Chính thức "chữa bệnh" cho rừng Xích Tùng 700 tuổi trên Yên Tử

Nguyễn Hùng |

Sau nhiều năm loay hoay, rừng Xích Tùng cổ trên 700 tuổi đặc biệt quý hiếm trên Yên Tử (Quảng Ninh) sẽ chính thức được "chữa bệnh" với những phác đồ đặc biệt.

Rừng Xích Tùng cổ, được xác định do các bậc tiền nhân trồng bởi có hàng, lối và vị trí trồng, là những nhân chứng đặc biệt của núi thiêng Yên Tử, nơi có Thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập đồng thời là vị sư tổ thứ nhất.

Một gốc Xích Tùng cổ bị mục ruỗng gần một nửa. Ảnh: Nguyễn Hùng
Một gốc Xích Tùng cổ bị mục ruỗng gần một nửa. Ảnh: Nguyễn Hùng

Ông Lê Tiến Dũng – Trưởng Ban quản lý Di tích và rừng Quốc gia Yên Tử – cho biết: “Chiến dịch chữa bệnh” cho 233 “cụ” Xích Tùng cổ sẽ chính thức được các nhà khoa học, các chuyên gia lâm nghiệp hàng đầu Việt Nam bắt tay thực hiện trong tháng 11 này.

Báo Lao Động đã có nhiều bài phản ánh về rừng Xích Tùng cổ 700 tuổi trên Yên Tử đều già cỗi, bệnh tật và chết dần chết mòn từ lâu. Trước đó, đã từng có dự án “khám-chữa bệnh” cho các “cụ”, nhưng rồi dự án bị đưa vào diện cắt giảm do khó khăn về vốn. Vì thế, các “cụ” vốn đã yếu lại không có “thuốc” chữa nên cứ lần lượt "ra đi".

Một “cụ” bị bão quật đổ vào tháng 7.2016. Ảnh: Nguyễn Hùng
Một “cụ” bị bão quật đổ vào tháng 7.2016. Ảnh: Nguyễn Hùng

Theo Ban Quản lý Di tích và rừng Quốc gia Yên Tử, trên Yên Tử còn khoảng 233 cây, phân bố tập trung ở Đường Tùng, Am Dược, Chùa Hoa Yên, thác Vàng, thác Bạc…

Vài năm trở lại đây, đã có trên 20 cây chết; 132 cây thân, gốc bị mục rỗng một phần, cụt ngọn, thân nghiêng, sâu bệnh hại nặng... Riêng Đường Tùng có 69 cây thì 7 cây chết đứng, 51 cây bị mục rỗng thân, gốc và sâu bệnh hại...

Dự án “cứu” rừng Xích Tùng cổ cứ đặt lên, đặt xuống và đến nay mới có quyết định triển khai bởi có vốn – tiền thu được từ bán vé tham quan Yên Tử. Tổng số vốn cho dự án là trên 26 tỉ đồng, kéo dài trong vòng 5 năm, với những phác đồ “điều trị” vô cùng tỉ mỉ.

Một “cụ” bị chết khô. Ảnh: Nguyễn Hùng
Một “cụ” bị chết khô. Ảnh: Nguyễn Hùng

Cụ thể, với những cây thân bị rỗng, sẽ nạo lấy các phần gỗ đã bị mục và xông hơi thuốc vào để tiêu diệt côn trùng gây hại và các mầm mống nấm hoại sinh; dùng các loại hóa để hạn chế sự xâm nhập của nước mưa vào trong thân cây. Đối với những cây có hiện tượng mục gốc, mục dọc thân đã và đang bị mối tấn công, sẽ dùng thuốc diệt mối hoặc dùng máy diệt côn trùng hoặc đặt các bẫy bả diệt mối quanh gốc được để trừ diệt mối.

Xích Tùng cổ trên Yên Tử được xác định là do các bậc tiền nhân trồng bởi rừng có hàng, lối. Theo một số chuyên gia lâm nghiệp, rừng Bạch Mã cũng có Xích Tùng nhưng đều là những cây mọc tự nhiên. Ảnh: Nguyễn Hùng
Xích Tùng cổ trên Yên Tử được xác định là do các bậc tiền nhân trồng bởi rừng có hàng, lối. Theo một số chuyên gia lâm nghiệp, rừng Bạch Mã cũng có Xích Tùng nhưng đều là những cây mọc tự nhiên. Ảnh: Nguyễn Hùng

Một công việc cũng hết sức công phu nữa là rà soát và cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh của 233 cây tùng cổ, để vừa đảm bảo an toàn cho du khách, vừa không tạo môi trường cho các loại sâu bệnh phát triển. Đối với những cây bị bọ cánh cứng gây hại, sẽ dùng các chế phẩm hoá học bảo vệ thực vật, như thuốc trừ, thuốc bảo vệ và thuốc điều trị,… để phòng trừ.

Theo giới chuyên môn, đành rằng các “cụ” tuổi cao, sức yếu, nhưng nếu chữa trị kịp thời, sẽ kéo dài thêm được tuổi thọ thêm vài chục năm nữa, trước khi nhân giống, trồng mới những cây Xích Tùng khác. Ảnh: Nguyễn Hùng
Theo giới chuyên môn, đành rằng các “cụ” tuổi cao, sức yếu, nhưng nếu chữa trị kịp thời, sẽ kéo dài thêm được tuổi thọ thêm vài chục năm nữa, trước khi nhân giống, trồng mới những cây Xích Tùng khác. Ảnh: Nguyễn Hùng

Cùng với đó, trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của điều kiện đất đai đến sinh trưởng và phát triển của từng cây, sẽ có những biện pháp kĩ thuật bón phân cụ thể tác động đến cây Xích Tùng cổ và cho các địa điểm trồng mới.

Song song với việc cứu rừng tùng hiện có, dự án sẽ tập trung ươm giống và trồng mới.

Đã nhân giống thành công Xích Tùng. Tuy nhiên, để trồng thành công giữa rừng Yên Tử cần có biện pháp chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Nguyễn Hùng
Đã nhân giống thành công Xích Tùng. Tuy nhiên, để trồng thành công giữa rừng Yên Tử cần có biện pháp chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Nguyễn Hùng

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Hành trình tìm “ADN” cho kiệt tác kiến trúc trên Yên Tử

Nguyễn Hùng |

Chỉ khi gặp Bill Bensley - kiến trúc sư lừng danh người Mỹ, người được mệnh danh là “ông hoàng resort” - ông Bùi Đình Tuấn mới định được phương án sau cùng và quyết cho xây Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, với lối kiến trúc lấy cảm hứng từ tháp Tổ trên núi Yên Tử - nơi lưu giữ xá lỵ của Phật hoàng Trần Nhân Tông ngay sau khi Phật hoàng đi vào cõi niết bàn.

Tiền tỉ công đức tại Yên Tử được sử dụng như thế nào?

Đào Bích |

Một trạm thu phí được dựng lên ngay gần ngôi chùa cao nhất tại quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh). Vì sao đã có tiền công đức mà còn thu phí của du khách? Lâu nay, tiền công đức tại Yên Tử đã được sử dụng như thế nào?

Mai vàng bị "bỏ rơi" ở lễ hội hoa Yên Tử

Đào Bích |

Dù được quảng cáo là tổ chức với quy mô lớn, có số lượng 200 cây hoa mai, 100 cây hoa anh đào nhưng Lễ hội hoa Yên Tử không mang lại kỳ vọng như mong muốn của nhiều du khách.

Khai hội Yên Tử: Đội sương lên đỉnh chùa Đồng

Nguyễn Hùng |

Lễ hội xuân Yên Tử 2019 khai mạc lúc 8h sáng nay (14.2), nhưng từ rất sớm, du khách, tăng ni, phật tử đã hành hương lên đỉnh thiêng Yên Tử. Sáng nay, sương giăng đặc từ khu vực ga cáp treo số 2 lên tới chùa Đồng, khiến nhiều người ướt sũng, nhưng danh sơn trông càng thêm huyền ảo hơn.

Chính thức khai hội xuân Yên Tử 2019: Nghiêm cấm mê tín dị đoan

Đông - Huyền - Quang |

Hàng năm, lễ hội Yên Tử được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch tại vùng núi Yên Tử (Quảng Ninh). Điểm mới của lễ hội năm nay là du khách có thể đến với Yên Tử bằng tuyến cáp treo nối từ Khu du lịch tâm linh Tây Yên Tử của tỉnh Bắc Giang lên tới đỉnh núi Yên Tử.

Vận hành cáp treo Tây Yên Tử, khách lên chùa Đồng tăng mạnh

Nguyễn Hùng |

Theo Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, từ mùng 1 Tết đến nay, đã có trên 150.000 du khách, tăng ni, phật tử đến với Yên Tử. Trong đó, có ngày, lượng khách đổ về lên tới 3 vạn người, khiến chùa Đồng liên tục tắc nghẽn.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Hành trình tìm “ADN” cho kiệt tác kiến trúc trên Yên Tử

Nguyễn Hùng |

Chỉ khi gặp Bill Bensley - kiến trúc sư lừng danh người Mỹ, người được mệnh danh là “ông hoàng resort” - ông Bùi Đình Tuấn mới định được phương án sau cùng và quyết cho xây Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, với lối kiến trúc lấy cảm hứng từ tháp Tổ trên núi Yên Tử - nơi lưu giữ xá lỵ của Phật hoàng Trần Nhân Tông ngay sau khi Phật hoàng đi vào cõi niết bàn.

Tiền tỉ công đức tại Yên Tử được sử dụng như thế nào?

Đào Bích |

Một trạm thu phí được dựng lên ngay gần ngôi chùa cao nhất tại quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh). Vì sao đã có tiền công đức mà còn thu phí của du khách? Lâu nay, tiền công đức tại Yên Tử đã được sử dụng như thế nào?

Mai vàng bị "bỏ rơi" ở lễ hội hoa Yên Tử

Đào Bích |

Dù được quảng cáo là tổ chức với quy mô lớn, có số lượng 200 cây hoa mai, 100 cây hoa anh đào nhưng Lễ hội hoa Yên Tử không mang lại kỳ vọng như mong muốn của nhiều du khách.

Khai hội Yên Tử: Đội sương lên đỉnh chùa Đồng

Nguyễn Hùng |

Lễ hội xuân Yên Tử 2019 khai mạc lúc 8h sáng nay (14.2), nhưng từ rất sớm, du khách, tăng ni, phật tử đã hành hương lên đỉnh thiêng Yên Tử. Sáng nay, sương giăng đặc từ khu vực ga cáp treo số 2 lên tới chùa Đồng, khiến nhiều người ướt sũng, nhưng danh sơn trông càng thêm huyền ảo hơn.

Chính thức khai hội xuân Yên Tử 2019: Nghiêm cấm mê tín dị đoan

Đông - Huyền - Quang |

Hàng năm, lễ hội Yên Tử được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch tại vùng núi Yên Tử (Quảng Ninh). Điểm mới của lễ hội năm nay là du khách có thể đến với Yên Tử bằng tuyến cáp treo nối từ Khu du lịch tâm linh Tây Yên Tử của tỉnh Bắc Giang lên tới đỉnh núi Yên Tử.

Vận hành cáp treo Tây Yên Tử, khách lên chùa Đồng tăng mạnh

Nguyễn Hùng |

Theo Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, từ mùng 1 Tết đến nay, đã có trên 150.000 du khách, tăng ni, phật tử đến với Yên Tử. Trong đó, có ngày, lượng khách đổ về lên tới 3 vạn người, khiến chùa Đồng liên tục tắc nghẽn.