báo cần là người sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm

Sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm với bất kỳ người dùng Internet nào chính là đưa các thông tin phải chính xác, trung thực, không cố tình xuyên tạc, vu khống sai sự thật vì bất cứ mục đích gì; không lan truyền thông tin chưa biết thực hư, đúng sai. Với nhà báo, ngoài những yếu tố trên thì việc sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm còn phải tránh trường hợp “viết trên báo một đằng, còn post lên Facebook một nẻo”. Trường hợp đã từng xảy ra không hiếm là thông tin cùng một nhà báo viết trên báo và trên trang Facebook cá nhân lại không nhất quán, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược và xung đột cả về quan điểm lẫn lợi ích. Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho rằng đó là sự tự “phân thân” mà nhà báo không nên để xảy ra, bởi con người công dân cần luôn điều phối hành vi của con người làm báo và con người tham gia mạng xã hội.

Chuyên gia trong lĩnh vực marketing kỹ thuật số Nguyễn Khoa Hồng Thành cũng đồng tình với quan điểm trên. Trong một lần trao đổi với người viết, anh Thành cho rằng, nhà báo sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm không nên để xảy ra tình trạng những thứ không viết được trên báo thì mang lên trên Facebook. “Dù anh có đăng tải thông tin trên Facebook đi nữa thì người đọc cũng biết đến anh với thân phận của một nhà báo và với vai trò của một nhà báo” -  anh Thành bày tỏ.

Thông tin đưa trên Facebook khó được xử lý chặt chẽ và cân nhắc như một bài báo trong tòa soạn phải qua nhiều khâu biên tập, rà soát nội dung. Chính vì thế khi đăng lại vấn đề đã đăng báo lên Facebook nhưng có thông tin “khác”, có thể dẫn đến những tác động ngoài nhận thức của nhà báo hoặc không thể lường hết được sự ảnh hưởng bất lợi hay tiêu cực của nó lên xung quanh và cộng đồng. Đặc biệt với những nhà báo tên tuổi, có tiếng tăm, lượng theo dõi trên mạng xã hội rất lớn, thông tin đăng trên Facebook có khi còn tác động rộng rãi hơn cả một bài báo.

Thạc sĩ Mai Tuyết cho rằng, một nhà báo sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm sẽ giúp tránh được nhiều sai sót và hệ lụy. Đơn cử, nếu sử dụng thông tin trên Facebook làm nguồn tin tham khảo, sau đó có bước kiểm chứng, xác minh, nhà báo vừa tránh được sai sót về nghiệp vụ cho bản thân và tòa soạn, đồng thời về trách nhiệm công dân vừa tránh được hành vi lan truyền, tiếp tay cho tin giả.

Ở chiều ngược lại, sau khi đã xác minh thông tin, việc đưa thông tin có kiểm chứng sẽ có tác dụng phản bác lại tin giả trên mạng xã hội, giúp độc giả nắm được những thông tin chính xác và trung thực, đồng thời tạo được uy tín nghiệp vụ cho bản thân nhà báo và cơ quan báo chí nơi nhà báo đang công tác. “Những cơ quan báo làm tốt khâu kiểm chứng, xác minh nguồn tin sau khi có những thông tin lan truyền trên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của dư luận, sẽ trở thành nơi những độc giả như tôi đặt niềm tin và bao giờ cũng tìm đọc đầu tiên sau khi “nghe tin” một vụ việc gì đó trên Facebook” - thạc sĩ Mai Tuyết chia sẻ.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Vì sao tin giả, tin đồn vẫn ngang nhiên “oanh tạc" thị trường?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Chuyên gia kinh tế cho rằng thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm. Khi xuất hiện các tin đồn sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường, quyết định của nhà đầu tư. Vì vậy, cần ngăn chặn những can thiệp mang tính chất phá hoại, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Tỉnh táo trước tin giả ngày càng tinh vi

ĐÌNH TRƯỜNG |

Câu chuyện về “bác sĩ Khoa” mới đây cho thấy, tin giả đang ngày càng trở nên khó lường hơn, tinh vi hơn. Nó thách thức những kỹ năng truyền thống và truyền đi những hư cấu, sai sự thật. Theo các chuyên gia, mấu chốt để đối diện với tin giả là một cái đầu đủ tỉnh táo để kiểm chứng, nhận diện và bình tĩnh trước khi chia sẻ bất cứ một thông tin nào trên môi trường mạng.

Vụ "bác sĩ rút ống thở": Lan truyền tin giả bị xử phạt thế nào?

NHÓM PV |

Từ vụ việc tin giả "bác sĩ rút ống thở của mẹ để nhường cho sản phụ", Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM đã có những khuyến cáo về hành vi tung tin sai sự thật.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Vì sao tin giả, tin đồn vẫn ngang nhiên “oanh tạc" thị trường?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Chuyên gia kinh tế cho rằng thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm. Khi xuất hiện các tin đồn sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường, quyết định của nhà đầu tư. Vì vậy, cần ngăn chặn những can thiệp mang tính chất phá hoại, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Tỉnh táo trước tin giả ngày càng tinh vi

ĐÌNH TRƯỜNG |

Câu chuyện về “bác sĩ Khoa” mới đây cho thấy, tin giả đang ngày càng trở nên khó lường hơn, tinh vi hơn. Nó thách thức những kỹ năng truyền thống và truyền đi những hư cấu, sai sự thật. Theo các chuyên gia, mấu chốt để đối diện với tin giả là một cái đầu đủ tỉnh táo để kiểm chứng, nhận diện và bình tĩnh trước khi chia sẻ bất cứ một thông tin nào trên môi trường mạng.

Vụ "bác sĩ rút ống thở": Lan truyền tin giả bị xử phạt thế nào?

NHÓM PV |

Từ vụ việc tin giả "bác sĩ rút ống thở của mẹ để nhường cho sản phụ", Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM đã có những khuyến cáo về hành vi tung tin sai sự thật.