Chi hỗ trợ đợt 3 tại TPHCM: Vì sao chưa thể công nghệ hóa 100%?

Thế Lâm |

Lần đầu tiên việc chi hỗ trợ cho người dân tại TPHCM được ứng dụng công nghệ di động (app). Tuy nhiên, quy trình vẫn phải thực hiện thủ công ở công đoạn cuối bằng cách chi tiền mặt.

Không phải người dân nào cũng có tài khoản ngân hàng

Theo chủ trương của UBND TPHCM, việc chi hỗ trợ đợt 3 cho hơn 7,347 triệu người tại TPHCM thuộc đối tượng được hỗ trợ, sẽ tiến hành triển khai từ ngày 1-15.10, với mỗi suất là 1 triệu đồng. Người dân có thể nhận suất hỗ trợ qua tài khoản ngân hàng (nếu đăng ký với chính quyền) hoặc tiền mặt.

Tuy nhiên trên thực tế, theo thông tin từ buổi họp trực tuyến triển khai hướng dẫn sử dụng app SafeID Delivery (còn gọi là app An Sinh, do Công ty phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM phát triển) cho cán bộ cơ sở trực tiếp trao suất hỗ trợ cho dân, khâu cuối cùng trao suất hỗ trợ sẽ là trao tận tay bằng tiền mặt.

Theo đó, cán bộ trực tiếp đi trao suất hỗ trợ ở cơ sở sẽ thực hiện bấm nút thao tác chi trên app, đồng thời trao suất hỗ trợ bằng tiền mặt và đề nghị người nhận tiền ký nhận vào danh sách in sẵn. Danh sách ký nhận mỗi ngày được chuyển về QTSC tổng hợp và lưu trữ.

Trao đổi về việc vì sao không thể ứng dụng công 100% việc chi suất hỗ trợ, cụ thể là app hóa 100%, một nguồn tin có trách nhiệm cho biết, năng lực công nghệ của app SafeID Delivery hoàn toàn có thể giải quyết được bài toán này, và thậm chí còn có thể triển khai thêm rất nhiều tính năng.

Tuy nhiên, trong 7,347 triệu người dân thuộc đối tượng được hưởng suất hỗ trợ không phải ai cũng có tài khoản ngân hàng hay sử dụng các ứng dụng di động về tài chính, và thậm chí có những người còn không sử dụng điện thoại di động. Chính vì thế, việc chi hỗ trợ khó có thể thực hiện được đồng bộ qua app 100%. Hơn nữa, kinh phí từ tiền ngân sách thành phố cho nên cũng cần có ký nhận theo danh sách để lưu trữ.

Theo một thống kê, hiện tỉ lệ người dân có tài khoản ngân hàng tại Việt Nam chỉ chiếm khoản 30% dân số, tập trung tại khu vực tổ chức nhà nước, người làm công ăn lương tại khối doanh nghiệp, người kinh doanh, buôn bán.

Tính ưu việt của việc app hóa chi hỗ trợ

Được biết, đợt chi hỗ trợ lần 1 và lần 2 trước đây tại TPHCM tiến hành hoàn toàn theo cách truyền thống, quy trình phụ thuộc rất nhiều vào giấy tờ.

Đợt chi hỗ trợ thứ 3 đang xúc tiến được ứng dụng công nghệ diễn trong trong một khoảng thời gian đầy khẩn trương và dựa trên nền tảng công nghệ sẵn có là app An Sinh để hỗ trợ.

Ưu điểm lớn nhất của việc ứng dụng công nghệ trong đợt chi hỗ trợ lần này là cán bộ cơ sở trực tiếp đi thực hiện cuối ngày không phải mất công thống kê rườm rà theo cách truyền thống lâu nay. Thứ hai, sau khi được rà soát, điều chỉnh trước khi tiến hành bấm nút “giao hàng” trên app, dữ liệu đã được chuẩn hóa sát thực tế, sau này không cần phải đối chiếu, rà soát lại. Thứ ba, công tác chi suất hỗ trợ rút ngắn được thời gian rà soát đối tượng, có trường hợp còn được cung cấp cả mã số BHXH.

Về phía lãnh đạo phường xã, thị trấn và quận huyện, với tài khoản sử dụng app được phân cấp quản lý hoàn toàn có thể theo dõi tiến độ chi suất hỗ trợ trên địa bàn theo thời gian thực, số suất đã được trao, tương ứng với số tiền là bao nhiêu với dữ liệu được thể hiện rõ ràng và minh bạch.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Lao động ngừng việc có được nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp?

ANH THƯ |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về đối tượng hưởng hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Cách kiểm tra mức tiền được nhận hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Minh Hương |

Người lao động muốn kiểm tra mức tiền hỗ trợ mà mình được nhận từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ Ứng dụng VssID.

App hóa việc chi hỗ trợ cho dân: Bấm nút trên app, tiền "tươi" trao tay

Thế Lâm |

TPHCM chuẩn bị chi hỗ trợ đợt 3 cho hơn 7,3 triệu người dân. Khác 2 đợt trước, việc chi hỗ trợ hoàn toàn thực hiện bằng thủ công, đợt chi thứ 3 có sự hỗ trợ của ứng dụng công nghệ, nói nôm na là được app hóa.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Lao động ngừng việc có được nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp?

ANH THƯ |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về đối tượng hưởng hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Cách kiểm tra mức tiền được nhận hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Minh Hương |

Người lao động muốn kiểm tra mức tiền hỗ trợ mà mình được nhận từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ Ứng dụng VssID.

App hóa việc chi hỗ trợ cho dân: Bấm nút trên app, tiền "tươi" trao tay

Thế Lâm |

TPHCM chuẩn bị chi hỗ trợ đợt 3 cho hơn 7,3 triệu người dân. Khác 2 đợt trước, việc chi hỗ trợ hoàn toàn thực hiện bằng thủ công, đợt chi thứ 3 có sự hỗ trợ của ứng dụng công nghệ, nói nôm na là được app hóa.