Chi tiền tỉ, được 1 công trình khoa học quốc tế mà lãnh đạo Sở không biết

Xuân Hùng |

Năm 2019, Thanh Hoá chi gần 141 tỉ đồng cho sự nghiệp khoa học với 3.116 cán bộ tham gia, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ. Thế nhưng, cả năm 2019, tỉnh Thanh Hóa chỉ có 19 công trình trong nước và 1 công trình khoa học quốc tế được công bố mà Chánh Văn phòng Sở KHCN cũng không biết đó là công trình nào.

Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hoá cho thấy trong năm 2019, tỉnh Thanh Hóa đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KHCN gần 141 tỉ đồng. Trong đó, chi sự nghiệp khoa học hơn 115 tỉ đồng (cao gấp 2,3 lần Trung ương phân bổ), chi đầu tư phát triển KH-CN hơn 23 tỉ đồng, Trung ương hỗ trợ, bổ sung 1,9 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 0,47% trong tổng chi ngân sách tỉnh Thanh Hóa năm 2019.

Đáng chú ý, theo báo cáo này, hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ...), quy đổi sẽ là 1.229 cán bộ nghiên cứu toàn thời gian tương đương (tăng 8% so với năm 2015 là 1.131 cán bộ), đạt tỷ lệ 3,5 người/1 vạn dân.

Năm 2019, số lượng công trình khoa học công bố trong nước là 19 công trình gồm: Sách, 15 bài viết đăng tạp chí, 3 bài viết tham dự hội thảo; 1 bài giảng và có 1 công trình khoa học (bài viết hội thảo) công bố quốc tế.

Báo cáo này cũng đánh giá, phân tích một số tồn tại khó khăn như thời gian thực hiện một số nhiệm vụ KH-CN còn dài, làm chậm ứng dụng kết quả vào sản xuất và đời sống.

Những nhiệm vụ KH-CN có tính lan tỏa, đột phá chưa nhiều, tiềm lực KH-CN, hạ tầng cơ sở vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu... Việc đổi mới công nghệ, thiết bị trong các doanh nghiệp còn chậm; sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao còn ít, chưa có những sản phẩm chủ lực mang tầm quốc gia, tạo sự đột phá.

Đến nay, số cán bộ nghiên cứu khoa học chỉ đạt 3,5 người/1 vạn dân, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (7,05 người/1 vạn dân), thiếu các chuyên gia đầu ngành và nhân lực trình độ cao trong một số lĩnh vực. Năng lực và hiệu quả hoạt động KH-CN của đa số các tổ chức KH-CN còn thấp, thiếu những tổ chức KH-CN mạnh có đủ khả năng giải quyết những vấn đề KH-CN lớn...

Ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở KHCN Thanh Hoá: “Tôi cũng không biết công trình quốc tế được công bố là công trình nào“. Ảnh: X.H
Ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở KHCN Thanh Hoá: “Tôi cũng không biết công trình quốc tế được công bố là công trình nào“. Ảnh: X.H

Trả lời câu hỏi của Lao Động về công trình khoa học được công bố quốc tế là công trình nào, ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở KHCN Thanh Hoá cho hay, chính bản thân ông cũng chưa biết công trình duy nhất trong năm này là công trình nào, cụ thể là báo cáo khoa học nào, của ai. Ông Chung hẹn sẽ tìm hiểu và cung cấp thông tin cho báo chí sau.

Liên quan đến con số chi sự nghiệp KHCN năm 2019 hơn 140 tỉ đồng, ông Chung cho hay, con số đó là tổng chi cho nhiều lĩnh vực của KHCN chứ không phải chỉ chi cho các công trình nghiên cứu. Ông Chung từ chối bình luận về việc sử dụng nguồn ngân sách này có hiệu quả hay không vì cho rằng, đó là trách nhiệm trả lời của Giám đốc Sở KHCN và hẹn báo cáo giám đốc rồi sẽ đặt lịch làm việc.

Tại Thanh Hóa hiện có 42 tổ chức KHCN, trong đó có 22 tổ chức công lập và 20 tổ chức ngoài công lập, giảm 9 đơn vị so với năm 2018 (có 9 tổ chức nghiên cứu và phát triển, 28 tổ chức dịch vụ KH-CN) và có 5 cơ sở giáo dục đại học.

Xuân Hùng
TIN LIÊN QUAN

Hơn 3 ngàn nhà nghiên cứu, 141 tỉ đồng và... 1 công trình khoa học quốc tế

Anh Đào |

Những con số ấy xuất hiện ở tỉnh chưa giàu là Thanh Hóa, trong một báo cáo về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Và đó là kết quả cả một năm 365 ngày của hùng hậu 3.116 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ.

Các nhà khoa học phát hiện loài khủng long mới

DAO ÁNH |

Theo các nhà khoa học Argentina, Nullotitan Glaciaris là loài khủng long mới được phát hiện.

Trao thưởng cho 279 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2019

Đặng Chung |

Từ 419 đề tài nghiên cứu khoa học tham gia, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn được 279 đề tài của sinh viên/nhóm sinh viên xuất sắc nhất để trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2019.

Người Việt chi hàng trăm triệu đồng nuôi mèo quý tộc

ANH HUY |

Mặc dù có giá lên tới hàng trăm triệu đồng song những con mèo quý tộc có nguồn gốc từ Châu Âu vẫn được giới sành chơi Việt săn đón, đặc biệt là trong năm Quý Mão 2023.

Bức xúc vì phí cao tốc tăng sau khi thuế VAT về mức cũ 10%

An Trịnh |

Sau khi thuế giá trị gia tăng (VAT) được điều chỉnh quay về mốc cũ 10%, phí cao tốc Nội Bài - Lào Cai không về lại mức cũ mà tăng cao.

Bóng đá Việt Nam 2022: Vui, buồn lẫn lộn

TAM NGUYÊN |

Bóng đá Việt Nam năm 2022 nhiều tin vui nhưng cũng không ít chuyện buồn…

Dù ở đâu, người Việt đều hướng về Tết cổ truyền

PHÙNG LINH |

Nhiều người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài háo hức về quê sau một thời gian dài gián đoạn vì dịch bệnh hoặc nhiều lý do khác. Còn những người ở lại, họ cũng tự tìm cho mình những niềm vui riêng để vơi đi nỗi nhớ nhà trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Hương vị Tết ở ngôi làng làm miến dong trăm tuổi

Nguyễn Thúy |

Miến Cự Đà đã có từ lâu đời nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống cho đến tận ngày nay. Đây là một thức quà quen thuộc của người dân mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Hơn 3 ngàn nhà nghiên cứu, 141 tỉ đồng và... 1 công trình khoa học quốc tế

Anh Đào |

Những con số ấy xuất hiện ở tỉnh chưa giàu là Thanh Hóa, trong một báo cáo về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Và đó là kết quả cả một năm 365 ngày của hùng hậu 3.116 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ.

Các nhà khoa học phát hiện loài khủng long mới

DAO ÁNH |

Theo các nhà khoa học Argentina, Nullotitan Glaciaris là loài khủng long mới được phát hiện.

Trao thưởng cho 279 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2019

Đặng Chung |

Từ 419 đề tài nghiên cứu khoa học tham gia, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn được 279 đề tài của sinh viên/nhóm sinh viên xuất sắc nhất để trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2019.