Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: Màn "phá kén" bất ngờ

Thiều Trang |

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp không chỉ gây "nóng" ở Việt Nam mà còn tạo ra nhiều tranh cãi trên thế giới. Đứng trước những luồng dư luận trái chiều này, học sinh Việt Nam đã nêu lên quan điểm của mình.

Trên thế giới cũng tranh cãi việc học sinh dùng điện thoại trong lớp học

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có chính sách nào thống nhất về việc cấm hoặc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Đây còn là vấn đề “nóng” gây tranh cãi ở nhiều nước, ngay cả những nước phát triển và có nền giáo dục tiên tiến.

Tại Anh, không có lệnh cấm chính thức đối với việc sử dụng điện thoại di động trong trường. Tuy nhiên, hầu hết các trường học đã đưa ra quy định hạn chế sử dụng điện thoại trong lớp học, một số trường khác yêu cầu học sinh tắt tiếng trong giờ học hoặc cho phép sử dụng khi giải lao.

Bởi họ muốn học sinh tương tác nhiều hơn với cuộc sống ngoại tuyến và chăm chú học tại trường lớp.

Ở Pháp, đã có thời gian Chính phủ cấm học sinh mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở sử dụng điện thoại trong lớp học, với lý do giúp học sinh hạn chế tiếp xúc với bức xạ điện từ, chống bắt nạt trên mạng xã hội, giảm thiểu tình trạng mất tập trung và phát triển kỹ năng giao tiếp mặt đối mặt của học sinh.

Tuy nhiên, vẫn có một số nơi ủng hộ học sinh dùng điện thoại trong lớp học. Điều này có thể lý giải bởi sự khác biệt về phương pháp học tập, hệ thống giáo dục và cả văn hóa.

Điển hình như bang Victoria (Úc) các trường học có thể đưa ra chính sách riêng về việc có cho phép học sinh mang điện thoại di động đến trường hay không? Đồng thời, các trường học cũng chủ động xây dựng quy tắc để điều chỉnh việc sử dụng điện thoại thông minh trong lớp học hiệu quả.

Tương tự, trường trung học Ysgol Uwchradd Caergybi (Anh) hiện đã nới lỏng lệnh cấm và sử dụng điện thoại như một công cụ giáo dục. Bởi họ không nhận thấy bất kỳ sự suy giảm nào trong hành vi hoặc sức khỏe của học sinh. Đồng thời, giám hiệu nhà trường cho rằng, giáo viên cần có trách nhiệm dạy học sinh của mình cách sử dụng công nghệ đạt hiệu quả.

“Hãy cùng chúng con thay đổi và phát triển”

Tại Việt Nam, khi Bộ GDĐT vừa công bố quy định “nới lỏng” việc sử dụng điện thoại trong lớp từ cấm qua cho phép học sinh dùng điện thoại trong giờ dưới sự quản lý của giáo viên đã gây ra nhiều tranh cãi. Phần lớn phụ huynh đều không tán thành nhưng rất nhiều học sinh đồng tình với quy định mới của Bộ.

Học sinh cho rằng, đây là quy định hoàn toàn bình thường, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và tạo thuận lợi cho các em trong học tập.

Bạn Thiều Trà My (15 tuổi, Thanh Hóa) cho biết: “Em ủng hộ quy định mới của Bộ. Bởi chúng em đang học tập trong thời đại công nghệ 4.0, việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử là điều cần thiết. Vậy tại sao, chúng em không được sử dụng chúng với mục đích học tập?

Sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học sẽ giúp em thuận tiện trong tra cứu thông tin và các kiến thức mở rộng trong tiết học, đặc biệt là tra từ vựng Tiếng Anh hoặc học cách phát âm theo người bản ngữ".

Đưa ra quan điểm về “tác dụng phụ” của việc sử dụng điện thoại trong giờ học, bạn Nguyễn Khánh Linh (16 tuổi, Hà Nội) cho rằng, việc dễ bị cuốn theo những yếu tố giải trí trên mạng là điều không tránh khỏi. Nhưng tại sao giáo viên và phụ huynh không dám bước ra “vùng an toàn” và cùng học sinh thay đổi?

“Những lo lắng, trăn trở của bố mẹ là điều hoàn toàn hợp lý. Nhưng tại sao phụ huynh và giáo viên không cùng chúng em nhìn nhận lại, thay vì cấm đoán hãy cùng chúng em thay đổi và phát triển?

Cha mẹ và thầy cô có thể giáo dục con cái và học sinh sử dụng điện thoại đúng cách, uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ. Đồng thời áp dụng một số biện pháp bảo quản và quản lý tại trường học như xây tủ đựng điện thoại, khi cần mới được tra cứu hay khi giải trí mới được sử dụng. Như vậy, thay vì sử dụng lén lút, chúng em sẽ thoải mái và biết cách cân nhắc" – Khánh Linh bày tỏ quan điểm.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Có "vẽ đường cho hươu chạy"?

Thiều Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 32, quy định nếu được giáo viên cho phép và để phục vụ học tập, học sinh THCS, THPT được sử dụng điện thoại trong lớp. Quy định mới này đang tạo nên làn sóng tranh cãi trong dư luận.

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: Giải pháp nào "lợi cả đôi đường"?

Linh Chi |

Nhiều thầy cô giáo cho rằng quy định cho học sinh dùng điện thoại trong lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần được hiểu đúng. Mặt khác Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần quy định cụ thể để giáo viên giám sát việc sử dụng điện thoại của học sinh.

Cho dùng điện thoại trong lớp: Học sinh đồng tình, phụ huynh phản đối

Tuyết Anh |

Liên quan đến việc cho học sinh dùng điện thoại trong lớp, đa số các phụ huynh đều cho rằng việc dùng điện thoại sẽ khiến học sinh bị xao nhãng, khó quản lý.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Có "vẽ đường cho hươu chạy"?

Thiều Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 32, quy định nếu được giáo viên cho phép và để phục vụ học tập, học sinh THCS, THPT được sử dụng điện thoại trong lớp. Quy định mới này đang tạo nên làn sóng tranh cãi trong dư luận.

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: Giải pháp nào "lợi cả đôi đường"?

Linh Chi |

Nhiều thầy cô giáo cho rằng quy định cho học sinh dùng điện thoại trong lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần được hiểu đúng. Mặt khác Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần quy định cụ thể để giáo viên giám sát việc sử dụng điện thoại của học sinh.

Cho dùng điện thoại trong lớp: Học sinh đồng tình, phụ huynh phản đối

Tuyết Anh |

Liên quan đến việc cho học sinh dùng điện thoại trong lớp, đa số các phụ huynh đều cho rằng việc dùng điện thoại sẽ khiến học sinh bị xao nhãng, khó quản lý.