Công nhân bị mất việc do dịch COVID-19:

Chỉ ước được đi làm, dù phải ra khỏi nhà lúc 5h30 sáng

Trần Kiều - Đỗ Phương |

Cơn mưa sáng ngày 3.7 không đủ xua đi cái nắng nóng đến đỉnh điểm của Hà Nội, mà dường như còn làm tăng thêm sự oi nồng trong các xóm trọ công nhân quanh Khu Công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). 1 ngày làm 5 ngày nghỉ; hôm qua đi làm, hôm nay công ty gọi lên thông báo chấm dứt hợp đồng... là những câu chuyện không còn lạ ở bất cứ khu trọ nào ở nơi đây.

Làm ngoài thoải mái hơn nhưng nhớ công ty

3.7 là ngày đầu tiên Nguyễn Vân Anh phải nghỉ việc tại Công ty (Cty) TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam. Trước đấy, ngày 2.7, Vân Anh đến làm việc thì Cty gọi khoảng 20 người lên thông báo chấm dứt hợp đồng do Cty bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Sinh năm 2000 nên Vân Anh là công nhân (CN) còn khá trẻ. Vào Cty làm chưa lâu nhưng Vân Anh đón nhận thông tin mất việc một cách bình thản. Vân Anh lý giải, lúc cao điểm phòng, chống dịch, Cty cũng chỉ đủ việc để CN làm 2 tuần, nghỉ 2 tuần, hưởng 75% lương; cộng thêm với việc chứng kiến các CN của Cty lần lượt bị cho nghỉ nên không ai còn sốc nữa.

Khi có đủ việc, Vân Anh làm 12 tiếng/ngày, thu nhập khoảng 8 triệu đồng. Giờ mất việc rồi, Vân Anh cũng không có ý định về quê. “Về quê thì không có việc. Ở đây lúc này nếu tìm được việc thì cũng không ổn định nhưng tôi vẫn phải gắng bám trụ” - Vân Anh nói. Vân Anh tính sẽ nghỉ ngơi 1 tuần rồi làm hồ sơ để nộp vào các Cty khác ở đây.

Quang Vũ - chồng Vân Anh - làm cho Cty TNHH SWCC Showa Việt Nam đã phải nghỉ việc từ đầu tháng 5. Sau khi nhận thông báo chấm dứt hợp đồng của Cty, Vũ cũng thử xin việc ở vài Cty nhưng không được. Cuối cùng, vì biết nghề cơ khí nên Vũ xin được việc trong một xưởng cơ khí ở Yên Viên - cách nơi trọ khoảng 20km. Vũ được trả 250.000 đồng/ngày làm việc, muốn nghỉ làm ngày nào thì báo trước, cuối tháng tính tổng số ngày làm để trả tiền. Xưởng làm việc ngoài trời nên mấy đợt nắng nóng vừa qua đã khiến làn da Vũ đen nhẻm.

Vũ bảo: “Làm ngoài thoải mái hơn nhưng làm Cty thì ổn định hơn”. Giờ Vũ cũng như nhiều CN khác cứ khắc khoải mong được đi làm ở Cty, dù không ít hôm nắng, mưa, gió rét vẫn phải ra khỏi nhà trọ lúc 5h15 hoặc về nhà lúc 22h30 tuỳ theo ca.

Với những chi tiêu trong 1 tháng như trả tiền trọ, tiền điện, tiền nước, gửi về để ông bà nuôi con, giờ vợ chồng Vũ và Vân Anh sẽ phải hết sức tiết kiệm.

8-9 năm cho thuê trọ, giờ mới gặp cảnh này

Câu chuyện CN bị mất việc hàng loạt không còn được bàn tán nhiều ở các xóm trọ nữa vì đã quá quen thuộc. Chị Quế - người dân ở xóm trọ gần Khu Công nghiệp (KCN) Thăng Long tâm sự: “Xót xa cho chúng nó (CN) lắm. Có đứa làm 1 ngày nghỉ 5 ngày thì lấy đâu ra tiền mà sống. Đi 1 dọc từ đầu đường lớn vào đến đây, cứ thấy sát tường có khoảnh vuông nhỏ nhỏ bày bán vài mớ rau, ít hoa quả thì đấy là CNLĐ mất việc phải làm thêm”.

Cạnh nhà chị Quế có cặp vợ chồng CN, giờ vợ mất việc, chi tiêu của 2 vợ chồng và 3 đứa con trông cả vào lương của chồng. Từ khi không còn việc, con cũng không học bán trú nữa. Ai cũng hiểu ngần ấy miệng ăn trông vào 1 suất lương thì không đủ tiền đóng học bán trú cho con.

Anh Bùi Quang Tuyên - chủ quán bán bún chả, bún ốc, có 30 phòng cho CN thuê - kể, nhà anh xây phòng cho CNLĐ thuê từ khi KCN ở đây đi vào hoạt động nhưng chưa bao giờ gặp tình trạng này. Trước không đủ phòng cho thuê, giờ do mất việc nên CN về quê nên trống 5 phòng không có ai thuê. Đến quán bún của anh vốn tấp nập, thì mấy tháng gần đây, bán từ sáng đến trưa may lắm cũng chỉ được 20kg bún thay vì 40-50kg như trước kia.

Anh Tuyên bảo, có CN thuê trọ nhà anh làm ngày, làm đêm để gửi tiền về quê trong khi bản thân phải chắt bóp, nhưng mất việc rồi, đến tiền chi cho bản thân cũng chẳng có. Ngoài ra, cũng có những CN vừa mất việc ở Cty này đã xin được việc ở Cty khác, nhưng chỉ là ký hợp đồng thời vụ nên không ổn định và không biết các chế độ như thế nào.

Chuyện ngoài lề

Rẽ vào quán càphê bên kia đường của xóm trọ, chủ quán than vãn: CN mất việc nên doanh thu của quán giảm rõ rệt. Trước, quán thu được khoảng 5 triệu/ngày, nay giỏi lắm được 2-3 triệu/ngày. Câu chuyện cả xã hội, mọi ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thì đã rõ. Tình trạng CNLĐ bị mất việc hoặc có việc nhưng chỉ là hợp đồng thời vụ cũng không còn xa lạ. Nhưng điều băn khoăn là không ít CN vẫn không nắm được những quyền lợi của mình khi ký hợp đồng lao động.

Trần Kiều - Đỗ Phương
TIN LIÊN QUAN

Nhiều công nhân cảm thấy may mắn vì không bị mất việc

Trần Kiều - Đỗ Phương |

Dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều công nhân thuộc các khu công nghiệp đã phải khăn gói về quê; số khác cố bám trụ lại tìm cách mưu sinh bằng nhiều công việc khác nhau. Trong quãng thời gian loay hoay tìm lối thoát, tất cả phải đối mặt với không ít khó khăn, song nhiều người cảm thấy may mắn vì mình vẫn có việc để làm.

Xóm trọ đìu hiu vì công nhân mất việc do dịch COVID-19

Đỗ Phương - Trần Kiều |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều công nhân mất việc. Không còn đường mưu sinh ở Hà Nội, họ buộc phải trở lại quê. Vì vậy, 2 tháng gần đây, nhiều nhà trọ xung quanh các khu công nghiệp bị để trống phòng vì không có công nhân thuê.

Đã có 7,8 triệu lao động mất việc, phải nghỉ luân phiên, giãn việc

Việt Lâm - Hải Nguyễn |

Sáng 3.7, tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 6 (khoá XII), đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến nay, đã có 7,8 triệu lao động mất việc, phải nghỉ luân phiên, giãn việc.

Dù ở đâu, người Việt đều hướng về Tết cổ truyền

PHÙNG LINH |

Nhiều người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài háo hức về quê sau một thời gian dài gián đoạn vì dịch bệnh hoặc nhiều lý do khác. Còn những người ở lại, họ cũng tự tìm cho mình những niềm vui riêng để vơi đi nỗi nhớ nhà trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Hương vị Tết ở ngôi làng làm miến dong trăm tuổi

Nguyễn Thúy |

Miến Cự Đà đã có từ lâu đời nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống cho đến tận ngày nay. Đây là một thức quà quen thuộc của người dân mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Shipper mỏi tay giao hàng dịp cận Tết Nguyên đán Quý Mão

Vương Trần |

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều shipper với thùng hàng phía sau yên xe len lỏi khắp các ngõ ngách của thành phố để kịp giao hàng tận nhà cho khách.

Khán giả mong chờ Cô Đẩu tái xuất Táo Quân 2023

Nhóm PV |

Suốt 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam mỗi đêm 30 Tết. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về những kỉ niệm với Táo Quân của người dân.

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Nhiều công nhân cảm thấy may mắn vì không bị mất việc

Trần Kiều - Đỗ Phương |

Dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều công nhân thuộc các khu công nghiệp đã phải khăn gói về quê; số khác cố bám trụ lại tìm cách mưu sinh bằng nhiều công việc khác nhau. Trong quãng thời gian loay hoay tìm lối thoát, tất cả phải đối mặt với không ít khó khăn, song nhiều người cảm thấy may mắn vì mình vẫn có việc để làm.

Xóm trọ đìu hiu vì công nhân mất việc do dịch COVID-19

Đỗ Phương - Trần Kiều |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều công nhân mất việc. Không còn đường mưu sinh ở Hà Nội, họ buộc phải trở lại quê. Vì vậy, 2 tháng gần đây, nhiều nhà trọ xung quanh các khu công nghiệp bị để trống phòng vì không có công nhân thuê.

Đã có 7,8 triệu lao động mất việc, phải nghỉ luân phiên, giãn việc

Việt Lâm - Hải Nguyễn |

Sáng 3.7, tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 6 (khoá XII), đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến nay, đã có 7,8 triệu lao động mất việc, phải nghỉ luân phiên, giãn việc.