Chợ bán “lộc” thu hút hơn 10 nghìn lượt khách trong một đêm

HƯNG THƠ |

Người mua và người bán ở chợ đình Bích La đều không đặt nặng vấn đề lời lỗ, mà mục đích để kiếm “lộc” đầu năm. Chợ được hình thành từ xa xưa, nức tiếng gần xa bởi người dân tin rằng, đến chợ thành tâm, sẽ đón một năm mới nhiều may mắn…

Những năm trước, chợ đình Bích La (làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) được tổ chức phần lễ vào 12h đêm mùng 2 Tết Nguyên đán. Nhưng năm nay, dù phiên chợ tấp nập từ đầu hôm 6.2 (mùng 2 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi), nhưng phần lễ được tổ chức vào 5h sáng 7.2 (mùng 3 tết).

Lá chè xanh là mặt hàng “hot” ở chợ đình Bích La. Ảnh: TH.
Lá chè xanh là mặt hàng “hot” ở chợ đình Bích La. Ảnh: TH.

Theo ông Võ Văn Bắc - Chủ tịch UBND xã Triệu Đông, phiên chợ đình Bích La năm nay được phục dựng lại nguyên bản, từ thời gian tổ chức đến các nghi thức, nghi lễ. Điểm mới của lễ hội chợ đình Bích La, là kéo dài trong 2 ngày mùng 2 và mùng 3 tết, còn trước kia chỉ diễn ra từ đêm mùng 2 đến sáng mùng 3.

Năm nay, ban tổ chức còn đưa trò chơi bài chòi vào lễ hội, đáng mừng là rất nhiều người hứng thú tham gia. Đặc biệt, trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, các trò chơi cờ bạc được kiểm soát chặt, không còn hoạt động rầm rộ như những năm trước. Việc đốt hương trong khuôn viên diễn ra lễ hội được hạn chế, phân luồng giao thông tốt nên không bị ùn tắc cục bộ.

Cây thần tài, nhánh chè xanh để cầu tài lộc năm mới; thẻ hương để thắp xin tổ tiên phù hộ; lá trầu và quả cau để cầu sự sung túc, bình yên. Ảnh: TH.
Cây thần tài, nhánh chè xanh để cầu tài lộc năm mới; thẻ hương để thắp xin tổ tiên phù hộ; lá trầu và quả cau để cầu sự sung túc, bình yên. Ảnh: TH.

Người tham gia chợ đình Bích La không chỉ gói gọn tại tỉnh Quảng Trị, mà các tỉnh thành lân cận cũng tham gia. Các mặt hàng ở chợ rất đơn giản, là những sản vật ở địa phương, như lá chè xanh, mía, cau, muối hạt,… Theo quan niệm, chỉ cần mua bất kỳ thứ gì bán ở chợ, đưa về nhà sẽ “rước lộc”, đón một năm mới an lành.

Mỗi người đến chợ đình, đều mua “lộc” rồi đem về nhà. Ảnh: TH.
Mỗi người đến chợ đình, đều mua “lộc” rồi đem về nhà. Ảnh: TH.

Ngoài phần hội, phần lễ chính ở chợ đình Bích La, là nghi lễ gọi thần Kim Quy. Tương truyền, ở hồ nước trước đình làng Bích La có một con rùa vàng sinh sống. Hàng năm, cứ vào sáng mùng 3 Tết Nguyên đán, rùa thường xuất hiện. Người dân làng cho rằng đây là điềm báo tốt lành cho một năm mưa thuận gió hòa. Năm nào rùa không nổi lên thì năm đó thiên tai lụt lội, làm ăn thất bát.

Theo truyền thống có từ lâu, cứ đêm mùng 2 rạng sáng mùng 3 Tết, người dân tập trung trước đình Bích La, đánh trống khua chiêng thật lớn để gọi rùa vàng nổi lên để một năm mới an lành, thuận lợi, mùa màng bội thu, con cái, gia đình hạnh phúc, thuận hòa.

Ước tính, trong đêm mùng 2 và sáng mùng 3  Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, chợ đình Bích La đã hút hơn 10 nghìn lượt khách.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Không ngờ những loài hoa chơi tết lại có ý nghĩa bất ngờ thế này

Khương Duy |

Hoa là thứ không thể thiếu trong các gia đình mỗi dịp tết đến xuân về. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa độc đáo mỗi loài hoa mang lại.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Đời tôi chỉ có một bài hát về tết

Đào Bích |

Bài hát “Một nét ca trù ngày xuân” là một sáng tác hiếm hoi được nhạc sĩ Nguyễn Cường viết về chủ đề tết.

Tết Nguyên đán Malaysia giống Trung Quốc đến mức nào?

CUNG HUYỀN |

Phần lớn người Malaysia có nguồn gốc Trung Hoa, bởi vậy mà văn hóa giữa hai quốc gia có nhiều nét tương đồng. Người Malaysia cũng coi trọng Tết, đây là dịp nghỉ lễ lớn nhất trong năm.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Không ngờ những loài hoa chơi tết lại có ý nghĩa bất ngờ thế này

Khương Duy |

Hoa là thứ không thể thiếu trong các gia đình mỗi dịp tết đến xuân về. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa độc đáo mỗi loài hoa mang lại.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Đời tôi chỉ có một bài hát về tết

Đào Bích |

Bài hát “Một nét ca trù ngày xuân” là một sáng tác hiếm hoi được nhạc sĩ Nguyễn Cường viết về chủ đề tết.

Tết Nguyên đán Malaysia giống Trung Quốc đến mức nào?

CUNG HUYỀN |

Phần lớn người Malaysia có nguồn gốc Trung Hoa, bởi vậy mà văn hóa giữa hai quốc gia có nhiều nét tương đồng. Người Malaysia cũng coi trọng Tết, đây là dịp nghỉ lễ lớn nhất trong năm.