Chỉ nên nghỉ Tết 4 ngày?

Bích Hà |

Thời gian nghỉ Tết từ 7 - 9 ngày là quá dài, ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tâm lý người lao động vẫn coi “tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên nghỉ Tết từ 3-4 ngày là đủ.

Sau khi bài biết “Có nên rút ngắn thời gian nghỉ Tết?” được đăng tải trên Lao Động, tòa soạn đã nhận được hàng trăm ý kiến của độc giả bày tỏ quan điểm về vấn đề này. 

Không phải vô cớ, mỗi dịp Tết đến lại nổ ra những tranh cãi quanh chủ đề nên gộp tết tây và tết ta cho đỡ tốn kém. Bởi thực tế, Tết bây giờ không còn ý nghĩa như xưa mà gây mệt mỏi cho nhiều người khi phải lo chuyện mâm cao cỗ đầy, lễ lạt.

Cũng vin vào Tết, người ta chúc tụng nhau hết ly đầy đến ly vơi. Rượu vào, tai nạn giao thông gia tăng, tình trạng nhập viện vì đánh nhau lại tiếp diễn. Rồi cả dư âm của Tết - sau kỳ nghỉ, người dân, học sinh, sinh viên đều uể oải, chưa bắt nhịp được vào guồng quay công việc, học tập được ngay.

Vì những điều này, nhiều ý kiến cho rằng nên rút ngắn thời gian nghỉ Tết, chỉ nên nghỉ từ 3-4 ngày, để tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Độc giả Nguyễn Văn Quyến thẳng thắn: “Chúng ta nên nhìn nhận theo chiều hướng gộp Tết Nguyên đán với Tết Dương lịch. Lý do như sau: Thứ nhất, chúng ta mất quá nhiều thời gian để tổng hợp  công việc, làm lễ tổng kết vào dịp cuối năm. Thứ hai, khi chúng ta nghỉ tết xong tâm lý đi chơi vẫn còn nên sẽ kéo theo cả tháng Giêng làm việc không hiệu quả.

Thứ ba, các DN sẽ mất lượng công nhân lớn sau nghỉ tết vì đa số về quê nghỉ và không trở lại làm việc ngay, mà dành thời gian đi cúng lễ, hội hè, kéo theo nền kinh tế cả nước trong tháng nghỉ tết giảm năng suất, hiệu quả rất thấp.

Thứ 4, dịp Tết tai nạn giao thông tăng đột biến do rượu bia. Mọi người thử ngẫm chúng ta được gì sau nghỉ Tết dài. Văn hoá Tết của chúng ta rất đẹp nhưng theo thời gian cũng cần thay đổi cho phù hợp”.

Đồng quan điểm, độc giả Đặng Xuân Oanh bày tỏ: Nghỉ tết là nét đẹp truyền thống, tưởng nhớ tổ tiên, nhưng hiện nay người dân quá lạm dụng vấn đề nghỉ tết.

Theo tôi thì cho nghỉ đúng 1 ngày vào mùng 1 để cúng. Còn vấn đề về thăm quê thì xin nghỉ bất cứ thời gian nào trong năm cũng được. Về kinh tế, nhiều chuyên gia đã nói, tốn kém thế nào thì đã biết. Nước ta có khoảng 90 triệu dân, tính trung bình mỗi người  1 ngày làm ra 300.000 đồng x 90 triệu người sẽ ra con số tiền Việt quá lớn. Còn nếu là hàng xuất khẩu thì sẽ thu hơn triệu đô ngoại tệ cho đất nước. Theo tôi nghỉ Tết 7 ngày là quá lãng phí”.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày là hợp lý, không nên rút ngắn nữa.

“Những người đi làm xa như chúng tôi rất háo hức và mong đợi ngày tết. Vì cái cảm giác nhớ nhà, gia đình, bạn bè và hàng xóm láng giềng. Tết là thời gian sum họp gia đình đầy đủ và hạnh phúc nhất. Vì thế tôi phản đối gộp tết âm cùng với tết dương, cũng như rút ngắn thời gian nghỉ tết đi. Vì chúng ta là người Việt Nam” – bạn đọc Phùng Quốc Hiền chia sẻ ý kiến.

Mời bạn đọc tham gia đóng góp ý kiến cho diễn đàn “Có nên rút ngắn thời gian nghỉ Tết?”. Bài viết, ý kiến xin gửi về địa chỉ mail: toasoan.laodong@gmail.com. Xin trân trọng cảm ơn.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Có nên nghỉ Tết ngắn: Đâu phải đến Tết mới nhậu nhẹt

Đặng Chung |

Ngày đầu tiên trở lại làm việc, cơ quan công sở vẫn còn hương vị ngày Tết. Nhiều người tranh thủ gặp mặt đầu xuân, đi chúc túc nhau. Đa phần vẫn mang không khí vui xuân, chưa trở lại guồng quay của công việc.

Công sở ngày đầu năm: Người dân thưa thớt đến làm việc

HOA LÊ- LONG NGUYỄN |

Theo quy định, ngày 21.2 (tức mùng 6 Tết), tất cả các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bắt đầu trở lại ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Hậu nghỉ tết dài: Gánh nặng cho ai?

LINH ANH |

Hôm nay (21.2, tức mùng 6 Tết âm lịch) là ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày. Đối với nhiều người, đặc biệt là lao động xa quê, đó là khoảng thời gian sum họp bên gia đình, thời gian nghỉ ngơi nhằm̉ tái tạo sức lao động để tiếp tục bước vào một năm làm việc hiệu quả hơn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Có nên nghỉ Tết ngắn: Đâu phải đến Tết mới nhậu nhẹt

Đặng Chung |

Ngày đầu tiên trở lại làm việc, cơ quan công sở vẫn còn hương vị ngày Tết. Nhiều người tranh thủ gặp mặt đầu xuân, đi chúc túc nhau. Đa phần vẫn mang không khí vui xuân, chưa trở lại guồng quay của công việc.

Công sở ngày đầu năm: Người dân thưa thớt đến làm việc

HOA LÊ- LONG NGUYỄN |

Theo quy định, ngày 21.2 (tức mùng 6 Tết), tất cả các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bắt đầu trở lại ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Hậu nghỉ tết dài: Gánh nặng cho ai?

LINH ANH |

Hôm nay (21.2, tức mùng 6 Tết âm lịch) là ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày. Đối với nhiều người, đặc biệt là lao động xa quê, đó là khoảng thời gian sum họp bên gia đình, thời gian nghỉ ngơi nhằm̉ tái tạo sức lao động để tiếp tục bước vào một năm làm việc hiệu quả hơn.