Chính phủ chi 350 tỉ đồng cho 5 tỉnh ĐBSCL ứng phó với hạn, mặn

Vũ Long |

Sau khi khảo sát tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chi 350 tỉ đồng cho 5 tỉnh để ứng phó với tình trạng hạn hán, ngập mặn.

Cụ thể, số tiền 350 tỉ được chi cho các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau, mỗi tỉnh 70 tỉ đồng để ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ đời sống người dân địa phương trong thời điểm cao điểm về hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương nêu trên phải sử dụng số tiền đúng mục đích vào các việc như: Bơm nước, nạo vét đắp đập tạm, đào ao, kéo dài đường ống, thiết bị chở nước và hỗ trợ người dân.

Cùng với nhiều nguồn khác, số tiền này sẽ giúp cho người dân vùng hạn hán và bị xâm nhập mặn vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Nguồn tiền này phải đến được tay người dân, không để thất thoát, lãng phí và các cơ quan Chính phủ sẽ giám sát việc sử dụng nguồn tiền này.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh từ tháng 12.2019 và liên tục tăng cao cho đến nay. Trong tháng 3.2020, từ 7-15.3, xâm nhập mặn được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao, có nhiều nhánh sông nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào đất liền đến 100-110km tính từ cửa sông như sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây (Long An).

Hạn hán tại ĐBSCL đang rất nghiêm trọng. Ảnh: PCTT
Hạn hán tại ĐBSCL đang rất nghiêm trọng. Ảnh: PCTT

Theo dự báo, trong thời gian tiếp theo của mùa khô, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục lên cao theo các kỳ triều cường do các hồ chứa ở thượng nguồn chưa tăng lượng xả, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến tháng 4-2020”- ông Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

Hạn hán và xâm nhập mặn đã khiến 39.000ha lúa mùa (năm 2019) và lúa đông xuân (2019-2020) bị thiệt hại với mức ảnh hưởng trên 30%. Hiện nay, có khoảng 95.000 hộ dân gặp khó khăn trong thời gian diễn ra hạn, mặn. Trong đó, Sóc Trăng có số hộ dân bị ảnh hưởng cao nhất, với 24.000 hộ.

Trên lưu vực sông Mê Kông, năm 2019 thuộc năm ít nước, lưu lượng về ĐBSCL bị thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình nhiều năm, thậm chí thấp hơn cả năm 2015 - 2016. Đây là nguyên nhân chính gây xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài trong mùa khô năm 2019 - 2020.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Hạn hán, xâm nhập mặn nhanh chóng lan rộng đến Trung Bộ

Khánh Vũ |

Hiện nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Hạn hán và xâm nhập mặn đang đe dọa vùng đất này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khảo sát tình hình ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Kỳ Quan |

Ngày 8.3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về hạn hán, xâm nhập mặn.

Khẩn cấp hoàn thiện các công trình chống hạn hán, xâm nhập mặn

Phong Nguyễn |

Hiện 5/13 tỉnh (Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ban bố tình huống khẩn cấp về hạn hán, xâm nhập mặn. Thời gian tới, xâm nhập mặn tai khu vực  này dự báo sẽ vượt mức kỷ lục mùa khô năm 2015-2016 nếu gió mùa đông bắc tăng cường. Hơn lúc nào hết, cần sự nỗ lực vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán gây ra.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Hạn hán, xâm nhập mặn nhanh chóng lan rộng đến Trung Bộ

Khánh Vũ |

Hiện nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Hạn hán và xâm nhập mặn đang đe dọa vùng đất này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khảo sát tình hình ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Kỳ Quan |

Ngày 8.3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về hạn hán, xâm nhập mặn.

Khẩn cấp hoàn thiện các công trình chống hạn hán, xâm nhập mặn

Phong Nguyễn |

Hiện 5/13 tỉnh (Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ban bố tình huống khẩn cấp về hạn hán, xâm nhập mặn. Thời gian tới, xâm nhập mặn tai khu vực  này dự báo sẽ vượt mức kỷ lục mùa khô năm 2015-2016 nếu gió mùa đông bắc tăng cường. Hơn lúc nào hết, cần sự nỗ lực vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán gây ra.