Chính sách BHYT góp phần giảm chi trực tiếp từ hộ gia đình

thư anh |

Theo đánh giá của BHXH Việt Nam chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn các giải pháp tài chính để chăm lo sức khỏe cho bản thân. Qua đó, số thu BHYT những năm qua có sự gia tăng đáng kể, tỉ lệ nợ đọng cũng có chiều hướng giảm đi theo các năm...

Tạo điều kiện tốt nhất cho người tham gia BHYT

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19, để đảm bảo quyền lợi của người tham gia, BHXH Việt Nam đã tích cực tham gia với bộ, ngành hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho người tham gia BHYT như cấp thuốc dài ngày, cấp thuốc cho người bệnh mạn tính từ 2- 3 tháng, tránh cho người bệnh phải đến cơ sở y tế nhiều lần…

BHXH Việt Nam, BHXH các địa phương cũng đã chủ động và tích cực cải cách hành chính trong lĩnh vực BHYT như ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo, lập danh sách, tổ chức đại lý, thanh toán trực tiếp chi phí, phản hồi, cung cấp thông tin và hiện nay là sử dụng thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng VssID - BHXH số… đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 31.12.2020, toàn quốc có 87,93 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ 90,85% dân số tham gia BHYT. Đây là một con số đáng ghi nhận khi mới chỉ so với năm 2015 - thời điểm Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực, với số đối tượng tham gia BHYT là 69,97 triệu người đạt 76,5% dân số. Xu hướng mở rộng diện bao phủ, tăng nhanh số người tham gia BHYT vẫn tiếp tục được duy trì trong các năm tiếp theo khi con số này đã tăng lên 75,92 triệu người, đạt 81,9% vào năm 2016. Xu hướng tăng trưởng này tiếp tục trong năm 2017 với 81,19 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ 86,9% dân số; bao phủ 88,5% vào năm 2018 và 89,3% năm 2019...

“Riêng 6 tháng đầu năm 2021, lĩnh vực BHYT là có số người tham gia BHYT tăng cao hơn so với cuối năm 2020. Hiện nay, có trên 87,77 triệu người tham gia, đạt tỉ lệ bao phủ 89,9% dân số, đạt 97,6% kế hoạch, tăng thêm 246.185 người. Có thể nói, đây là một thành công trong việc thực hiện chính sách BHYT. Điều đó thể hiện sự nỗ lực và linh hoạt của ngành BHXH trong vận động, chuyển đổi các nhóm đối tượng tham gia BHYT phù hợp với thực tế, trong bối cảnh khó khăn kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, khiến số DN dừng hoạt động hoặc giải thể tăng cao, rất nhiều NLĐ đang tham gia BHXH, BHYT bị mất việc làm, tạm dừng đóng BHXH, BHYT…” - ông Phạm Lương Sơn nhận định.

Chính sách BHYT cũng đã góp phần giảm chi trực tiếp từ tiền túi hộ gia đình cho dịch vụ y tế. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tỉ lệ chi trực tiếp từ tiền túi người dân cho các dịch vụ y tế đã giảm xuống từ 49% năm 2012 còn khoảng 43% trong tổng chi tiêu y tế hiện nay. Con số này vẫn còn ở mức khá cao, nhưng cho thấy xu hướng giảm dần, hướng tới sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là với nhóm người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi.

Quỹ BHYT chi trên 42.000 tỉ đồng

Cả nước có trên 167,220 triệu lượt người khám chữa bệnh (KCB) nội trú và ngoại trú trong năm 2020. Tuy số lượt KCB giảm 16,89 triệu lượt người (9,18%) so với năm 2019 do thời gian dãn cách, người dân hạn chế đến BV, tuy nhiên số tiền chi KCB BHYT ước khoảng trên 102.940 tỉ đồng, tăng trên 2.740 tỉ đồng (2,7%) so với năm 2019 do chi phí điều trị bình quân tại các sở KCB vẫn gia tăng. Trong 5 tháng đầu năm 2021, cả nước cũng có trên 65,3 triệu lượt KCB BHYT, với số chi trên 42.000 tỉ đồng (tăng 12%) so với cùng kỳ 2020.

Về mặt tích cực, số lượt, số chi KCB BHYT cho người có thẻ BHYT đi KCB tăng nhanh thể hiện sự quan tâm ngày càng cao của người dân đến chính sách BHYT, cũng như sự đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT. Mặt khác, mức tăng chi gia tăng nhanh cũng cho thấy những vấn đề đáng lo ngại trong việc đảm bảo an toàn quỹ BHYT.

Tính từ năm 2016, số chi KCB BHYT đã tăng 46% so với năm 2009, lần đầu tiên quỹ KCB BHYT bắt đầu mất cân đối. Từ năm 2017 đến nay, quỹ BHYT luôn có số chi cao hơn số thu.

Theo ông Phạm Lương Sơn, thời gian vừa qua, để đảm bảo việc sử dụng quỹ KCB BHYT an toàn, hiệu quả, BHXH Việt Nam cũng yêu cầu cơ sở KCB, BHXH các tỉnh giám sát điều trị nội trú, tránh tình trạng cơ sở y tế cố tình “đẩy” bệnh nhân vào điều trị nội trú để tăng nguồn thu… Đồng thời, phối hợp với Bộ Y tế tham gia dự án Luật BHYT sửa đổi; tập trung giải quyết vướng mắc trong thanh toán chi phí thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT…

Trước những bất cập trong quá trình thực hiện Luật BHYT 2014, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Luật BHYT sửa đổi để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật BHYT sửa đổi phù hợp với tình hình mới. Dự kiến, dự thảo Luật này sẽ có những cách tiếp cận mới, như: Hạn chế sự “bao cấp”, tăng trách nhiệm của người dân trong việc tham gia BHYT, cũng như cùng kiểm soát chi phí KCB; phòng, chống lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT…

thư anh
TIN LIÊN QUAN

Bệnh nào không được thanh toán chi phí KCB BHYT theo định suất?

Hà Anh |

Bạn Vi Thị Hạnh hỏi: Xin cơ quan bảo hiểm xã hội cho biết, những đối tượng, bệnh, nhóm bệnh nào không được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) theo định suất?

Căn cước công dân gắn chip thay thẻ BHYT: Có lợi như thế nào?

Thế Lâm |

Đề xuất từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam dùng thẻ căn cước công dân gắn chip thay thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh đang được dư luận xã hội rất quan tâm.

6 chính sách mới về BHYT có hiệu lực từ ngày 1.7

Hà Anh |

Theo BHXH Việt Nam từ hôm nay (1.7.2021), nhiều chính sách mới về BHYT có hiệu lực thi hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi tham gia BHYT.

Châu Á chìm sâu trong giá rét suốt 3 ngày Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Hàn Quốc trải qua ngày lạnh nhất trong năm vào mùng 3 Tết Nguyên đán trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ... cũng trải qua đợt giá rét kỷ lục.

Nghệ sĩ Trung Anh: Rất hiếm để có người thứ hai như NSND Trần Tiến

Hải Minh |

NSND Trần Tiến sinh năm 1937 tại Hà Nội. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1954 bằng những vai hề chèo.

Doanh nghiệp Việt đừng quên thị trường nội địa gần 100 triệu dân

Anh Tuấn |

Dù tự hào về thành tích xuất khẩu trong năm 2022, nhưng các chuyên gia cho rằng, để hạn chế rủi ro của thị trường xuất khẩu khi gặp tình huống bất thường, thị trường nội địa với gần 100 triệu người tiêu dùng cần được quan tâm đúng mức.

Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022 bật mí cách ứng phó câu hỏi khó ngày Tết

Nhóm PV |

Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022: Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Trịnh Thùy Linh và Á hậu Ngọc Hằng.

Thêm vụ xả súng hàng loạt khác ở California, 7 người chết

Thanh Hà |

Một vụ xả súng hàng loạt khác xảy ra ở bang California, Mỹ trong chiều 23.1 khiến 7 người chết. Đây là vụ xả súng thứ 2 ở California trong vòng 3 ngày.

Bệnh nào không được thanh toán chi phí KCB BHYT theo định suất?

Hà Anh |

Bạn Vi Thị Hạnh hỏi: Xin cơ quan bảo hiểm xã hội cho biết, những đối tượng, bệnh, nhóm bệnh nào không được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) theo định suất?

Căn cước công dân gắn chip thay thẻ BHYT: Có lợi như thế nào?

Thế Lâm |

Đề xuất từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam dùng thẻ căn cước công dân gắn chip thay thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh đang được dư luận xã hội rất quan tâm.

6 chính sách mới về BHYT có hiệu lực từ ngày 1.7

Hà Anh |

Theo BHXH Việt Nam từ hôm nay (1.7.2021), nhiều chính sách mới về BHYT có hiệu lực thi hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi tham gia BHYT.