"Chơi" gốm Nhật - thú vui dễ "gây nghiện"

L.V |

Thú “chơi” gốm Nhật đã thịnh hành trong một bộ phận không nhỏ bạn trẻ tại TPHCM, nhưng đã lan rộng ra Bắc từ hơn 1 năm nay. Sở hữu những món gốm Nhật đã qua sử dụng, đồ vật bày biện trong bữa ăn gia đình tạo cảm xúc rất khó tả.

Những món đồ gốm Nhật rất dễ gây nghiện. Ảnh: PV
Những món đồ gốm Nhật rất dễ gây nghiện. Ảnh: PV
“Em bắt đầu chơi gốm Nhật secon-hand (đã qua sử dụng-PV) từ hơn 1 năm nay, đầu tiên là từ những chiếc tách càphê màu lam ngọc. Em cứ nghĩ sẽ chỉ dừng lại ở những vật dụng thông thường như những bộ ấm chen, ly, tách uống trà, càphê. Nhưng khi đăng trên mạng, bạn bè "nhảy vào" xuýt xoa thích thú, em bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho thú chơi này. Sau vài lần qua lại cửa hàng gốm Nhật, em bắt đầu đam mê. Giờ cứ nơi nào thông báo hàng mới về, là em tìm đến. Bao nhiêu tiền làm thêm từ nghề gia sư, em dốc hết vào thú chơi này”- Ngọc Ánh, sinh viên năm cuối Đại học Kiến trúc cho biết.

Cầm trên tay 3 chiếc tô gốm đen nhức được vẩy ngẫu nhiên những chấm nhũ vàng, chị Kiều Anh (ở ngõ 122 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội), hớn hở: “Mình may mắn chọn được 3 chiếc tô sâu lòng cho cả nhà ăn mỳ. Màu vàng của mỳ trứng, màu xanh của các loại rau thơm và  màu đỏ của cà chua sẽ cực kỳ nổi bật trên nền đen bóng của gốm. Món ăn sẽ ngon gấp bội phần”.

 

Nói về việc sưu tầm gốm Nhật, chị Kiều Anh cho rằng, đây là thú chơi tao nhã và cực kỳ tốn kém: “Nếu mua những món hàng đại trà, giá chung của thị trường là 150.000  - 180.000 đồng/kg. Nhưng những món đồ độc đáo, thường được bán riêng với giá “chát” không tưởng. Món đó chỉ dành cho những người mê gốm Nhật và sưu tầm những hàng độc, lạ, tính thẩm mỹ cao” - chị Kiều Anh nói.

Cũng mon men tập chơi gốm Nhật, khi mua cho mình món đồ đầu tiên, bản thân người viết bài này cũng thấy cảm xúc mà gốm Nhật secon-hand mang lại rất khó tả. Những dường vân gốm, những hoa văn đơn giản phóng khoáng trên gốm Nhật có sức hấp dẫn kỳ lạ và mỗi ngày người chơi lại tìm ra được những nét mới trong sáng tác mà nghệ nhân đã gửi gắm.

Tại những cửa hàng, một chiếc ly đôi khi được bán giảm giá thường 15.000 đồng. Nhưng giá thông thường của gốm Nhật, thấp nhất cũng khoảng từ 30-40 ngàn đồng một sản phẩm. Những món độc đáo hơn, giá tiền trăm, món có thiết kế lạ, gốm cao cấp, giá có thể lên đến tiền triệu tùy độ “máu” của chủ nhân.

 
Thú chơi gốm Nhật của một "con nghiện" gốm ở Hà Nội. Ảnh: Nhân Ái

“Tôi đã bán một chiếc khay gốm giá cả nửa triệu đồng. Bản thân tôi nhìn chiếc khay gốm lam kia chẳng có gì đặc sắc, thậm chí có trọng lượng lên đến 3kg - nếu bán theo kg cũng đến 500.000 đồng-một cái giá không hề rẻ cho một vật dụng dành để chứa ly tách uống trà, nhưng người đàn ông đã mua nó với nhiềm vui không giấu nổi” – chị Nguyễn Thanh (chủ cửa hàng gốm Nhật tại Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết.

Theo một "con nghiện" gốm cổ, ngoài những món gốm thông thường, cộng đồng "gốm nhân" còn mê gốm cổ từ các nước Anh, Pháp, Nhật... với niềm đam mê vô hạn,  nên người bán có thể thu bộn tiền theo kiểu “mua ký, bán cái”, “mua tiền trăm,  bán tiền triệu” như đã nói ở trên, bởi khi ánh mắt "kẻ  nghiện" đã chạm phải món đồ mình yêu thích, thì kiểu gì cũng cố mua cho bằng được.

Những món gốm Nhật bình dân sẽ được bán theo kg với mức giá từ 150.000-180.000 đồng/kg. Ảnh: Kh.V
Những món gốm Nhật bình dân sẽ được bán theo kg với mức giá từ 150.000-180.000 đồng/kg. Ảnh: Kh.V

"Tôi đã từng bấm bụng bỏ qua những món gốm cổ bởi chúng bị hét giá quá cao. Nhưng rốt cục vẫn gom tiền để sở hữu cho bằng được" - anh Nguyễn Quân, một người mê gốm cổ trên phố Hoàng Hoa Thám, bày tỏ.

Giá trị văn hóa của gốm cổ là vô cùng, nhưng đều có nguyên tắc riêng, nếu không thẩm định được giá trị của món hàng nên lỗ vốn. Vì vậy, theo ThS Phan Quân Dũng -Trưởng khoa Mỹ thuật, Đại học Văn Lang TPHCM,  chơi gốm sứ cổ, ngoài có tiền, người chơi cần có kiến thức, kinh nghiệm để đánh giá sản phẩm theo đúng giá trị lịch sử, văn hóa người xưa để lại và thưởng thức, cảm nhận được, chứ không nên tốn tiền chạy theo phong trào.

L.V
TIN LIÊN QUAN

Tận thấy cách làm chuột gốm mạ vàng đón năm mới 2020 ở làng Bát Tràng

Phạm Đông - Tùng Giang |

Năm 2020 là năm Canh Tý, hay còn gọi là năm con chuột. Chính vì vậy, nhiều xưởng gốm sứ của làng Bát Tràng (Hà Nội) sản xuất ra những mẫu chuột gốm mạ vàng với ý nghĩa mang lại may mắn cho năm mới.

Đôi bàn tay vàng "thổi hồn" cho gốm sứ Việt

Nhật Vũ |

Nghệ nhân Phạm Anh Đạo sinh năm 1977, trong một gia đình có truyền thống làm gốm ở Bát Tràng. Do dùng thuốc kháng sinh liều cao khi còn nhỏ mà đôi tai anh gần như bị điếc, khiến khả năng nói và diễn đạt của anh trở nên rất khó khăn. Nhưng bù lại, anh Đạo có đôi “bàn tay vàng”. Anh là nghệ nhận trẻ tuổi nhất của làng gốm Bát Tràng được Sở Công Thương Hà Nội trao tặng danh hiệu nghệ nhân (khi mới 31 tuổi).

Kỹ thuật mới của gốm Bát Tràng: Họa tiết 3D trên bình men rạn

Thành Trung |

Những hoạt tiết hình chim công được dát vàng, đắp nổi 3D cầu kỳ, tinh xảo trên những bình gốm men rạn có giá tới hàng trăm triệu đồng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tận thấy cách làm chuột gốm mạ vàng đón năm mới 2020 ở làng Bát Tràng

Phạm Đông - Tùng Giang |

Năm 2020 là năm Canh Tý, hay còn gọi là năm con chuột. Chính vì vậy, nhiều xưởng gốm sứ của làng Bát Tràng (Hà Nội) sản xuất ra những mẫu chuột gốm mạ vàng với ý nghĩa mang lại may mắn cho năm mới.

Đôi bàn tay vàng "thổi hồn" cho gốm sứ Việt

Nhật Vũ |

Nghệ nhân Phạm Anh Đạo sinh năm 1977, trong một gia đình có truyền thống làm gốm ở Bát Tràng. Do dùng thuốc kháng sinh liều cao khi còn nhỏ mà đôi tai anh gần như bị điếc, khiến khả năng nói và diễn đạt của anh trở nên rất khó khăn. Nhưng bù lại, anh Đạo có đôi “bàn tay vàng”. Anh là nghệ nhận trẻ tuổi nhất của làng gốm Bát Tràng được Sở Công Thương Hà Nội trao tặng danh hiệu nghệ nhân (khi mới 31 tuổi).

Kỹ thuật mới của gốm Bát Tràng: Họa tiết 3D trên bình men rạn

Thành Trung |

Những hoạt tiết hình chim công được dát vàng, đắp nổi 3D cầu kỳ, tinh xảo trên những bình gốm men rạn có giá tới hàng trăm triệu đồng.