Chiến sĩ trên “mặt trận” không tiếng súng

Lệ Hà |

Cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay đã đọng lại nhiều hình ảnh xúc động, chạm đến trái tim của hàng triệu người Việt Nam.

Cuộc chiến giữa thời bình

Hơn 2 năm qua, dù có những lúc dịch COVID-19 nóng lên rồi lại “giảm nhiệt” ngoài cộng đồng nhưng Ths.BS Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cùng các bác sĩ bệnh viện chưa lúc nào bớt căng thẳng trong công việc điều trị bệnh nhân tại đây. Ngoài các ca cộng đồng, ở đây còn liên tục tiếp nhận điều trị các ca bệnh nhập cảnh, các y bác sĩ chưa khi nào được “ngơi tay”.

Thời điểm dịch COVID-19 vừa xuất hiện, mọi thứ đều mới tinh, khó khăn chồng chất. “Trong công tác điều trị người bệnh mắc COVID-19, khó khăn lớn nhất là phải đương đầu với một bệnh lý mới, nhất là giai đoạn đầu khi chúng tôi mới tiếp nhận những bệnh nhân đầu tiên vào điều trị. Lúc này, hầu như trên thế giới chưa có nhiều hiểu biết chung về bệnh, mới chỉ có một số kinh nghiệm từ Vũ Hán (Trung Quốc) vì khi đó dịch chưa sang lan ra Châu Âu. Thậm chí, ở Vũ Hán khi ấy cũng chưa có nhiều kinh nghiệm điều trị. Các tài liệu đều bằng tiếng Trung Quốc. Những điều này khiến chúng tôi khá khó khăn khi tìm hiểu, nghiên cứu.

Lúc này, các nghiên cứu về điều trị bệnh COVID-19 cũng chưa có và còn rất mới nên hầu hết các quan điểm điều trị, kỹ thuật, chiến lược đều căn cứ vào kiến thức sẵn có trên cơ sở nghiên cứu những bệnh lý tương tự như MERS-CoV, SARS, cúm...

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phải xây dựng chiến lược, phương án điều trị trên cơ sở hiểu biết về những bệnh lý tương tự khi áp dụng sang bệnh lý mới này. Tuy nhiên, không phải lúc nào các phương pháp cũng đúng, điều này đòi hỏi chúng tôi luôn phải sát sao với bệnh nhân, vừa điều trị vừa tìm ra vấn đề thực sự của bệnh nhân để điều trị cho đúng” - Ths.BS Cấp nhớ lại.

Trước diễn biến phức tạp của dịch, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã phải chuyển đổi công năng 500 giường bệnh thông thường thành giường bệnh điều trị tích cực (ICU).

Giữa lúc tình hình tại các tỉnh phía Nam căng thẳng do dịch bệnh COVID-19, tình nguyện vào tỉnh Bình Dương chống dịch, nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Linh Nhâm đã có 1 tháng làm việc ở Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đặt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Becamex Thuận An. Ở nơi có nồng độ virus đậm đặc, điều dưỡng Nhâm không may nhiễm SARS-CoV-2 dù trước khi vào Nam, chị đã được tiêm 2 mũi vaccine.

Đã quen với cường độ làm việc căng thẳng, nhưng khi chuyển sang chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19, điều dưỡng Nhâm vẫn cảm thấy dịch bệnh quá tàn khốc.

“Nhận được tin mình mắc COVID-19, tôi buồn lắm. Tôi chưa cống hiến được nhiều, vào “chiến trường” lại bị thương. Nhưng được sự động viên của các anh, chị đồng nghiệp, tôi vượt qua khó khăn, xin ở lại chăm sóc bệnh nhân tốt hơn” - điều dưỡng Nhâm nhớ lại thời điểm vào tỉnh Bình Dương chống dịch.

Khi biết nhiễm SARS-CoV-2, theo nguyên tắc, điều dưỡng Nhâm được rút ra ngoài để theo dõi và điều trị. Nhưng chị tình nguyện xin được ở lại trong khu điều trị bệnh nhân nặng tiếp tục hỗ trợ đồng nghiệp và được làm công việc phân công ban đầu.

Giải thích về lý do xin ở lại trong khu điều trị, điều dưỡng Nhâm nói: “Tôi xin được ở lại trong vùng đỏ. Dù xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, nhưng tôi thấy mình khỏe, có lẽ chỉ ở mức độ nhẹ. Với kinh nghiệm làm điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân, tôi sẽ hỗ trợ đồng nghiệp được nhiều hơn, phần nào làm giảm áp lực, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho đồng nghiệp” - điều dưỡng Nhâm nói.

Công việc hằng ngày của các điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân COVID-19 từ nặng đến nguy kịch rất vất vả. Bệnh nhân COVID-19 điều trị trong Trung tâm ICU cần chăm sóc toàn diện nên phần việc của những nhân viên điều dưỡng như của Linh Nhâm vất vả gấp bội phần.

Những chuyện không thể ngờ giữa dịch bệnh COVID-19

Câu chuyện trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn luôn là điều được toàn thế giới quan tâm. Tại mỗi nơi, bác sĩ lại phải đối diện với những thách thức, khó khăn khác nhau nhưng có lẽ điểm chung là tất cả đều mong muốn chữa trị cho bệnh nhân cũng như đẩy lùi COVID-19.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình - Phó trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - nhớ lại: Để có thể duy trì những ca trực dài trong mùa dịch COVID-19, mọi người uống ít nước đi hoặc mang tã giấy. Vì mỗi ca trực thường dài từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ, thậm chí là 12 tiếng vào lúc đỉnh dịch nên việc dùng tã sẽ đảm bảo sự có mặt của bác sĩ trong thời gian chăm sóc bệnh nhân.

Quy trình mặc đồ bảo hộ đúng cách phải vô cùng cẩn thận, nhưng lúc cởi đồ lại càng phức tạp hơn. Chỉ sơ sẩy chạm tay vào mặt ngoài bộ đồ thôi cũng có khả năng lây nhiễm mầm bệnh. Đồ bảo hộ chỉ được dùng một lần, nếu đi vệ sinh thì là thêm một lần vứt bỏ. Do đó, các bác sĩ hạn chế uống nước để tiết kiệm thời gian, đỡ tốn kém. Bên trong nhà N4 - một trong những khu điều trị hồi sức tích cực cho người bệnh COVID-19 nguy kịch của Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 13 (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh), âm thanh thiết bị đo chỉ số sinh tồn của bệnh nhân xen kẽ tiếng bộ đàm vang khắp khu nhà. Đó là mệnh lệnh tập hợp nhân sự của bác sĩ phụ trách khu điều trị được kết nối liên tục để kịp thời xử lý mọi tình huống nhanh nhất.

“Alo, alo, hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân nguy kịch…”, trong nháy mắt, 2 “team” (nhóm) bác sĩ tập trung quanh 2 giường bệnh ở một góc giữa khu nhà N4. Đó là 2 bệnh nhân nằm tại giường G43 và G46 đang diễn biến rất nguy kịch. Màn hình chiếc máy hiện các chỉ số nhịp tim, SPO2, đường mạch… cũng bắt đầu “đi ngang”. Giọng bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Trung tâm Gây mê Hồi sức (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) - vang lên rành rọt: “Chuẩn bị ép tim…”. Không khí căng thẳng đến nghẹt thở, cả bác sĩ có mặt, mỗi người một vai trò. Trong phút chốc, những chỉ số mạch, SPO2, huyết áp… chuyển từ màu đỏ, thành vàng và xanh… Tất cả thở phào nhẹ nhõm.

Chia sẻ lại những khoảng khắc đó, bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh cho biết: “Bệnh nhân còn rất trẻ, bị COVID-19 trên nền viêm cơ tim cấp, mới nhập viện được một hôm. Khi nhập viện, bệnh nhân vẫn đáp ứng với thở ôxy dòng cao HFNC nhưng rồi diễn biến rất nhanh. Trước khi cấp cứu khoảng 30 phút, bệnh nhân khó thở. Chúng tôi đã nỗ lực thở máy không xâm nhập nhưng không đáp ứng. Do đó, chúng tôi phải quyết định đặt ống thở sớm cho bệnh nhân”.

Bên trong nhà N4 của trung tâm có hơn 50 giường bệnh, được chia thành 2 dãy, xếp lần lượt ở hai bên tường của khu điều trị, bên cạnh được gắn chặt các thiết bị trợ thở, cùng âm thanh phát ra không có điểm nghỉ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh vào TP.Hồ Chí Minh chống dịch từ đầu tháng 8.2021. Trong gần 50 ngày lăn lộn trong khu điều trị bệnh nhân nguy kịch, bác sĩ Hạnh cùng đồng đội thường xuyên gặp những tình huống một vài ca bệnh cùng lúc trở nặng. Và cuộc chiến với tử thần là cuộc chiến không ngừng nghỉ.

Cuộc chiến với tử thần là cuộc chiến không ngừng nghỉ. Có những câu chuyện về sự sống và cái chết được kể không phải bằng lời nói mà bằng tiếng rì rầm của máy móc, bằng sự hối hả đến nghẹt thở của những con người vắt kiệt sức mình vì đồng loại.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất

Thùy Linh |

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về việc đánh giá cấp độ dịch COVID-19 cho thấy vẫn có 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 nhưng đã có sự thay đổi về chỉ số đánh giá.

Bản đồ cấp độ thích ứng an toàn với dịch COVID-19 tại 63 tỉnh thành

Quốc Khánh - Văn Thắng |

Cập nhật cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế cho thấy có 33 tỉnh, thành vùng xanh. Vùng vàng tăng 1 địa phương so với tuần trước thành 24. Địa phương vùng cam giảm từ 7 tỉnh, thành xuống còn 6 so với 7 ngày trước.

Cảnh báo thiếu hụt nhân viên y tế chưa từng thấy trong đại dịch COVID-19

Anh Vũ |

Các nước giàu đang giải quyết lỗ hổng trong hệ thống y tế bằng cách thuê nhân viên và các y tá từ nước ngoài.

TPHCM: Trao học bổng “Ươm mầm blouse trắng” vượt qua đại dịch COVID-19

NGUYỄN LY |

TPHCM -  Ngày 22.1, Hội Thầy thuốc trẻ TPHCM tổ chức chương trình trao học bổng “Ươm mầm blouse trắng” cho các em nhỏ là con của lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất

Thùy Linh |

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về việc đánh giá cấp độ dịch COVID-19 cho thấy vẫn có 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 nhưng đã có sự thay đổi về chỉ số đánh giá.

Bản đồ cấp độ thích ứng an toàn với dịch COVID-19 tại 63 tỉnh thành

Quốc Khánh - Văn Thắng |

Cập nhật cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế cho thấy có 33 tỉnh, thành vùng xanh. Vùng vàng tăng 1 địa phương so với tuần trước thành 24. Địa phương vùng cam giảm từ 7 tỉnh, thành xuống còn 6 so với 7 ngày trước.

Cảnh báo thiếu hụt nhân viên y tế chưa từng thấy trong đại dịch COVID-19

Anh Vũ |

Các nước giàu đang giải quyết lỗ hổng trong hệ thống y tế bằng cách thuê nhân viên và các y tá từ nước ngoài.

TPHCM: Trao học bổng “Ươm mầm blouse trắng” vượt qua đại dịch COVID-19

NGUYỄN LY |

TPHCM -  Ngày 22.1, Hội Thầy thuốc trẻ TPHCM tổ chức chương trình trao học bổng “Ươm mầm blouse trắng” cho các em nhỏ là con của lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19.