Ông Nguyễn Hải Thanh - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GDĐT):

“Chảy máu chất xám” - vấn đề không chỉ Việt Nam phải đương đầu

đặng chung |

Trước tình trạng đi du học bằng nguồn tiền ngân sách nhưng không trở về quê hương làm việc, ông Nguyễn Hải Thanh (ảnh) - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GDĐT) đã có những chia sẻ với Lao Động về chính sách thu hút nhân tài bằng việc cấp học bổng, đầu tư kinh phí để người tài đi du học hiện nay.

Thưa ông, hiện việc cấp học bổng từ nguồn ngân sách Nhà nước đang được thực hiện theo quy trình và tiêu chí như thế nào?

- Thời gian qua, Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư, thu hút nhân tài. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã được Chính phủ giao thực hiện một số đề án như Đề án 911 (Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020), Đề án 599 (Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2020). Tuy nhiên, các đề án này đều đã dừng tuyển sinh từ năm 2017, 2018. Hiện Bộ Giáo dục còn quản lý số lưu học sinh đang học tại nước ngoài cho đến khi kết thúc khóa học.

Đối với các đề án này, Bộ GDĐT trực tiếp tuyển chọn ứng viên theo các tiêu chí quy định tại các văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện đề án (Đề án 911: Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT; Đề án 599: Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BGDĐT-BTC của Bộ GDĐT, Bộ Tài chính).

Quy trình cấp phát kinh phí cho lưu học sinh được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 5.12.2007 và số 206/2010/TTLT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 144 của Bộ Tài chính, Bộ GDĐT, Bộ Ngoại giao...

Sau khi cấp học bổng, các địa phương, hay đơn vị có người được cử đi học có thực hiện báo cáo không? Chế tài xử lý nếu người được cấp học bổng nhưng không trở về nước làm việc ra sao, thưa ông?

- Đối với lưu  học sinh đi học theo các Đề án do Bộ GDĐT quản lý, việc tiếp nhận lưu học sinh được thực hiện chặt chẽ theo quy định tại Quy chế Quản lý công dân Việt Nam học tập tại nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT; Thông tư số 34/2017/TT-BGDĐT ngày sửa đổi, bổ sung Thông tư 10 của Bộ GDĐT và theo các văn bản quy định hiện hành khác về quản lý, sử dụng công chức, viên chức.

Trong quá trình học tập, kết thúc khóa học, lưu học sinh đều có báo cáo kết quả học tập định kỳ gửi cho Bộ GDĐT và cơ quan công tác theo quy định để được cấp kinh phí. Kết thúc khóa học, lưu học sinh hoàn thiện báo cáo tốt nghiệp cho Bộ GDĐT và bộ sẽ có văn bản trả lưu học sinh về cơ quan công tác.

Trường hợp lưu học sinh vi phạm các quy định của người được hưởng học bổng ngân sách nhà nước sẽ phải bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1.9.2017 của Chính phủ.

Việc những người được cử đi học đã không trở về nước làm việc. Theo ông, vì đâu nên nỗi?

- Xây dựng giải pháp nhằm thu hút nhân tài về làm việc lâu dài cho đất nước cần có sự phối hợp thực hiện các bộ, ngành liên quan. Hiện Chính phủ đã có chỉ đạo và Bộ GDĐT là một trong các thành viên tham gia soạn thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 40/2014/NĐ-CP quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và Nghị định 87/2014/NĐ-CP quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Việc này cũng nhằm thu hút lưu học sinh về nước làm việc, khắc phục tình trạng chảy máu chất xám, đặc biệt lưu học sinh không nhận học bổng từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên cần khẳng định rằng, hiện tượng “chảy máu chất xám” không chỉ là vấn đề nan giải chỉ riêng Việt Nam phải đương đầu. Đây chính là sự di chuyển nguồn lực con người một cách tự nhiên, theo quy luật phân công lao động. Một mặt, sự dịch chuyển của lao động lành nghề là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế. Người Việt có tài ra nước ngoài định cư nhưng cũng có luồng di chuyển ngược lại vào Việt Nam. Nếu nhân tài Việt trở thành “công dân toàn cầu” thì cống hiến của họ mặc nhiên là tài sản chung, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tận dụng được. Ví dụ như thông qua chuyển giao công nghệ, phát minh của họ có thể thúc đẩy tiến bộ chung.

- Xin cảm ơn ông!

đặng chung
TIN LIÊN QUAN

Lộ kẽ hở việc lựa chọn, giám sát, quản lý đối tượng được cử đi học

đăng chung |

Đầu tư để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là chủ trương được Đảng và Nhà nước quan tâm, với mục tiêu thu hút người tài vào làm việc trong cơ quan hành chính. Tuy nhiên có một thực tế, không ít người tài “một đi không trở lại”, dù đã nhận hàng tỉ đồng từ ngân sách để đi du học. “Cực chẳng đã” chính quyền đã phải đi kiện, để yêu cầu người tài trả lại tiền.

Sử dụng ngân sách tiền tỉ du học nhưng không về: Loay hoay xử lý bồi hoàn

nhóm PV |

Học viên đi học theo đề án thì việc không trở về sẽ gây tổn thất cho ngân sách nhà nước hàng tỉ đồng một người nhưng việc bồi hoàn kinh phí đào tạo gần như “bất khả thi” do chính sách, quy định chưa kịp so với thực tế. Bài học về việc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi sau khi kiểm tra xác định có 4 trường hợp du học nước ngoài bằng tiền ngân sách nhà nước nhưng không về làm việc tại tỉnh bị buộc phải hoàn trả gấp đôi chi phí ngân sách đã chi với tổng số tiền hơn 9 tỉ đồng là minh chứng rõ nhất cho vấn đề này.

Đưa "người tài" du học là kiểu đầu tư tràn lan, không quan tâm thu hồi vốn

Đặng Chung |

4 con lãnh đạo của tỉnh Quảng Ngãi đi du học bằng ngân sách, nhưng sau khi tốt nghiệp lại không về như cam kết và bị yêu cầu trả lại tiền. Từ câu chuyện này, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền – đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia) chỉ ra những bất cập trong chính sách cấp học bổng, đưa cán bộ đi du học nước ngoài hiện nay và lý do “người tài chưa muốn trở về cống hiến".

Phù điêu nữ thần Núi Cấm của người Champa

Nguyễn Thiện Nhân |

Cùng với Quảng Nam, Bình Định là vùng đất đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Champa ở miền Trung Việt Nam. Vương quốc này đã để lại một khối di sản văn hóa Champa đồ sộ, gồm 11 hiện vật có niên đại gần 1.000 năm của tỉnh Bình Định đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó, phù điêu nữ thần Núi Cấm là tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Champa, được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 4 vào năm 2015.

Huỳnh Như: 6 tháng tại Lank FC vẫn chưa thực sự thành công

ĐÌNH THẢO |

Tiền đạo Huỳnh Như cho biết 6 tháng đầu quân cho Lank FC tại tại Bồ Đào Nha là trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên chân sút số 1 của tuyển Việt Nam tự nhận cô vẫn chưa thật sự thành công.

Tạm giữ Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng

Đại An |

Hải Phòng - Đêm ngày 18.2, rạng sáng ngày 19.2, lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện lệnh tạm giữ đối với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (SN 1958) – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng để điều tra mở rộng vụ án "Trốn thuế, Mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước" xảy ra tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Vân Trang |

Thiếu trang thiết bị và đội ngũ giáo viên; học sinh lựa chọn tổ hợp môn lớp 10 theo cảm tính,... là những vấn đề các trường phổ thông đang phải đối mặt trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tăng giá điện phải minh bạch

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng, việc tăng giá điện là xu thế chung, song nếu tăng giá để "giải cứu" EVN sẽ không thuyết phục bởi con số và nguyên nhân lỗ, lãi chưa tường minh, cần có đơn vị kiểm toán độc lập xác định các chi phí đầu vào, đầu ra.

Lộ kẽ hở việc lựa chọn, giám sát, quản lý đối tượng được cử đi học

đăng chung |

Đầu tư để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là chủ trương được Đảng và Nhà nước quan tâm, với mục tiêu thu hút người tài vào làm việc trong cơ quan hành chính. Tuy nhiên có một thực tế, không ít người tài “một đi không trở lại”, dù đã nhận hàng tỉ đồng từ ngân sách để đi du học. “Cực chẳng đã” chính quyền đã phải đi kiện, để yêu cầu người tài trả lại tiền.

Sử dụng ngân sách tiền tỉ du học nhưng không về: Loay hoay xử lý bồi hoàn

nhóm PV |

Học viên đi học theo đề án thì việc không trở về sẽ gây tổn thất cho ngân sách nhà nước hàng tỉ đồng một người nhưng việc bồi hoàn kinh phí đào tạo gần như “bất khả thi” do chính sách, quy định chưa kịp so với thực tế. Bài học về việc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi sau khi kiểm tra xác định có 4 trường hợp du học nước ngoài bằng tiền ngân sách nhà nước nhưng không về làm việc tại tỉnh bị buộc phải hoàn trả gấp đôi chi phí ngân sách đã chi với tổng số tiền hơn 9 tỉ đồng là minh chứng rõ nhất cho vấn đề này.

Đưa "người tài" du học là kiểu đầu tư tràn lan, không quan tâm thu hồi vốn

Đặng Chung |

4 con lãnh đạo của tỉnh Quảng Ngãi đi du học bằng ngân sách, nhưng sau khi tốt nghiệp lại không về như cam kết và bị yêu cầu trả lại tiền. Từ câu chuyện này, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền – đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia) chỉ ra những bất cập trong chính sách cấp học bổng, đưa cán bộ đi du học nước ngoài hiện nay và lý do “người tài chưa muốn trở về cống hiến".